Khu vực đánh cá của ngư dân Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 60 - 63)

3.1 Quyền đánh cá của ngƣ dân Việt Nam

3.1.2 Khu vực đánh cá của ngư dân Việt Nam

Tuyên bố của Chính phủ Việt Nam ngày 12 – 5 – 1977 đã xác định các vùng biển của Việt Nam bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Tuy nhiên, đây là các vùng biển được xác định chung, để tiện cho việc chỉ đạo và quản lý, các Bộ ban ngành có liên quan đến việc quản lý và khai thác biển đã có sự phân chia ra các vùng biển khác nhau. Vì mỗi ngành có một mục đích khác nhau nên sự phân chia này cũng không giống nhau.

Bộ Thủy sản (chấm dứt hoạt động từ tháng 8 – 2007) và hiện nay được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục quản lý hoạt động trong các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy hải sản, đã phân chia vùng biển Việt Nam theo hai hướng để đánh giá trữ lượng và tổ chức, quản lý khai thác hải sản:

Phân chia theo chiều dọc: gồm năm vùng là vùng biển vịnh Bắc Bộ, vùng biển miền Trung, vùng Biển Đông Nam Bộ, vùng biển Tây Nam Bộ và vùng biển khơi.

Phân chia theo chiều ngang: gồm hai vùng là vùng lộng và vùng khơi.48

Hiện nay, dưới sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Nghị định 33/2010/NĐ-CP đã ra đời và có một sự phân chia vùng biển Việt Nam thành các vùng khai thác thủy sản nhằm mục tiêu phân bố hợp lý năng lực khai thác, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển.

Khoản 1 Điều 4 Nghị định 33/2010/NĐ-CP quy định như sau:

“Vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng khai thác thủy sản theo thứ tự:

a) Vùng biển ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển tại bờ biển và tuyến bờ;

48

55

b) Vùng lộng: là vùng biển được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;

c) Vùng khơi: là vùng biển được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.”

Có thể thấy, sự phân chia vùng biển theo chiều dọc là dựa trên tiêu chí địa lý, tiêu chí này thường được các Bộ ban ngành áp dụng để định hình một số khu vực nhất định, sự phân chia này mang tính chất khá tự nhiên và đã tồn tại từ lâu. Tuy nhiên, vì tính chất riêng biệt của hoạt động khai thác và quản lý nguồn lợi thủy sản mà các ngành khác khơng có, vùng biển Việt Nam lại tiếp tục được phân chia theo chiều ngang, sự phân chia vùng biển Việt Nam thành các vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi giúp xác định ngư trường khai thác cho ngư dân. Ngồi ra, vùng biển Việt Nam có diện tích gấp ba lần so với diện tích đất liền, việc quản lý sẽ là vơ cùng khó khăn nếu khơng có sự phân chia thành các vùng theo chiều dọc. Cả hai hướng phân chia này sẽ được kết hợp với nhau trong việc phân chia vùng biển Việt Nam trong hoạt động quản lý và khai thác nguồn lợi thủy sản vì đây là một hoạt động đặc thù, không chỉ xác định ngư trường để khai thác, sự phân chia cũng là sự quy hoạch phát triển giữa các vùng trong cả nước đồng thời với việc phân chia giữa các khu vực để quản lý nhằm mục tiêu bảo tồn đối với nguồn tài nguyên sinh vật của nước ta.

Ngoài khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam, các tổ chức, cá nhân Việt Nam cịn được phép khai thác ngồi vùng biển Việt Nam bao gồm vùng biển cả hoặc vùng biển của quốc gia, vùng lãnh thổ khác nếu đáp ứng đủ các điều kiện do các quy định của pháp luật đưa ra.

Sau khi Công ước Luật biển 1982 ra đời, sự chồng lấn giữa vùng biển Việt Nam và vùng biển của các nước láng giềng là một vấn đề khó tranh khỏi dẫn đến những tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, là một thành viên của Công ước Luật biển 1982, Việt Nam luôn nhận thức được trong việc sử dụng biển và đối với những tranh chấp trên biển, phương thức được áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia với nhau, đối với Việt Nam chủ yếu là phân định vùng biển với các nước láng giềng đó là sử dụng các biện pháp hịa bình theo luật quốc tế. Trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam và một số nước láng giềng như Campuchia, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc… đã có những bước đầu giải quyết một số tranh chấp, tạo điều kiện cho ngư dân mỗi nước có thể đánh bắt cá

56

trong những vùng khai thác chung góp phần thiết lập mối quan hệ hữu nghị giữa các nước láng giềng với nhau và đưa nền kinh tế của mỗi quốc gia thêm phát triển. Các vùng khai thác chung mà ngư dân Việt Nam được quyền đánh bắt cá bao gồm:

- Vùng nước lịch sử chung Việt Nam – Campuchia;

- Vùng khai thác chung Việt Nam – Malaysia, Việt Nam – Malaysia – Thái Lan;

- Ngoài ra, Hiệp định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vịnh Bắc Bộ đã có sự phân định các vùng đánh bắt chung, vùng quá độ và vùng đệm cho tàu cá nhỏ.49

Ở một số khu vực đang tranh chấp ngoài các vùng đã xác lập được vùng đánh cá chung ở trên, đặc biệt là ở nhiều khu vực tranh chấp trên Biển Đông hiện tại vẫn chưa có kết quả, ngư dân Việt Nam khơng được tham gia đánh bắt hải sản trên đó vì sẽ có nhiều trường hợp bất lợi xảy ra. Ngoài ra, ở một số nơi mà ngư dân Việt Nam vẫn thường đánh bắt hiện nay xuất hiện tình trạng tàu cá Việt Nam bị nước ngồi bắt giữ.

Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên mạng Internet lan truyền các tin tức về việc Trung Quốc ra lệnh cấm đánh cá mà trong đó có một số khu vực thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. Đồng thời với việc đó, Trung Quốc cịn có các hành vi bắt giữ tàu cá của ngư dân Việt Nam ngay trong vùng đặc quyền kinh tế đã xác lập của Việt Nam. Có thể thấy, Trung Quốc đang biến các khu vực khơng có tranh chấp thành khu vực tranh chấp. Chính phủ Việt Nam đang tiến hành đàm phán để có thể chấm dứt tình trạng trên, đảm bảo cho ngư dân an tâm ra biển đánh bắt hải sản. Đây là vấn đề nhạy cảm liên quan đến chủ quyền lãnh thổ giữa hai nước, mang tính chính trị cao nên tác giả khơng đi sâu vào phân tích và bình luận thêm.

Ngoài ra, sự cho phép tham gia khai thác cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia cùng với nhiều điều kiện đặt ra đang mở ra cho ngư dân Việt Nam nhiều cơ hội mới và kèm theo đó là những thách thức khi lần đầu tiên được phép đánh bắt trong vùng biển của quốc gia khác.

Như vậy, ngư dân Việt Nam chỉ được phép đánh bắt cá trên các vùng biển Việt Nam và các vùng khai thác chung được xác định theo Hiệp định thỏa thuận giữa Việt Nam và

49

57

các nước láng giềng. Ngồi ra, ngư dân Việt Nam cịn được quyền đánh bắt cá trên vùng biển quốc tế.

Có thể thấy, Việt Nam không hề giới hạn khu vực đánh bắt cá của ngư dân nước mình. Tuy nhiên, vì nhiều hồn cảnh khách quan nên việc khai thác của ngư dân ngoài vùng biển Việt Nam và những vùng đang tranh chấp cịn gặp nhiều khó khăn và cản trở.

Chế độ pháp lý của các vùng biển Việt Nam từ những văn bản quy phạm cũ tức là trong các Tuyên bố của Chính phủ về các vùng biển năm 1977 và Tuyên bố về đường cơ sở năm 1982 đã được nâng lên thành luật, gần đây nhất, Luật biển Việt Nam 2012 sắp có hiệu lực một lần nữa tái khẳng định ranh giới các vùng biển mà Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán. Khoản 1 Điều 3 Luật biển Việt Nam 2012 quy định:

“Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.”

Việc xác định rõ ranh giới các vùng biển của Việt Nam, đặc biệt là vùng đặc quyền kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng. Điều 15 Luật biển Việt Nam 2012 xác định rõ: “Vùng

đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở”. Bên cạnh đó, tại

Điều 16 của Luật này cũng quy định rõ ràng chế độ pháp lý trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Có thể thấy, bảo vệ chủ quyền các vùng biển của quốc gia đặc biệt là vùng đặc quyền kinh tế chính là chúng ta đang bảo vệ quyền đánh cá của ngư dân Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)