Phân tích tình hình dư nợ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang (Trang 64 - 65)

3.3.3 .Lợi nhuận

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN

4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ

Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Dư nợ cho biết tình hình cho vay, thu nợ như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời cho biết số nợ mà ngân hàng còn phải thu từ khách hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào. Vì lẽ đó mà dư nợ ln là chỉ tiêu được ngân hàng quan tâm hàng đầu.

Mặc dù chịu ảnh hưởng của biến động lãi suất, lãi suất tăng cao trong 2 năm 2010 và 2011 nhưng dư nợ của ngân hàng vẫn có xu hướng tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao nhất vào năm 2011. Cụ thể năm 2010, dư nợ

là 491.385 triệu đồng, tăng 8,25% so với năm 2009, sang năm 2011, dư nợ tăng 17,32% tương đương tăng 85.088 triệu đồng so với năm 2010. Tính đến 6 tháng đầu năm 2012, dư nợ tiếp tục tăng đạt mức 601.816 triệu đồng, tăng 13,84 % so với cùng kỳ năm 2011. Mức dư nợ tăng đã cho thấy Ngân hàng kinh doanh có kết quả tốt, ngày càng tạo được niềm tin trong lịng khách hàng. Ngân hàng ln mở rộng hoạt động tín dụng, tăng dư nợ để thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên bên cạnh xem xét dư nợ của một ngân hàng, ta cần chú ý đến rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu với mức dư nợ đó. Dư nợ càng cao, rủi ro càng cao, nếu mức rủi ro đó nằm trong khoảng có thể chấp nhận được thì dư nợ của ngân hàng vẫn tốt. Do đó, Ngân hàng phải theo dõi, xem xét, kiểm tra cẩn thận trước khi quyết định tăng trưởng dư nợ để hoạt động hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đông á chi nhánh an giang (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)