Thực trạng và khó khăn trong hoạt động khai thác thủy sản của ngƣ dân

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 63 - 68)

Nam hiện nay

3.2.1 Tình hình khai thác thủy sản nước ta thời gian gần đây

Năm 2011, tổng sản lượng khai thác thủy sản cả nước đạt khoảng 2.502,5 nghìn tấn (tăng 103,6% so với năm 2010), trong đó khai thác hải sản đạt 2,3

58

triệu tấn, tăng 3,6%, khai thác thủy sản nội địa 202,5 nghìn tấn, tăng 4,2%. Riêng cá ngừ đại dương đạt 10,5 nghìn tấn, tăng 12,5%, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu năm 2011 đạt hơn 6 tỷ đồng.

Với những con số kể trên, Việt Nam nằm trong nhóm 20 nước có sản lượng khai thác thủy sản lớn nhất, đứng thứ 6 về xuất khẩu thủy sản và là 1 trong 10 nước có quy mơ xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Tính đến ngày 15-12-2011, tổng số tàu cá trong toàn ngành thủy sản là 128.847 chiếc (tăng 1000 chiếc so với năm 2010); đã đăng kiểm được 63.224 tàu trên tổng số 64.445 chiếc thuộc diện đăng kiểm, chiếm 98,1%; có 4.959 tàu cá thuộc 18/28 tỉnh, thành phố đăng ký tham gia khai thác hải sản ở vùng biển xa50.

Theo thống kê một cách tương đối, nước ta có gần 40 loại nghề khai thác khác nhau, được xếp vào 7 họ nghề chủ yếu: họ lưới kéo (trên 17%), lưới rê (trên 36%), lưới vây (gần 5%), nghề câu (17%), lưới vó, mành (trên 7%), nghề khác chiếm gần 13%51.

Tổng sản lượng thủy sản tháng 5/2012 ước tính đạt 522 nghìn tấn, trong đó, sản lượng khai thác đạt 218 nghìn tấn, sản lượng ni trồng đạt 304 nghìn tấn. Như vậy, trong 5 tháng đầu năm, tổng sản lượng thủy sản cả nước đạt hơn 2 triệu tấn, trong đó khai thác và ni trồng đều đạt trên 1 triệu tấn, tăng lần lượt 2,8% và 105,6% so với cùng kỳ năm 2011.

Sản lượng thủy sản quý tháng 5/2012 và 5 tháng đầu năm 2012

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Kế hoạch năm

Ước thực hiện So với năm trước

Tháng báo cáo Lũy kế (từ đầu năm) Tháng báo cáo Lũy kế (từ đầu năm) TỔNG SẢN LƯỢNG 1.000 tấn 5.530 522 2.072 105 104,1 Sản lượng khai thác thủy sản 1.000 tấn 2.380 218,3 1058,3 100,3 102,8

50 Xem thêm http://thuysanvietnam.com.vn/index.php/news/details/index/1792.let (truy cập ngày 10/6/2012).

51 Xem thêm http://www.fistenet.gov.vn/b-tin-tuc-su-kien/a-tin-van/hoi-thao-chuyen-111e-201cquy-hoach-phat- trien-khai-thac-va-bao-ve-nguon-loi-thuy-san-111en-nam-2020-tam-nhin-2030201d/ (truy cập ngày 10/6/2012).

59 - Khai thác hải sản 1.000 tấn 2.200 207,0 993,0 101,7 103,5 - Khai thác nội địa 1.000 tấn 280 11,3 65,3 80,1 92,5 Sản lượng NTTS 1.000 tấn 3.150 304,0 1014,0 109,5 105,6

Nguồn: Trang thông tin điện tử Tổng cục Thủy sản.

Nhìn chung, trình độ khai thác hải sản nước ta có bước phát triển nhanh, đã có bước chuyển từ nghề cá thủ cơng quy mô nhỏ, hoạt động chủ yếu ở vùng ven bờ, sang khai thác vùng lộng và xa bờ. Trong khai thác và dịch vụ hậu cần, đã hình thành các tổ chức hợp tác mới (tổ khai thác xa bờ, tổ dịch vụ, liên hiệp tập đoàn khai thác và dịch vụ, tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển, nghiệp đồn nghề cá…) có sự phối hợp với các doanh nghiệp chế biến làm nòng cốt trong khai thác, tiêu thụ sản phẩm cho ngư dân ở một số vùng, tạo điều kiện phát huy năng lực của các thành phần kinh tế thực hiện theo cơ chế thị trường. Bước đầu đã có sự hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, du nhập công nghệ khai thác tiên tiến trong lĩnh vực khai thác thủy sản52.

Là một quốc gia đang phát triển, nguồn tài chính, khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm, nhân lực còn thiếu nên việc hợp tác về nghề cá với các nước trong khu vực và thế giới là một việc nên làm. Việt Nam hiện đang bắt tay hợp tác với các nước có nền khoa học kỹ thuật hiện đại tiến hành nhiều cuộc điều tra đánh giá trữ lượng nguồn sinh vật biển, nghiên cứu hệ sinh thái biển Việt Nam. Ngồi ra, cịn thỏa thuận được nhiều vùng khai thác chung với các nước láng giềng tại các khu vực còn tranh chấp về biên giới trên biển tạo điều kiện cho hoạt động khai thác của ngư dân. Bên cạnh đó, Việt Nam hiện nay cũng là thành viên của Hợp tác xã nghề cá thế giới và nhiều tổ chức quốc tế khác về nghề cá, đặc biệt Hiệp định hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc là một trong những bước ngoặt về hợp tác nghề cá trong khu vực mà Việt Nam đạt được. Hiện tại, đại diện của ngành thủy sản Việt Nam là Bộ Nông nghiệp và phát triển nơng thơn đang có những kế hoạch đối với quá trình đàm phán trong việc hợp tác với Indonesia,

52Xem thêm http://www.fistenet.gov.vn/b-tin-tuc-su-kien/a-tin-van/hoi-thao-chuyen-111e-201cquy-hoach-phat- trien-khai-thac-va-bao-ve-nguon-loi-thuy-san-111en-nam-2020-tam-nhin-2030201d/ (truy cập ngày 10/6/2012).

60

đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia sẽ tạo điều kiện cho ngư dân có ngư trường khai thác mới, giải quyết được bài toán về ngư trường hiện nay ở Việt Nam.

3.2.2 Một số khó khăn của ngư dân Việt Nam tham gia khai thác thủy hải sản

Bên cạnh những thuận lợi về mặt địa lý và nguồn tài nguyên sinh vật phong phú ở vùng biển Việt Nam, bước đầu đạt được những thành tựu đáng kể so với thời kỳ trước đây nhưng ngư dân ta cũng gặp khơng ít những khó khăn khi tham gia đánh bắt trên vùng biển của mình.

- “Việt nam nằm ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, là khu vực

hàng năm có tần suất bão rất cao, trung bình khoảng 17 – 20 cơn bão hình thành mỗi năm, riêng Việt Nam có khoảng 7 – 10 cơn bão trên Biển Đông và khả năng đổ bộ vào đất liền khá cao.”53

Những năm gần đây, bão đã gây hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản cho cộng đồng ngư dân ven biển nước ta. Trong những năm qua, biến đổi khí hậu đã gây nên những hiện tượng thời tiết bất thường trái với quy luật hàng năm. Chính những cơn bão “trái mùa” nên hoạt động khai thác hải sản gặp nhiều khó khăn. Thu nhập của cộng đồng ngư dân ven biển Việt Nam chủ yếu là từ hoạt động khai thác và ni trồng thủy sản. Có khi ngư dân gặp bão trên biển khơng thể tránh được nhưng đáng buồn hơn là biết có bão nhưng ngư dân Việt Nam lại không thể bảo vệ được tàu cá- phương tiện dùng để ra biển, mang lại thu nhập chính cho họ, mà ngun nhân chính là vì Việt Nam có q ít khu neo đậu cho tàu thuyền khi bão xuất hiện. Và cứ thế, sau mỗi lần bão qua đi, để lại hậu quả là công cụ, phương tiện dùng để kiếm sống của ngư dân bị thiệt hại nặng nề. Vì thế, ngư dân Việt Nam vốn đã nghèo lại càng nghèo thêm. Sự khó khăn về vốn, cộng với việc khó tiếp cận các nguồn thơng tin, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngồi ra sự nghèo nàn về kiến thức và nhận thức kém cũng là một trong số các lý do khiến ngư dân Việt Nam khó có thể vượt qua khi gặp thiên tai bão lụt.

Ngồi ra, việc các tàu thuyền khơng đăng ký tần số để liên lạc với các trung tâm cứu hộ, cứu nạn nên khi có sự cố trên biển, các cơ quan tìm kiếm cứu nạn khơng xác định được vị trí của tàu thuyền gặp nạn, do đó nhiều tai nạn đáng tiếc đã xảy ra hàng năm.

53 Xem thêm http://cucktbvnlts.gov.vn/vn/linh-vuc-quan-ly/nguon-loi-thuy-san/moi-truong-thuy-san/Bien-doi-khi- hau-va-doi-ngheo-doi-voi-cong-dong-ngu-dan-ven-bien-Viet-Nam.aspx (truy cập ngày 18/5/2012).

61

- Là một quốc gia có truyền thống đánh cá và khai thác biển từ lâu đời, ra khơi đánh bắt cá với chiếc tàu vỏ gỗ là hình ảnh quen thuộc của ngư dân Việt Nam. Với số lượng tàu thuyền không nhỏ đang hoạt động trên biển Việt Nam thì số vốn để thay đổi tàu thuyền này theo hướng hiện đại hóa là một bài tốn khó vì nền kinh tế nước ta hiện nay chưa đủ khả năng và tiềm lực.

- Trong những năm gần đây, giá xăng dầu đang càng ngày càng tăng cao cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nghề đi biển, tác động đến đời sống của ngư dân. Vì giá xăng dầu tăng cao kéo theo sự tăng giá của các loại vật tư khác làm cho chi phí của ngư dân mỗi lần ra biển cũng tăng cao. Tuy số lượng tàu thuyền tăng nhanh nhưng công suất tàu khơng cao, chủ yếu là tàu nhỏ có cơng suất thấp dưới 50 CV chiếm hơn 70%, chủ yếu khai thác ở vùng biển ven bờ. Ngoài ra, sự mất cân đối giữa ngư trường khai thác có hạn và việc số lượng tàu thuyền tăng nhanh nhưng chi phí xăng dầu lại quá cao nên số tàu thuyền này cũng chỉ khai thác chủ yếu ở vùng biển ven bờ để tiết kiệm nhiên liệu đã dẫn đến việc khai thác cá quá mức ở khu vực này. Điều này làm cho nguồn lợi thủy sản ở những vùng biển ven bờ của nước ta hiện nay đã và đang bị tận dụng khai thác quá mức làm cho nguồn lợi thủy sản ven bờ có nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng, đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế của hoạt động khai thác vùng biển ven bờ ngày càng thấp. Cùng với đó, khi nguồn lợi thủy sản ven bờ khơng cịn nhiều thì buộc ngư dân phải ra khơi xa để đánh bắt những với chi phí cho mỗi lần ra khơi tăng cao như vậy thì ngư dân càng bám biển càng lỗ.

- Khơng chỉ có vậy, với cơ sở vật chất nghèo nàn, khoa học công nghệ lạc hậu, đặc biệt là hệ thống đông lạnh bảo quản thủy hải sản sau khi đánh bắt được không hiện đại, ngư dân Việt Nam hiện nay ra khơi vẫn chủ yếu sử dụng “đá cây”, do đó, đối với hải sản sau khi vớt lên không được bảo quản kỹ làm cho chất lượng sản phẩm sau khai thác bị giảm sút nghiêm trọng, cũng có nghĩa giá thu mua sẽ không cao. Mặt khác, khâu

62

tiêu thụ cũng không phải lúc nào cũng thuận lợi do giá sản phẩm lên xuống thất thường cũng khiến cho nhiều ngư dân gặp thua lỗ.

- Bên cạnh đó, vấn đề về mơi trường biển bị ơ nhiễm hiện nay cũng là một trong những lý do khiến cho việc khai thác thủy sản của ngư dân gặp nhiều khó khăn. Cơng ước Luật biển 1982 đã đề cập đến các lý do khiến cho môi trường bị ô nhiễm: ô nhiễm bắt nguồn từ đất (Điều 207), ô nhiễm do các hoạt động liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia gây ra (Điều 208), ô nhiễm do các hoạt động tiến hành trong Vùng gây ra (Điều 209), ô nhiễm do sự nhận chìm (Điều 210), ô nhiễm do tàu thuyền gây ra (Điều 211), ơ nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí quyển hay qua bầu khí quyển (Điều 212).Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nhân tạo trên, biển cịn có thể bị ơ nhiễm bởi các quá trình tự nhiên như núi lửa phun, bão lụt, sự cố rị rỉ dầu tự nhiên… Việc ơ nhiễm đã làm cho môi trường sinh thái biển cũng như môi trường sinh sống của các đàn cá và sinh vật biển khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề trực tiếp đối với ngư dân trong hoạt động khai thác thủy hải sản của họ.

- Bên cạnh đó, khơng thể khơng kể đến một vấn đề đang tồn tại hiện nay làm cho ngư dân có tâm lý e ngại khi ra khơi đánh bắt đó là tình trạng tàu cá và ngư dân của Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, tịch thu tài sản, xử phạt… tại các nước hay có khi là ngay trong chính vùng biển của Việt Nam.

3.3 Chiến lƣợc phát triển của ngành khai thác và hoạt động bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 63 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)