Quyền đánh cá theo quy định của pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 57 - 60)

3.1 Quyền đánh cá của ngƣ dân Việt Nam

3.1.1 Quyền đánh cá theo quy định của pháp luật Việt Nam

Việt nam là một quốc gia ven biển nằm trong khu vực trung tâm của Đơng Nam Á. Việt Nam có vùng biển nối liền tuyến giao thơng vận tải đường biển quan trọng giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Việt Nam giáp với biển ở hai phía: đơng và nam. Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Bờ biển Việt Nam dài 3260 km, từ Quảng Ninh ở phía đơng bắc tới Kiên Giang ở phía tây nam. Tính trung bình tỷ lệ diện tích theo số km bờ biển thì cứ 100 km2 có 1km bờ biển (so với trung bình của thế giới là 600km2 đất liền trên 1km bờ biển). Biển Việt Nam có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền 1 triệu km2/330.000km2).

Đất nước Việt Nam nằm trải dài ven biển, có 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm tới 42% diện tích và 45% dân số cả nước, có khoảng 15,5 triệu người sống gần bờ biển và 16 vạn người sống biển đảo, đa số là cộng đồng ngư dân sống chủ yếu bằng nghề khai thác hải sản, nuôi trồng thủy sản và các hoạt động hậu cần phục vụ khai thác và nuôi trồng thủy sản47

.

Hiện nay, Việt Nam đang triển khai thực hiện các đề án về chiến lược xây dựng phát triển kinh tế biển về nhiều mặt, ngoài thủy sản là lĩnh vực quen thuộc thì dầu khí và du lịch được cho là những lĩnh vực khá mới mẻ và có nhiều tiềm năng, ngồi ra cịn có an ninh quốc phịng…

Nhận thức được biển có một tầm quan trọng đặc biệt không chỉ đối với sự phát triển nền kinh tế mà còn liên quan đến chủ quyền của quốc gia, Việt Nam ngay từ sau khi thống nhất đất nước đã chú trọng đến việc ban hành những văn bản quy phạm pháp luật về biển. Riêng đối với ngành thủy sản, Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ra đời năm 1989 có thể là cột mốc đầu tiên khi nghề cá ở Việt Nam thời bấy giờ chưa phát triển mạnh mẽ.

47

52

Cùng với xu hướng phát triển của đất nước, khoa học kỹ thuật ngày càng tăng, ngành thủy sản Việt Nam cũng đã có những bước tiến bộ vượt bậc. Để đảm bảo sự tương đồng giữa pháp luật Việt Nam với pháp luật các nước trong khu vực và trên thế giới, Quốc hội Việt Nam ta đã thông qua Luật thủy sản năm 2003 thay thế cho Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản 1989. Việc ban hành đạo luật này và các Nghị định đi kèm theo sau nó cũng được hy vọng sẽ làm cơ sở cho việc xây dựng ngành thủy sản trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

Trong Công ước Luật biển 1982 xác định tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển, và trong vùng biển quốc tế thuộc về của chung thì đối với Việt Nam, là một thành viên của Công ước, đương nhiên những quy định của Việt Nam cũng phải phù hợp với điều ước quốc tế mà mình tham gia. Bên cạnh việc ra các Tuyên bố, ban hành các văn bản pháp luật xác định ranh giới các vùng biển, Việt Nam cũng khẳng định quyền chủ quyền đối với hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Là một Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Việt Nam xác định rằng “nguồn lợi thủy sản là tài nguyên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý” (Điều 3 Luật Thủy sản 2003)

Nếu như Công ước Luật biển 1982 xác định chủ thể của quyền khai thác cá là các quốc gia, vùng lãnh thổ thì Luật Việt Nam lại có đối tượng áp dụng riêng biệt là các tổ chức cá nhân hoạt động thủy sản trên vùng biển Việt Nam và cả ngoài vùng biển Việt Nam.

Quyền đánh cá của quốc gia ven biển trong Công ước Luật biển 1982 được xác định chủ yếu dưới hai quyền cơ bản đó là quyền xác định tổng khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được và quyền tự ấn định khả năng đánh bắt của mình. Là một thành viên của Công ước, Việt Nam đã kế thừa những quy định về khai thác tài nguyên sinh vật biển và cả về hoạt động bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật biển trong Công ước Luật biển 1982, cụ thể hóa những quyền cơ bản này vào trong quy định của mình thành những chương, điều luật riêng biệt dành cho hoạt động khai thác, bảo vệ và bảo tồn nguồn lợi thủy sản, bên cạnh đó là thêm vào những điều kiện cụ thể cho từng hoạt động riêng biệt.

53

Quyền được đánh cá là một quyền tự do của ngư dân Việt Nam. Nhà nước ln có những chính sách khuyến khích ngư dân ra biển đánh bắt cá đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động khai thác xa bờ.

Ngư dân Việt Nam khai thác thủy sản phải có Giấy phép khai thác thủy sản, trừ trường hợp cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc khơng sử dụng tàu cá.

Điều 20 Luật Thủy sản Việt Nam 2003 quy định rõ quyền của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản như sau:

“1. Khai thác thủy sản theo nội dung ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản.

2. Được cơ quan chuyên môn thông báo kịp thời về tình hình diễn biến thời tiết; được thông báo về nguồn lợi thủy sản, thông tin về hoạt động thủy sản, thị trường thủy sản và hướng dẫn về kỹ thuật khai thác thủy sản.

3. Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp do thành quả lao động và kết quả đầu tư trong khai thác thủy sản.

4. Có các quyền khác theo quy định của pháp luật.”

Quy định của pháp luật là thế nhưng khơng có nghĩa những ngư dân không đủ điều kiện được cấp Giấy phép khai thác thủy sản khơng có quyền đánh bắt cá trên vùng biển của mình. Quyền của họ về đánh bắt cá vẫn được đảm bảo, tuy nhiên Nhà nước không có đủ điều kiện và dữ liệu để quản lý họ.

Nhà nước không hạn chế quyền đánh bắt cá của ngư dân nhưng khi tham gia khai thác thủy sản, họ phải tuân theo nguyên tắc do Nhà nước đặt ra: phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, phải tuân theo quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng loại và kích cỡ thủy sản được đươc khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng năm, phải tuân theo quy định của pháp luật; sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thủy sản có kích cỡ phù hợp với các loài thủy sản được phép khai thác. (Điều 11 Luật Thủy sản Việt Nam 2003).

Tuy nhiên, quyền tự do này đương nhiên khơng là một quyền tự do hồn toàn. Pháp luật Việt Nam cũng quy định nhiều điều kiện đặt ra đối với hoạt động khai thác của ngư dân trong và ngoài vùng biển Việt Nam với mục đích cuối cùng hướng tới là bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật biển, quản lý các hoạt động khai thác trên vùng biển Việt

54

Nam. Có thể nói, việc các ngư dân thực hiện trách nhiệm của họ khi hoạt động khai thác thủy sản trên biển chính là họ đang một phần tự bảo vệ quyền được đánh cá của mình trên các vùng biển.

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)