Những khó khăn và thách thức đối với ngành thủy sản nói chung và hoạt động khai thác thủy sản trên biển của ngư dân Việt Nam đã tồn tại từ khá lâu, do đó, các giải pháp được đưa ra để giải quyết chúng là rất nhiều. Trong số đó, tác giả đồng tình với những
71
phương án mà Ths. Nguyễn Thị Hường trong cuốn sách “Công ước biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam” do TS. Nguyễn Hồng Thao chủ biên, đã đưa ra nhằm thực thi tốt hơn nữa các quy định của Công ước Luật biển 1982 trong lĩnh vực thủy sản60, có thể tóm tắt những ý chính như sau:
- Đẩy mạnh điều tra cơ bản và xây dựng cơ sở thông tin, dữ liệu khoa học về môi trường tài nguyên sinh vật biển.
- Áp dụng các biện pháp quản lý mới, hiệu quả. - Hợp tác với các nước trong khu vực Biển Đơng.
Tuy nhiên, tình hình khó khăn hiện tại ảnh hưởng đến quyền đánh cá của ngư dân Việt Nam là rất nhiều, tác giả cũng có thêm một số ý kiến đối với cách giải quyết những vấn đề hiện nay.
Đối với những vấn đề mang tính tự nhiên như thiên tai, bão lụt hay các vấn đề về kinh tế như giá xăng dầu tăng cao, dụng cụ khai thác của ngư dân cịn thơ sơ…thì trong thời gian qua, Nhà nước ta đã có những chính sách hỗ trợ ngư dân khá nhiều và cũng đã có nhiều tác giả khác đưa ra những phương án nên tác giả không đề cập nhiều đến những vấn đề này. Vì vậy, tác giả chỉ nêu ý kiến của mình về vấn đề nổi cộm lên ảnh hưởng đến quyền đánh cá của ngư dân Việt Nam thời gian gần đây đó là tình trạng tàu cá Việt Nam bị các tàu vũ trang nước ngoài bắn, tàu cá và ngư dân Việt Nam bị bắt hay ngư dân Việt Nam bị cấm khai thác ngay trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế của nước mình…
- Tăng cường hơn nữa cơng tác bảo đảm thi hành pháp luật trên các vùng biển. Trong số các cơ quan quản lý vùng biển Việt Nam, có thể kể đến vai trị của hải qn, bộ đội biên phòng và lực lượng cảnh sát biển Việt Nam. Các cơ quan Nhà nước này có nhiệm vụ thực thi pháp luật Việt nam và các công ước quốc tế trên biển mà Việt Nam là thành viên. Bảo vệ quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo Công ước Luật biển 1982 là một trong những chức năng quan trọng. Để làm được điều đó, cần có sự giám sát và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đối với các hoạt động kinh tế và khai thác tài nguyên trên biển của Việt Nam.
60
72
Trong thời gian qua, các cơ quan này đã hoàn thành khá tốt nhiệm vụ của mình, góp phần giữ gìn chủ quyền vùng biển Việt Nam, ngăn chặn các hoạt động đánh bắt cá phi pháp trong vùng biển quốc gia, tham gia cứu những ngư dân gặp nạn trên biển…Gần đây, các cơ quan này cũng đã được Nhà nước đầu tư trang bị thêm nhiều phương tiện, khí tài hiện đại phục vụ cho công tác bảo vệ chủ quyền vùng biển nước ta trong khi những diễn biến trên Biển Đông hiện nay đang rất phức tạp.
Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng với gần 1 triệu km2 vùng biển, Nhà nước ta cần phải đầu tư nhiều hơn nữa, không chỉ về cơ sở vật chất, phương tiện, khoa học kỹ thuật mà còn cả vấn đề đào tạo con người, bồi dưỡng nguồn nhân lực bổ sung vào các lực lượng tham gia bảo vệ chủ quyền vùng biển quốc gia.
- Lực lượng hoạt động trên biển nhiều nhất chính là ngư dân, có thể nói đây là lực lượng quan trọng nhất để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các vùng biển của mình. Tuy nhiên, trình độ dân trí của ngư dân Việt Nam là khá thấp, hiểu biết của họ về luật pháp trên biển lại khơng có. Chính vì vậy, ngư dân ta khơng thể tự bảo vệ chính họ khi tham gia khai thác hải sản trên biển. Cần tổ chức nhiều hơn nữa các buổi tuyên truyền, làm công tác giáo dục cho ngư dân hiểu và biết về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay và các văn bản pháp luật trên biển, các quy định về quản lý hoạt động khai thác của Việt Nam và các nước trong khu vực hay các khu vực mà ngư dân Việt Nam hay khai thác cũng như những điều mà ngư dân cần biết như quyền và nghĩa vụ của họ khi hoạt động đánh bắt cá trên các vùng biển, các khu vực cấm khai thác, quy định về mùa vụ khai thác…, đặc biệt cần cho ngư dân có ý thức gắn hoạt động đánh bắt cá của mình với việc bảo vệ chủ quyền vùng biển quốc gia. Ngoài ra, ngư dân Việt Nam chủ yếu là hoạt động theo phương thức “cha truyền con nối”, thiết nghĩ nên có những chính sách hỗ trợ cho con em ngư dân đi học, giúp họ tiếp thu những kiến thức cần thiết giúp cho họ trong công việc đánh bắt cá trong tương lai, ngồi ra cịn giúp họ gắn bó với biển. Nếu thực hiện được điều này, những ngư dân Việt Nam tương lai khơng chỉ có thể lực mà cịn có cả trí thức, góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền vùng biển Việt Nam.
Như tác giả đã đề cập nhiều về việc hiện nay nhiều tàu cá của ngư dân Việt Nam bị bắt khi đang hoạt động trên biển. Để giúp ngư dân an tâm bám biển, ra khơi đánh bắt cá,
73
Nhà nước cần có các biện pháp bảo vệ ngư dân khi họ thực hiện quyền khai thác hải sản trên các vùng biển Việt Nam và vùng biển quốc tế, cũng như các biện pháp bảo hộ ngư dân khi họ thực hiện quyền tự do hàng hải ở các vùng biển của các quốc gia khác.
Ngư dân Việt Nam có thể thực hiện quyền đánh cá trên các vùng biển Việt Nam và vùng biển quốc tế hay khơng ngồi việc tự họ bảo vệ chính mình, bảo vệ ngư trường của mình thì một phần trách nhiệm rất lớn thuộc về Nhà nước Việt Nam. Hiểu rõ điều này, Điều 5 Luật biển Việt Nam 2012 sắp có hiệu lực cũng đã có quy định về chính sách quản lý và bảo vệ biển, đặc biệt tại khoản 4 xác định rõ:
“Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, cơng dân Việt Nam ngồi các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan”.
Chính vì vậy, bảo vệ ngư dân, bảo vệ ngư trường khai thác cho ngư dân cũng chính là Nhà nước ta đang bảo vệ chủ quyền vùng biển của chính mình.
Kết luận chƣơng 3
Trong chương 3, tác giả đã phân tích quyền đánh cá của ngư dân Việt Nam theo pháp luật Việt Nam, tìm hiểu những khu vực đánh cá của ngư dân Việt Nam trên cơ sở so sánh, đối chiếu với quy định trong Cơng ước Luật biển 1982. Có thể nhận thấy, là một thành viên của Công ước Luật biển 1982, những quy định về quyền đánh cá của ngư dân Việt Nam theo pháp luật Việt Nam hoàn toàn phù hợp với những quy định của Công ước.
Là một quốc gia đang trên đà phát triển, cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật còn nghèo nàn lạc hậu, nguồn nhân lực còn hạn chế…, Việt Nam vẫn chưa hoàn thành tốt những nhiệm vụ mà Công ước Luật biển 1982 đặt ra cho các quốc gia thành viên như đánh giá
74
trữ lượng, khả năng khai thác hay công tác bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật biển… Mặc dù vậy, Việt Nam đã có những bước đầu thành công trong việc phát triển ngành thủy sản nói chung và hoạt động khai thác nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành cơng đạt được thì những khó khăn là khơng thiếu. Trong chương này, tác giả cũng đã tìm hiểu và đưa ra một số ý kiến đối với những khó khăn, thách thức mà cả ngư dân và Nhà nước ta đang phải đối mặt.
KẾT LUẬN
Sau khi ra đời, Cơng ước Luật biển 1982 đã hồn thành khá tốt vai trò là một bản “Hiến pháp mới về biển và đại dương” của cộng đồng quốc tế.
Quyền đánh cá trong Công ước Luật biển 1982 với những quy định mới về quyền chủ quyền đối với nguồn tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế là một sự thắng lợi lớn trong cuộc đấu tranh giành quyền lợi của các quốc gia ven biển trên cơ sở dung hòa quyền lợi của các quốc gia khác như quốc gia khơng có biển, quốc gia bất lợi về mặt địa lý hay những quốc gia phát triển đánh cá tầm xa.
Bên cạnh đó, nguyên tắc cơ bản và nền tảng hình thành nên Luật biển quốc tế hiện đại và quyền đánh cá trong Công ước Luật biển 1982 – nguyên tắc tự do biển cả vẫn tiếp
75
tục được duy trì trên khu vực biển cả, nằm ngồi các khu vực biển thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển.
Những quy định của pháp luật Việt Nam đặc biệt là Tuyên bố năm 1977 của Chính phủ về việc xác lập các vùng biển lúc Công ước Luật biển 1982 chưa được ký kết đã góp phần đưa vùng đặc quyền kinh tế trở thành một khái niệm mang giá trị tập quán cao và cuối cùng là được ghi nhận vào trong Công ước Luật biển 1982. Cơng ước Luật biển 1982 có hiệu lực một lần nữa góp phần khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên các vùng biển đã xác lập và quyền chủ quyền đối với nguồn tài nguyên sinh vật trong các vùng biển của mình.
Nhiệm vụ của các quốc gia thành viên Công ước Luật biển 1982 bao gồm cả Việt Nam là thực thi những quy định của Công ước trên cơ sở cụ thể hóa nội dung các quy định của Công ước vào trong quy định của pháp luật quốc gia. Những quy định về quyền đánh cá trong Công ước Luật biển 1982 là một trong những nội dung đó.
Đối với lĩnh vực hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam hiện nay, đặc biệt là đối với tình hình diễn biến phức tạp trên Biển Đông cộng thêm việc cho đến nay Việt Nam vẫn chưa xác định rõ ràng tất cả phạm vi vùng biển của mình đã làm cho ngư dân Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong khi thực hiện quyền đánh cá của mình trên các vùng biển Việt Nam.
Trên cơ sở nghiên cứu những nội dung về quyền đánh cá trong Công ước Luật biển 1982, và đối chiếu so sánh với những quy định về quyền đánh cá theo quy định của pháp luật Việt Nam và thực tiễn hiện nay, tác giả cũng đã đưa ra một số ý kiến mang tính cá nhân hy vọng sẽ góp phần phát huy tốt hơn quyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trên các vùng biển, cũng chính là góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển quốc gia.
Đây là một đề tài rộng, địi hỏi sự nghiên cứu, tìm hiểu nhiều. Tuy nhiên, vì trình độ và khả năng cịn hạn chế nên khóa luận vẫn còn nhiều sai sót, tác giả mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp của thầy cơ và các bạn sinh viên quan tâm đến đề tài này để khóa luận được tốt hơn.
77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Văn bản pháp luật
1. Luật Thủy sản năm 2003.
2. Luật biển Việt Nam 2012 (có hiệu lực ngày 1-1-2013). 3. Luật biên giới quốc gia năm 2003.
4. Tuyên bố của Chính phủ về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa năm 1977.
5. Tuyên bố của Chính phủ về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam năm 1982.
6. Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30-3-2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động thủy sản của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam.
7. Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31-3-2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển.
8. Quyết định số 1690/QĐ-Ttg về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.
9. Quyết định số 80/2008/QĐ-Ttg phê duyệt Đề án Hợp tác quốc tế về biển đến năm 2020.
10. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
11. Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hịa nhân dân Trung Hoa.
78
II. Sách, tài liệu tham khảo
12. TS. Lê Mai Anh (chủ biên), Luật biển quốc tế hiện đại, Nhà xuất bản Lao động - xã hội (2005).
13. Ban biên giới Bộ ngoại giao, Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2004).
14. Ban biên giới Bộ ngoại giao, Sổ tay pháp lý cho người đi biển, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2002).
15. FAO – Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật về nghề cá có trách nhiệm 4, Quản lý nghề cá, Nhà xuất bản nông nghiệp (2008).
16. Nguyễn Trường Giang, Luật quốc tế về đánh cá trên biển, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2010).
17. Phạm Giảng, Luật biển, Nhà xuất bản pháp lý (1983).
18. Nguyễn Ngọc Minh, Luật biển, Nhà xuất bản khoa học xã hội (1977).
19. TS. Nguyễn Hồng Thao, Những điều cần biết về Luật biển, Nhà xuất bản Công an nhân dân (1997).
20. PGS. TS. Nguyễn Trung Tín, Giáo trình Luật biển quốc tế, Nhà xuất bản Cơng an nhân dân (2008).
21. Trần Nam Tiến, Hoàng Sa – Trường Sa: Hỏi và đáp, Nhà xuất bản trẻ (2011). 22. Viện thông tin khoa học xã hội – Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc
gia, Vị trí chiến lược vấn đề biển và Luật biển ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Thơng tin khoa học xã hội – chuyên đề (1998).
23. THS. Nguyễn Thị Yên, Quyền khai thác hải sản trên biển theo Công ước Luật biển 1982 và các biện pháp bảo vệ ngư dân Việt Nam, Bài viết báo cáo khoa học cấp trường (2011).
79
III. Các trang web
24. Trang web của Tổng cục thủy sản http://fistenet.gov.vn
25. Trang web của Cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản http://cucktbvnltts.gov.vn/
26. Trang web của Tạp chí Thủy sản Việt Nam http://thuysanvietnam.com.vn 27. Trang web của Đảng Cộng sản Việt Nam http://dangcongsan.vn
28. http://reds.vn/index.php/chinh-tri/chu-quyen/1212-toan-van-luat-bien-viet-nam 29. http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120617/cong-uoc-luat-bien-nam-1982-
hien-chuong-cua-the-gioi-ve-bien-va-dai-duong.aspx.
30. http://www.khafa.org.vn/?file=privateres/htm/khaithacts/b03.htm.aspx 31. Trang web của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam http://vast.ac.vn
32. Trang web của Viện Kinh tế và quy hoạch thủy sản Việt Nam http://vifep.com.vn
33. Trang web của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn http://agroviet.gov.vn 34. http://biengioilanhtho.gov.vn
35. Trang thông tin điện tử Bộ tư pháp http://moj.gov.vn 36. http://www.thuvienphapluat.vn/ 37. http://www.tiengiang.gov.vn/xemtin.asp?idcha=9662&cap=3&id=14856 38. http://hoinghecavietnam.org.vn 39. http://nghiencuubiendong.vn 40. http://vnexpress.net 41. http://vi.wikipedia.org 42. http://dantri.com.vn