Sự phát triển của quyền đánh cá trong Công ước Luật biển 1982

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 31)

1.3 Công ƣớc của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 và sự phát triển của

1.3.2 Sự phát triển của quyền đánh cá trong Công ước Luật biển 1982

Trong khi Công ước Geneva về đánh cá và bảo tồn các tài nguyên sinh vật trên biển cả 1958 vẫn tiếp tục duy trì những lỗi thời của nguyên tắc tự do đánh cá từ xa xưa thì Cơng ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 đưa ra những điểm mới về chế độ đánh cá rất tiến bộ và phù hợp với tình hình hiện tại.

Tại hội nghị Luật biển lần III, các quy chế pháp lý về khai thác và bảo tồn tài nguyên cá là một trong nhiều vấn đề quan trọng được tiến hành thảo luận. Những cuộc thảo luận về các quy chế này chủ yếu tập trung vào hai vấn đề cơ bản: thứ nhất là vấn đề giới hạn

22 Xem http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120617/cong-uoc-luat-bien-nam-1982-hien-chuong-cua-the-gioi- ve-bien-va-dai-duong.aspx. (truy cập ngày 22/6/2012).

23

22

của vùng đặc quyền kinh tế và thứ hai là thẩm quyền đối với tài nguyên sinh vật của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế.

Kết quả thu được là “chế độ quốc tế mới về đánh cá”24 mà Công ước Luật biển 1982 đã được đặt ra bao gồm một loạt các nguyên tắc và quy định điều chỉnh mọi hoạt động đánh cá của các quốc gia trên mọi khu vực biển. Điểm đặc biệt đáng lưu ý của chế độ mới này là các điều khoản về quyền đánh cá trong vùng đặc quyền kinh tế - nơi chiếm 90% nguồn tài nguyên cá đang được đánh bắt và chiếm đến 36% diện tích của đại dương, theo đó Cơng ước cơng nhận quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với việc thăm dò, khai thác, phát triển và bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật biển trong khu vực đặc quyền kinh tế và đồng thời cũng dành cho các quốc gia khác một số quyền nhất định trong khu vực này. Khu vực đặc quyền kinh tế là khu vực mới được đặt ra trong Công ước Luật biển 1982 mà các Cơng ước trước khơng có. Đây là khu vực dành nhiều đặc quyền cho quốc gia ven biển về mặt kinh tế nói chung và đối với hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng nói riêng.

Chế độ quốc tế mới về đánh cá về cơ bản đã thay đổi những chế độ pháp lý truyền thống về đánh cá trong khu vực này trước đây thuộc về biển cả, chấm dứt chế độ tự do đánh cá và đặt nguồn tài nguyên sinh vật phong phú ở đây dưới thẩm quyền pháp lý của các quốc gia ven biển.

Cơng ước Luật biển 1982 cũng đã có đóng góp quan trọng đối với việc ngăn chặn các tranh chấp về đánh cá. Công ước đã tạo ra được sự cơng bằng nhất định về lợi ích đối với tài nguyên cá giữa tất cả các nhóm nước khác nhau bên cạnh việc dành cho các quốc gia ven biển các quyền chủ quyền đối với tài nguyên cá trong vùng đặc quyền kinh tế của họ. Thêm vào đó, các quốc gia này cũng phải tơn trọng các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khác.

Những quy định mới về đánh cá trong Công ước 1982 cũng đã góp phần làm giảm bớt những tác động có hại của quyền tự do đánh cá đối với tài nguyên cá và tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên cá trên các khu vực biển khác nhau.

24

23

Ngồi ra, Cơng ước cũng đưa ra những hạn chế đối với quyền tự do đánh cá trên biển cả giúp giảm đi những tác hại mà quyền tự do có từ xa xưa này gây ra cho tài nguyên cá trên biển.

Trong Công ước Luật biển 1982, khi quy định quyền đánh cá cho các quốc gia trong khu vực đặc quyền kinh tế hay trên biển cả, Cơng ước lại có thêm những quy định về nghĩa vụ cho các quốc gia khi tham gia đánh bắt trong khu vực này phải tự mình hoặc hợp tác với nhau dưới nhiều hình thức để quản lý và bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật biển.

So với những quy định mà Công ước Geneva 1958 về đánh cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả thì Cơng ước Luật biển 1982 đã đưa ra nhiều quy định rất mới và giải quyết được khá cơ bản những vấn đề về đánh cá đặt ra trong thời kỳ hiện đại, đặc biệt là đối với vấn đề khai thác và bảo tồn tài nguyên sinh vật biển được quy định rõ ràng hơn, đảm bảo quyền và lợi ích của tất cả các quốc gia trong Cơng ước và giúp những việc đó có thể thực hiện có hiệu quả trên thực tế.

Khai thác cá, giới hạn phạm vi đánh cá và bảo tồn các nguồn tài nguyên cá trên biển luôn là những vấn đề mà các quốc gia quan tâm, vì có lẽ đã từ rất lâu rồi, biển ln cung cấp cho con người qua nhiều thế hệ một lượng hải sản khổng lồ mà khơng gì có thể thay thế được. Chế định mới về đánh cá trên phạm vi quốc tế ra đời đã giải quyết được nhiều vấn đề gây tranh cãi của các quốc gia trong nhiều thế kỷ qua. Đây là kết quả của sự đấu tranh lâu dài đi đến sự thỏa hiệp về lợi ích giữa xu hướng mở rộng quyền chủ quyền và tài phán quốc gia cũng như đối với khai thác tài nguyên cá của các quốc gia ven biển và xu hướng duy trì quyền tự do đánh cá từ xa xưa của các quốc gia đánh cá tầm xa.

Có thể nói, chính những quy định mới về đánh cá là một trong những tác nhân có tầm ảnh hưởng lớn đến việc các quốc gia trên thế giới ủng hộ Cơng ước Luật biển 1982 vì về cơ bản thì Cơng ước đã làm cho các quốc gia dù có biển hay khơng có biển, quốc gia phát triển hay quốc gia đang phát triển khi quyết định tham gia Công ước cảm thấy được quyền và lợi ích của mình trên biển có thể cơng bằng và hài hòa hơn.

24

Kết luận chƣơng 1

Trong chương 1, mục đích của tác gia muốn hướng đến là làm nổi bật mối quan hệ giữa nguyên tắc tự do biển cả và việc hình thành nên Luật biển quốc tế hiện đại, đồng thời thấy được tầm ảnh hưởng của nguyên tắc này đối với các quyền tự do trên biển hiện nay trong đó có quyền tự do đánh bắt cá.

Sau các Hội nghị Luật biển, các Công ước mới về Luật biển ra đời, đặc biệt là Công ước Luật biển 1982 đã đánh dấu một bước phát triển mới của Luật biển quốc tế. Trong Công ước này, những quy định mới về quyền đánh cá trên các vùng biển mới hình thành thuộc chủ quyền quốc gia đặc biệt là trong vùng đặc quyền kinh tế và trên vùng biển quốc tế.

Sự tìm hiểu bước đầu về nguyên tắc tự do biển cả và chế độ quốc tế mới về đánh cá trong chương 1 là cơ sở để tác giả phân tích nội dung chi tiết về quyền đánh cá trong Công ước Luật Biển 1982 ở chương 2.

Cũng trong chương 1, tác giả có một mục nhỏ giới thiệu sơ lược về tiến trình phát triển Luật biển Việt Nam nói chung và Luật về hoạt động khai thác tài nguyên cá nói riêng . Đây là cơ sở cho việc phân tích quyền được đánh cá trong các khu vực được phép cũng như những khó khăn, thách thức hiện nay ngư dân Việt Nam đang phải đối mặt trong chương 3.

25

CHƢƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUYỀN ĐÁNH CÁ TRONG CÔNG ƢỚC LUẬT BIỂN 1982

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)