Một số chương trình đưa ra đối với sự phát triển hoạt động khai thác và

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 68 - 73)

nguồn lợi thủy sản

Nghị quyết 09 - NQ/ TW ngày 9-2-2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020” đã nhấn mạnh: “Thế kỷ XXI được thế giới xem là “thế kỷ của đại dương”. Các quốc gia có biển đều rất quan tâm đến biển và coi trọng việc xây dựng chiến lược biển. Khu vực biển Đơng, trong đó có vùng biển Việt Nam,

63

có vị trí địa kinh tế và địa chính trị rất quan trọng…với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, ngày nay biển càng có vai trị to lớn hơn đối với sự nghiệp phát triển đất nước”54 .

Tình trạng khan hiếm nguồn tài nguyên trên đất liền, dân số đang ngày càng tăng cao với những con số kỉ lục làm cho đời sống của lồi người đang gặp những khó khăn nhất định. Chính vì vậy, vươn ra biển, khai thác biển đang trở thành một khẩu hiệu hành động mang tính chiến lược tồn cầu của nhiều quốc gia trên thế giới.

Nói đến biển, có lẽ đây là một chủ đề “nóng” mà cả nước ta đang quan tâm, nó khơng chỉ liên quan đến sự phát triển nền kinh tế của đất nước mà còn là vấn đề về chủ quyền của Việt Nam trên biển.

Tuy Việt Nam có nhiều tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế biển, có thể kể ra như vị trí mang tính chiến lược của biển Việt Nam, các nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, nguồn nhân lực dồi dào… nhưng sự phát triển kinh tế biển của Việt Nam còn nhiều yếu kém và quá bé nhỏ so với nhiều quốc gia khác trên thế giới và cả trong khu vực. Mặc dù vậy, kinh tế biển vẫn đã và đang đóng góp một phần rất lớn cho nền kinh tế đang trên đà phát triển của đất nước ta. Do đó, phát triển kinh tế biển là một trong những trọng tâm về kinh tế của Việt Nam hiện nay.

Ngành thủy sản, trong đó có hoạt động khai thác, là một trong những ngành mang tính phát triển chiến lược của kinh tế biển Việt Nam.

Biển Việt Nam với chiều dài dọc bờ biển trên 3260 km, diện tích trên 1 triệu km2, hàng năm đem lại nguồn lợi trên 2 triệu tấn trong số hơn 90 triệu tấn hải sản của thế giới, đồng thời cũng có hệ sinh thái biển rất đặc thù và được đánh giá là một trong 16 trung tâm đa dạng sinh học cao của thế giới. Theo kết quả nghiên cứu nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam của Viện khoa học công nghệ Việt Nam đã xác định được danh mục gần 12.000 loài sinh vật biển Việt Nam, bao gồm cả động và thực vật. Các nghiên cứu đã chứng minh nguồn lợi hải sản Việt Nam phong phú đa dạng bao gồm khoảng trên 2.000 loài cá, gần 6.000 loài động vật đáy, 653 loài tảo, 5 loài rùa, 12 loài rắn biển...55

54 Xem thêm http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30463&cn_id=239397 (truy cập ngày 27/6/2012).

55 Xem thêm http://www.vast.ac.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1165&catid=37%3Atin- khcn-trong-nc-&Itemid=34&lang=vi (truy cập ngày 2/7/2012).

64

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn xác định thủy sản vẫn là lĩnh vực mũi nhọn tập trung đầu tư và có thể tạo bước đột phá trong giai đoạn 2011-2015. Chính vì vậy, đề ra những chiến lược để phát triển ngành kinh tế này là một nhiệm vụ đặt ra cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngày 16-9-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 1690/QĐ-Ttg về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

Tại mục II Điều 1 của Quyết định phê duyệt Chiến lược này đã đề ra một số mục tiêu đến năm 2020 như kinh tế thủy sản đóng góp 30-35% GDP trong khối nơng – lâm – ngư nghiệp, tốc độ tăng giá trị ngành thủy sản từ 8-10%/năm; kim ngạch xuất khẩu đạt 8-9 tỷ USD; tổng sản lượng thủy sản đạt 6,5-7 triệu tấn, trong đó ni trồng chiếm 65-70% tổng sản lượng. Ngoài ra, tạo việc làm cho 5 triệu lao động nghề cá có thu nhập bình quân đầu người cao gấp 3 lần hiện nay; trên 40% tổng số lao động nghề cá qua đào tạo…

Trong “Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020” cũng đưa ra những định hướng phát triển và một số giải pháp cho các lĩnh vực hay vùng khác nhau. Đối với hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chủ yếu “tập trung nghiên cứu điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường phục vụ khai thác hải sản; phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho các hoạt động nghiên cứu nguồn lợi và tổ chức khai thác hải sản trên biển”56. Theo định hướng phát triển mà Chiến lược đưa ra chú trọng vào việc đổi mới, cơ cấu lại tàu thuyền; củng cố mơ hình tổ chức sản xuất khai thác hải sản; công tác quản lý nghề cá trên biển; nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật…

Ngoài ra, Chiến lược cũng đề ra một số giải pháp để phát triển ngành khai thác thủy sản chủ yếu về vấn đề thành lập các đồn tàu cơng ích hoạt động trên 4 ngư trường trọng điểm, tổ chức các mơ hình dịch vụ khai thác trên biển theo hướng thành lập các đội tàu cung ứng dịch vụ hậu cần, tổ chức tốt thơng tin liên lạc để có thể ứng cứu kịp thời, phát triển lĩnh vực đóng sửa tàu thuyền, ngư lưới cụ…57

56

Điểm a khoản 1 Mục III Điều 1 Quyết định số 1690/QĐ-Ttg về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

57 Xem thêm khoản 1 Mục IV Điều 1 Quyết định số 1690/QĐ-Ttg về phê duyệt Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020.

65

Tuy nhiên, để triển khai tốt chiến lược phát triển của ngành thủy sản đặc biệt là trong hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản khi mà biển được xem là một thể thống nhất không thể tách rời, sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này là một vấn đề quan trọng không thể bỏ sót và được quy định tại khoản 8 Mục IV Điều 1 của Quyết định này. Ngoài các giải pháp đã khá quen thuộc là tiếp tục hợp tác, liên doanh các lĩnh vực của ngành thủy sản với các nước cũng như hợp tác trong đào tạo cán bộ có trình độ cao cho ngành này thì giải pháp được cho là khá thiết thực trong giai đoạn hiện nay đó là “Tiếp tục đàm phán, hợp tác với các nước trong khu vực về khai thác thủy sản tại các

vùng biển chồng lấn, hợp tác khai thác trên vùng biển các nước ASEAN; bảo đảm cho ngư dân tránh trú bão trong vùng biển nước ngồi khi thiên tai, phối hợp tuần tra kiểm sốt chung trên biển, bảo đảm an toàn cho ngư dân hoạt động sản xuất trên biển”.

Không đợi đến Chiến lược này, Đề án “Hợp tác quốc tế về biển đến 2020” đã được Thủ tướng chính phủ ra Quyết định phê duyệt từ năm 2008.

Tại điểm d khoản 3 Điều 1 QĐ số 80/2008/QĐ-Ttg, vấn đề hợp tác quốc tế đối với hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã có quy định như sau:

“Tăng cường hợp tác quốc tế trong bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản, nhất là các giống lồi thủy sản q hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng, trong nghiên cứu ngư trường phục vụ quy hoạch phát triển các ngành, nghề thủy sản hiệu quả cao, bền vững. Nghiên cứu tham gia các Hiệp định nghề cá khu vực và thế giới.

Trong khai thác hải sản: gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực liên quan đến quyền, trách nhiệm khai thác hải sản ở các vùng biển, đại dương. Hợp tác nghiên cứu, chuyển giao (nhập) các công nghệ tiên tiến khai thác hải sản có giá trị kinh tế cao; hợp tác với nước ngồi đầu tư cơng nghệ hiện đại để phát hiện ngư trường phục vụ trực tiếp cho việc đánh bắt có hiệu quả. Giảm thiểu đánh bắt ven bờ, tập trung đánh bắt xa bờ, đánh bắt ở vùng biển quốc tế theo hình thức tự lực hoặc liên doanh với nước ngồi…”

Để có thể phát triển ngành thủy sản thành một ngành kinh tế biển mũi nhọn, có khả năng để cạnh tranh với các nước trên thế giới thì số vốn cần đầu tư cũng là một vấn đề cần phải bàn tới. Trong tháng 5-2012, Hội thảo “Quy hoạch phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” đã được Tổng cục thủy sản tổ chức. Một trong những nội dung được nêu ra tại Hội thảo đó là cần 60.857 tỷ đồng để phát triển ngành

66

thủy sản, trong đó 30.000 tỷ đồng cho lĩnh vực ni trồng thủy sản, 24.257 tỷ đồng để phát triển chế biến thủy sản và còn lại 6.600 tỷ đồng là dành cho lĩnh vực khai thác thủy sản. Cũng theo Quy hoạch, mục tiêu đặt ra đến năm 2020, sản lượng khai thác thủy sản của cả nước sẽ đạt 2,4 triệu tấn với mức tăng trưởng giá trị sản xuất khai thác hàng năm đạt 16-17%; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 4,5 triệu tấn với tăng trưởng bình quân 5,2%; kim ngạch xuất khẩu đạt 11 tỷ USD58.

Ngoài ra, cũng tại Hội thảo, Tổng cục thủy sản cho biết để đảm bảo chủ động về nguồn nguyên liệu thủy sản, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người nuôi trồng cũng như đánh bắt thủy sản, giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần đầu tư khoảng 17.500 tỷ đồng tập trung chủ yếu cho mục tiêu hiện đại hóa tàu khai thác xa bờ59

.

Với những khó khăn khi ngư dân tham gia đánh bắt hải sản, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và giải pháp để giảm thiểu những khó khăn đó giúp ngư dân an tâm ra biển. Có thể kể ra một số các phương án mà Nhà nước đang triển khai như:

- Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

- Dự án “Đầu tư, nâng cấp và hồn thiện hệ thống thơng tin vơ tuyến điện của Bộ đội biên phòng tại các tỉnh, thành phố ven biển” do Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng làm chủ đầu tư;

- Đề án thí điểm đội tàu đánh cá vỏ thép do Tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin thực hiện;

- Đề án dự báo ngư trường khai thác thủy sản; - Dò tàu cá qua vệ tinh…

Một vấn đề luôn luôn cần nhắc đến khi nói tới khai thác thủy hải sản đó là bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Nguồn lợi thủy sản nước ta đang trên đà bị cạn kiệt nhất là ở vùng biển ven bờ, chính vì vậy Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 vừa được phê duyệt tháng 2 vừa qua với Mục tiêu chung của Chương trình là bảo tồn, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản, các lồi thủy sản có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là nguồn lợi thủy

58 Xem thêm http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30065&cn_id=528961 (truy cập ngày 3/7/2012).

59

67

sản vùng ven bờ; gắn với quản lý có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản nhằm phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững, đồng thời giữ gìn tính đa dạng sinh học của tài nguyên sinh vật biển Việt Nam. Trong Chương trình này cũng đã đưa ra những mục tiêu cụ thể và một số giải pháp để thực hiện việc bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản có hiệu quả trên thực tế.

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)