Nội dung quyền đánh cá trên vùng biển quốc tế

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 49 - 52)

2.2 Quyền đánh cá trên vùng biển quốc tế

2.2.2 Nội dung quyền đánh cá trên vùng biển quốc tế

Biển chiếm 71% diện tích bề mặt Trái đất. Biển được sử dụng để phát triển hàng hải, là nơi tàu thuyền các quốc gia giao thương bn bán, biển cịn là nơi dự trữ các nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lồ để đảm bảo sự sống và sự phát triển của con người. Biển không chỉ cung cấp nguồn tài nguyên sinh vật thủy hải sản mà cịn có các nguồn tài nguyên khác có trữ lượng cao gấp nhiều lần so với trên đất liền.

Nguyên tắc chính bao trùm tồn bộ chế độ pháp lý của vùng biển quốc tế là nguyên tắc tự do biển cả - một nguyên tắc đã có từ lâu đời.

Theo Điều 2 Công ước Geneva về biển cả, nguyên tắc tự do biển cả được thể hiện qua 4 quyền tự do: tự do hàng hải, tự do đánh bắt hải sản, tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, tự do hàng không42.

Xuất phát từ nhu cầu phát triển của con người cùng với sự tiến bộ ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, Công ước Luật biển 1982 quy định thêm 2 quyền tự do trên biển cả ngồi 4 quyền tự do đã nêu trên đó là tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác, tự do nghiên cứu khoa học.

Khoản 1 Điều 87 Công ước Luật biển 1982 quy định:

“ Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù là những quốc gia có biển hay khơng có biển. Trong vùng biển này, tất cả các quốc gia đều được hưởng các quyền tự do, như:

a. Tự do hàng hải; b. Tự do hàng không;

c. Tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm;

41 Xem thêm Điều 89, 90, 91 Công ước Luật biển 1982.

42

44

d. Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép; e. Tự do đánh bắt hải sản;

f. Tự do nghiên cứu khoa học…”

Tuy Công ước Luật biển 1982 vẫn duy trì nguyên tắc tự do biển cả trên vùng biển quốc tế nhưng quyền tự do của các quốc gia khơng hồn tồn “tự do” như trước đây. Trong 6 quyền tự do vừa nêu, chỉ có tự do hàng hải và tự do hàng không là 2 quyền khơng bị hạn chế, cịn các quyền tự do cịn lại bị hạn chế phần nào đó. Đây là giải pháp để trung hòa hai luồng quan điểm trái ngược nhau giữa các quốc gia ven biển và các cường quốc trên biển43.

Quyền tự do đánh bắt hải sản là 1 trong 6 quyền tự do trên biển cả, được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các quy định về bảo tồn sinh vật biển.

Quyền tự do đánh bắt hải sản được quy định trong Công ước Luật biển 1982 là sự kế thừa và tiếp nối truyền thống nguyên tắc tự do biển cả trong các học thuyết xưa, đặc biệt phải kể đến quyền tự do đánh cá xuất phát từ học thuyết tự do biển cả của Hugo Grotius đã tìm hiểu ở chương I.

Sự tách khỏi biển cả của “Vùng” ngoài việc chứng tỏ sự phát triển của Luật biển quốc tế hiện đại còn phản ánh một sự thay đổi quan trọng trong tư duy và nhận thức của cộng đồng quốc tế đối với việc sử dụng và khai thác biển cả, đó là biển cả không phải là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô tận nên biển cả cần được sự quan tâm bảo tồn và phát triển của con người trong quá trình khai thác, sử dụng vì những mục đích khác nhau44.

Trước đây, có thể nói quyền tự do đánh bắt tài nguyên cá và sinh vật biển là là quyền tự do khơng có sự hạn chế, mặc dù cũng có những hạn chế nhất định nhưng đó là những hạn chế khơng đáng kể như tác giả đã tìm hiểu ở chương 1. Vì vậy, đánh bắt như thế nào, ra sao là tùy theo khả năng của con người, vào bất kì thời gian nào mà họ muốn và với bất kì phương tiện đánh bắt nào mà họ cho là tiện lợi, hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, khi mà trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến và hiện đại thì việc cho ra đời và sử dụng các phương tiện cũng như công cụ đánh bắt ngày càng nhiều và tiến bộ hơn về mặt kỹ thuật cho nên hiệu quả đánh bắt hải sản ngày càng tăng cao. Cùng với đó là sự phá hoại của những người tham gia đánh bắt đã làm kiệt quệ

43 Xem Phạm Giảng, chú thích số 20, tr.120.

44

45

nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nhiều khu vực trên biển cả. Đây cũng chính là ngun nhân khiến Cơng ước Luật biển 1982 khi ra đời mặc dù vẫn duy trì nguyên tắc tự do biển cả nhưng kèm theo đó là những hạn chế nhất định mà mục đích chính là duy trì nguồn tài nguyên sinh vật ở biển cả không bị cạn kiệt.

Có thể nói, nguyên tắc tự do đánh cá dù không được thừa nhận trực tiếp trong khu vực đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển như tại vùng biển quốc tê nhưng trên thực tế, quyền tự do đánh cá này vẫn tồn tại với nhiều mức độ khác nhau ở các quốc gia có trình độ phát triển chênh lệch nhau. Hiện nay, đa số các quốc gia có biển trên thế giới khơng có đủ điều kiện để quản lý tồn bộ tài nguyên cá cũng như những hoạt động đánh bắt diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Do đó, cơng dân của các quốc gia ven biển vẫn tiếp tục tự do khai thác nguồn tài nguyên cá thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia họ như trước đây khi mà chưa có Cơng ước Luật biển 1982. Mặc dù Chính phủ của các quốc gia ven biển biết điều này xảy ra nhưng với điều kiện tài chính hạn hẹp, thiếu nhân lực và phương tiện kỹ thuật hạn chế, họ vẫn khơng thể xóa bỏ tình trạng này được mà chỉ có thể làm giảm bớt đi phần nào đó mà thơi.

Khi Cơng ước Luật biển 1982 xuất hiện cùng với vùng đặc quyền kinh tế mà quyền chủ quyền về tài nguyên sinh vật thuộc về quốc gia ven biển đã chấm dứt quyền tự do đánh bắt hải sản ở vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng đặc quyền kinh tế hiện nay nằm xung quanh các vùng ven biển của các quốc gia và các đảo được phân bổ khắp các biển và đại dương, chiếm 40% diện tích biển và là khu vực giàu hải sản nhất, chiếm 90% tổng số lượng đánh bắt của thế giới.

Từ khi vùng đặc quyền kinh tế tồn tại, quyền tự do đánh bắt hải sản không được áp dụng nhiều trong việc khai thác phần lớn các nguồn tài nguyên sinh vật biển ở các khu vực biển trên thế giới vì nay đã thuộc về quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển. Do đó, trên các các vùng biển có số lượng hải sản giàu có và phong phú về chất lượng thì ngun tắc tự do đánh bắt hải sản khơng cịn hiệu lực, còn ở các khu vực khác nơi mà nguyên tắc này có hiệu lực thì lại khơng chứa đựng các nguồn hải sản lớn. Như vậy, nguyên tắc tự do đánh bắt hải sản trên thực tế khơng cịn ý nghĩa nhiều.

46

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)