Sự ra đời của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 27)

1.3 Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và sự phát triển của

1.3.1 Sự ra đời của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982

Qua hai Hội nghị quốc tế về Luật biển đã được tổ chức, tuy đã có những tác động và ảnh hưởng nhất định đối với thực tiễn các quốc gia nhưng lại không mang lại một trật tự pháp lý thực sự trên biển như mong đợi.

Trong những năm 70 của thế kỷ XX, có hai nhân tố chính xuất hiện ảnh hưởng đến sự phát triển của luật biển20. Nhân tố đầu tiên chính là sự xuất hiện của nhiều quốc gia mới

giành được độc lập và các quốc gia đang phát triển cùng với việc đòi thay đổi trật tự

18 Xem thêm TS.Nguyễn Hồng Thao, chú thích số 8, tr.26-27.

19 Phạm Giảng, “Luật biển”, Nhà xuất bản pháp lý (1983), tr.92.

20

20

pháp lý cũ trên biển chủ yếu được phục vụ cho các cường quốc lớn từ xưa. Nhân tố thứ hai phải nói đến đó là sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Những nguồn tài nguyên mới được phát hiện trên biển và dưới đáy biển, tuy nhiên quyền khai thác lại chủ yếu thuộc về các quốc gia phát triển và khơng hề có một sự quản lý nào. Ngồi ra, cịn một nhân tố rất quan trọng đó là nhân tố về an ninh quốc phịng trên biển. Từ lâu, những cuộc chiến giành quyền lực trên biển đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên hay trong việc sử dụng lực lượng vũ trang quân sự trên biển để đi xâm lược của các quốc gia phát triển đã là một vấn đề được nhiều quốc gia quan tâm. Chính vì vậy, thiết lập một trật tự pháp lý mới trên biển là một vấn đề quan trọng và cấp bách ngay trong giai đoạn này.

Do đó, Hội nghị Luật biển lần thứ ba tiếp tục được tiến hành với 11 cuộc họp từ tháng 12 năm 1973 đến tháng 12 năm 1982. Các đoàn đại biểu tham dự Hội nghị bao gồm hầu hết đại diện của các quốc gia có biển hoặc khơng có biển, các phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi được Liên Hợp Quốc thừa nhận, các tổ chức quốc tế khác nhau.

Các vấn đề trọn gói về luật biển được giải quyết tại Hội nghị bao gồm: thiết lập thống nhất về chiều rộng lãnh hải là 12 hải lý; đảm bảo sự qua lại tự do cho các tàu bè trên các eo biển trong hàng hải quốc tế và có chiều rộng lãnh hải là 12 hải lý; giải quyết các vấn đề đánh bắt cá; thiết lập vùng đặc quyền kinh tế với chiều rộng là 200 hải lý; bảo đảm tự do hàng hải và nghiên cứu khoa học biển ở vùng biển cả ; xác định biên giới ngoài và chế độ thềm lục địa; thiết lập quy chế đáy biển ngoài thềm lục địa và thành lập tổ chức quốc tế về các tài nguyên ở đáy biển này; thông qua các quy phạm nhằm ngăn ngừa sự ô nhiễm biển…21

Sau năm năm trù bị (1967-1972), chín năm đàm phán gay go (1973-1982) và 11 cuộc họp, dự thảo Công ước đã được thông qua với 130 phiếu ủng hộ, 4 phiếu chống và 17 phiếu trắng. Cuối cùng, vào ngày 10 tháng 12 năm 1982 tại thành phố Montegobay của Giamaica, 117 đại diện của các quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm cả Việt Nam, Hội đồng của Liên hợp quốc đã ký Công ước mới của Liên hợp quốc về Luật biển.

Với 320 điều khoản, 17 phần và 9 phụ lục, Công ước Luật biển 1982 thực sự là một “bản hiến pháp mới về biển của cộng đồng quốc tế”. Luật biển quốc tế hiện đại với đỉnh

21

21

cao là sự ra đời của Công ước Luật biển 1982 đã đáp ứng nhu cầu và quyền lợi của tất cả các quốc gia thành viên một cách tốt nhất. Có thể nói, Cơng ước là quá trình đấu tranh và nhượng bộ giữa nguyên tắc lớn của luật biển quốc tế truyền thống - nguyên tắc tự do biển cả và nguyên tắc chủ quyền của các quốc gia trên biển. Công ước Luật biển 1982 có hiệu lực từ ngày 16-11-1994. Tính đến ngày 5-6-2012, cơng ước có 162 thành viên từ khắp châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ và châu Đại dương. Trong số các nước ven biển Đông đã có 8 nước tham gia Công ước là Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia, Singapore, Brunei và Thái Lan.22

Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 đã đúc kết những gì tiến bộ của các Cơng ước Geneva về Luật biển năm 1958 trước đó và ghi nhận một số lượng đáng kể những quy phạm pháp lý mới. Trong đó, đặc biệt là sự hiểu biết mới về chế độ pháp lý về các vùng biển gồm hai khu vực: Các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển nằm tiếp giáp với lãnh thổ các quốc gia ven biển; và khu vực theo chế độ pháp lý biển cả, trong đó quyền khai thác tài nguyên phi sinh vật được đặt dưới quyền quản lý của Cơ quan quyền lực đáy đại dương và các quốc gia được hưởng quyền tự do biển cả.

Có thể nói, “Cơng ước Luật biển 1982 đã có một sự đóng góp quan trọng chưa từng có đối với việc phát triển luật biển trong lịch sử nói chung và luật quốc tế về đánh cá nói riêng”23

.

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)