Những khó khăn khi ngư dân tham gia khai thác thủy sản trên biển là rất nhiều, mặc dù Nhà nước đã có những phương án để giảm thiểu những khó khăn đó, song những tồn tại và thách thức mới hiện nay vẫn đang tiếp tục diễn ra, đòi hỏi Nhà nước cần có những biện pháp để xóa bỏ và đương đầu với chúng.
- Ngư dân Việt Nam hiện nay đa số vẫn cịn nghèo khó, trình độ dân trí vẫn cịn thấp nên với họ, khai thác thủy hải sản chủ yếu vẫn theo phương thức tự do và tận thu. Ở nhiều địa phương, một bộ phận không nhỏ ngư dân sử dụng các cơng cụ khai thác mang tính hủy diệt như dùng chất nổ, xung điện, chất có độc tố…khiến nguồn lợi thủy sản bị cạn kiệt dần vì khơng có khả năng tái tạo, môi trường sinh thái biển cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, không chỉ gây thiệt hại về khai thác thủy sản ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của ngư dân mà cịn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của họ. Tuy biết rõ những nguy hại của các cơng cụ đó nhưng nhiều ngư dân vẫn cố tình vi phạm dù các cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp để xử lý.
- Những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản của nước ta có những bước phát triển đáng kể. Từ nuôi trồng thủy sản nước ngọt, người dân bắt đầu sử dụng mặt nước biển để làm những bè nuôi trồng hải sản trên biển. Tại đây, lượng chất thải ngày càng nhiều từ thức ăn thừa trong quá trình ni trồng đã gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho những vùng xung quanh khu vực nuôi trồng hải sản của người dân, đặc biệt là đối với vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái biển, ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của những ngư dân thường đánh bắt ở khu vực này.
68
- Sự xung đột về không gian trên biển giữa hoạt động khai thác thủy sản với các ngành kinh tế biển khác như du lịch, dầu khí… Hiện nay, đây là một vấn đề đặt ra cần Nhà nước có những biện pháp quy hoạch về khu vực hoạt động để các ngành kinh tế biển của ta cùng tồn tại và phát triển. Không chỉ xung đột với các ngành khác, ngay trong chính ngành thủy sản cũng có những xung đột về khơng gian trên biển. Đó là sự xung đột giữa các nghề khai thác với nhau hay giữa khai thác và nuôi trồng hải sản.
- Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu khơng chỉ ảnh hưởng tới hoạt động khai thác thủy sản mà còn ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề hoạt động khác. Sự thay đổi của khí hậu tác động đến hệ sinh thái biển, làm biến động nguồn lợi sinh vật biển, ngồi ra cịn tác động đến cơ sở hạ tầng, ngư cụ, tàu thuyền phục vụ cho hoạt động khai thác, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng ngư dân ven biển nước ta.
- Tình trạng tàu cá nước ngoài xâm phạm và đánh bắt cá phi pháp trên vùng biển Việt Nam đã có từ lâu nhưng cho đến hiện nay vẫn tiếp tục diễn ra, bên cạnh đó, cịn xuất hiện ngày càng nhiều các lực lượng vũ trang nước ngoài bắn tàu cá của ngư dân Việt Nam trên biển cho thấy sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới trên biển vẫn chưa được chặt chẽ, hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát của các lực lượng hải quân, bộ đội biên phòng, cảnh sát biển và một số ngành chức năng khác chưa cao. Bảo tồn các đàn cá di cư giữa các vùng biển của các quốc gia có chung đường biên giới trên biển cũng như bảo vệ môi trường sinh thái biển nói chung trong khu vực cũng là một vấn đề quan trọng cần đặt ra trong sự hợp tác giữa các quốc gia với nhau.
- Một trong những yêu cầu mà Công ước Luật biển 1982 đưa ra mà kể từ khi ký Công ước cho đến nay Việt Nam vẫn chưa thực hiện được đó là đánh giá tổng khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được và xác định khả năng khai thác, để từ đó xác định lượng cá dư thừa và cho phép nước ngồi tiếp cận lượng cá dư đó. Ngun nhân chính của vấn đề này là Việt
69
Nam còn thiếu kinh nghiệm, kỹ thuật tài chính và nguồn nhân lực vì để đưa ra được các con số này cần phải dựa trên những cơ sở khoa học địi hỏi sự chính xác cao.
- Ngồi ra, cịn một số các yêu cầu khác được đặt ra trong Công ước Luật biển 1982 mà Việt Nam vẫn chưa làm tốt như bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh vật trong vùng biển của mình, chưa chú trọng đến vấn đề hợp tác với các quốc gia khác để quản lý và bảo vệ các đàn cá di cư xa hay các đàn cá trong các khu vực tiếp liền…
- Trình độ học vấn của ngư dân Việt Nam hiện nay còn thấp, tỷ lệ mù chữ cao. Họ chủ yếu ra biển đánh bắt với kiểu truyền thống “cha truyền con nối” nên ít và thiếu các điều kiện tiếp cận các nguồn thơng tin. Do đó, nhận thức của họ đối với việc bảo vệ nguồn lợi sinh vật biển và mơi trường sinh thái biển vẫn cịn hạn chế rất nhiều.
- Hệ thống pháp luật về thủy sản vẫn cịn nhiều bất cập. Chưa có một sự thống nhất giữa các văn bản này vì có q nhiều các văn bản dưới luật quy định chồng chéo nhau. Giữa các văn bản và các chính sách, chương trình đề ra cịn thiếu tính đồng bộ cao. Các chương trình Nhà nước đề ra đối với các hoạt động này quá dài, ít nhất thường là 5 năm và dài nhất thường là 20 năm, trong khi đó, các biến động của hình thái kinh tế xã hội thường rất nhanh, không phù hợp với tình hình phát triển của xã hội.
- Mặc dù Việt Nam ta đã ban hành được nhiều văn bản pháp luật về các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhưng thiếu các biện pháp để thực hiện các chế tài xử lý vi phạm, khơng đủ điều kiện để kiểm sốt hết các hành vi của các cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động này, do đó, các chính sách, văn bản pháp luật của ta vẫn chưa thực sự trở thành công cụ đắc lực để điều chỉnh mọi hoạt động, các quy định của pháp luật vẫn mang tính nguyên tắc là chính.
- Tháng 8-2007, Bộ thủy sản chấm dứt hoạt động, các hoạt động chức năng của Bộ này phân về cho Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn với Bộ tài nguyên và môi trường. Hiện nay, thủy sản khơng có một
70
Bộ ban ngành, cơ quan chính thức quản lý tất cả các hoạt động của ngành này.
Trong những năm qua, ngành thủy sản nước ta đã có nhiều chính sách và nỗ lực để phát triển các đội tàu xa bờ, khuyến khích ngư dân ra khơi xa đánh bắt hải sản. Tuy chủ trương đẩy mạnh đánh bắt xa bờ của Nhà nước ta là đúng đắn nhưng hiệu quả khai thác xa bờ cho đến nay vẫn cịn hạn chế. Mơ hình tổ chức thiếu sự đồng bộ, thiếu vốn, thiếu sự hiểu biết về ngư trường… khiến cho quá trình triển khai chính sách về đánh bắt xa bờ gặp nhiều rủi ro. Ngồi ra, chi phí đặc biệt là giá xăng dầu tăng cao, kỹ thuật đánh bắt và kinh nghiệm cịn yếu kém, thiếu thơng tin về nguồn lợi, ngư trường, trang thiết bị còn lạc hậu… là những khó khăn mà các đội tàu đánh bắt xa bờ đang phải đối mặt. Hiện nay, các đề án thí điểm tàu vỏ thép và đề án dự báo ngư trường khai thác đã được tiến hành, hy vọng sẽ mang lại những đổi mới cho hoạt động khai thác xa bờ của nước ta. Tuy nhiên, tàu vỏ thép vẫn chỉ mới là thí điểm, con số tàu làm ra quá thấp để thay thế hết số tàu vỏ gỗ có hiện nay. Thêm nữa, cơng tác dự báo ngư trường đã có từ lâu nhưng chưa đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn, hy vọng với đề án mới ra đời sẽ có nhiều kết quả cao hơn.
Đối mặt với nhiều tồn tại và thách thức, trong thời gian qua, ngành thủy sản Việt Nam, chính quyền các cấp cùng các nhà nghiên cứu khoa học đã có nhiều nỗ lực rất lớn để đưa ra nhiều phương án, giải pháp nhưng vẫn cịn đó rất nhiều bất cập chưa giải quyết triệt để. Thời gian sắp tới sẽ còn nhiều những thách thức mà Nhà nước cùng ngư dân cần phải cùng nhau bắt tay hợp tác giải quyết để vượt qua và đẩy lùi khó khăn để đưa ngành thủy sản Việt Nam, trong đó có hoạt động khai thác thủy sản xứng đáng là một ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế biển nói riêng. Bên cạnh đó, ln đi đơi song hành đó là bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật biển phong phú của Việt Nam không bị cạn kiệt, đảm bảo sự phát triển bền vững cho thế hệ mai sau.