2.2 Quyền đánh cá trên vùng biển quốc tế
2.2.1 Cách xác định vùng biển quốc tế
Biển cả còn nhiều tên gọi khác như là Biển quốc tế, Công hải, Biển mở hay Biển tự do, là vùng biển nằm ngoài các vùng biển thuộc quyền tài phán của các quốc gia. Thuật ngữ “biển cả” chỉ áp dụng với cột nước bên trên đáy và lòng đất đáy đại dương.
Ngay từ thời xa xưa trước cả khi Công ước Geneva về biển cả 1958 ra đời, trong luật quốc tế truyền thống, về cơ bản, biển được chia làm hai vùng: lãnh hải thuộc chủ quyền quốc gia với chiều rộng rất hạn chế chỉ có 3 hải lý, và phần cịn lại rộng mênh mơng toàn bộ là biển cả với quyền tự do biển cả mà chủ yếu là dành cho các nước phát triển có khả năng về đánh bắt tầm xa. Tuy nhiên, khi Hội nghị Luật biển lần thứ ba diễn ra, cùng với xu hướng mở rộng lãnh hải của nhiều quốc gia ven biển từ trước đó, việc thảo luận và đi đến quyết định thiết lập khu vực đặc quyền kinh tế có kết quả thì hệ quả của nó là vùng biển quốc tế bị thu hẹp và đẩy lùi ra xa bờ biển của các quốc gia.
Cơng ước Geneva về biển cả 1958 (có hiệu lực ngày 30-9-1962 với 59 quốc gia là thành viên) là một trong những kết quả mà Hội nghị Luật biển lần thứ nhất đạt được. “Công ước đã đưa ra cơ sở xác lập biển cả là khoảng khơng gian nằm ngồi đường ranh giới phía ngồi của lãnh hải, được dành cho tất cả các dân tộc sử dụng chung dựa trên ngun tắc bình đẳng, khơng phân biệt đối xử và không một quốc gia nào được quyền mở rộng chủ quyền của mình trên khu vực biển cả”40.
Hiện nay, trong Cơng ước Luật biển 1982 thì khái niệm chính thức biển cả vẫn chưa được đưa ra, tuy nhiên Điều 86 Công ước Luật biển 1982 đã xác định phạm vi áp dụng cho vùng biển quốc tế đó là “tất cả những vùng biển khơng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế, lãnh hải hay nội thủy của một quốc gia cũng như không nằm trong vùng nước quần đảo”.
Ngoài việc ranh giới của biển cả bị thu hẹp do sự mở rộng các vùng biển thuộc quốc gia ven biển, việc phát hiện nhiều tài ngun khống sản nằm dưới lịng đáy biển và đại dương càng làm cho phạm vi của vùng biển này thu hẹp nhiều hơn nữa. Theo đó, biển cả hiện nay chỉ bao gồm phần nước nằm bên trên đáy biển và đại dương. Phần đáy biển và lòng đất dưới đáy biển cả trở thành “Vùng” - “di sản chung của loài người” đã được
40
43
tách ra thành phạm trù pháp lý riêng và khơng hề có trong khái niệm biển cả truyền thống hay Công ước Geneva về biển cả 1958 quy định.
Biển cả là phần lãnh thổ chung của cộng đồng. Do đó, khơng một quốc gia nào có quyền chủ quyền một cách riêng biệt trên vùng biển này, quốc gia có biển hay khơng có biển đều có quyền như nhau. Trong vùng biển quốc tế, chỉ có quyền tài phán của mỗi quốc gia đối với tàu thuyền và các phương tiện khác của mình41.