Nghĩa vụ bảo tồn tài nguyên cá và sinh vật biển trong vùng đặc quyền

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 45 - 48)

2.1 Quyền đánh cá trong khu vực đặc quyền kinh tế

2.1.3 Nghĩa vụ bảo tồn tài nguyên cá và sinh vật biển trong vùng đặc quyền

Trong vùng đặc quyền kinh tế của mình, quốc gia ven biển được Công ước Luật biển 1982 dành cho đặc quyền khai thác tài nguyên sinh vật mà các quốc gia khác khơng thể nào có được. Nhưng đi đơi với quyền thì bao giờ cũng là nghĩa vụ. Quốc gia ven biển cần có nghĩa vụ tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm bảo tồn và khai thác tối ưu nguồn tài nguyên sinh vật trong khu vực này.

Quốc gia ven biển phải dựa trên các số liệu khoa học đáng tin cậy nhất mà mình có để ấn định khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận được cùng với việc tiến hành các biện

37

40

pháp để quản lý và bảo tồn nhằm tránh việc tài nguyên cá và sinh vật biển trong vùng đặc quyền kinh tế của mình bị ảnh hưởng do khai thác quá mức.

Khi thực hiện các biện pháp đó, quốc gia ven biển cần phải tính đến các yếu tố về sinh thái và môi trường, các yếu tố về kinh tế nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của quốc gia ven biển bên cạnh nhu cầu kinh tê của các tập thể ven bờ sống về nghề đánh bắt hải sản và nhu cầu riêng của các quốc gia đang phát triển, các phương pháp đánh bắt. Ngoài ra, quốc gia ven biển cịn phải tính đến mối quan hệ giữa các đàn cá và sự tác động đến chúng cũng như các loài phụ thuộc vào lồi cá bị đánh bắt nhằm duy trì và khơi phục ở mức độ mà việc tái sinh sản của chúng tránh khỏi nguy cơ bị tổn hại nghiêm trọng. Các thông tin khoa học cũng như các số liệu thống kê liên quan đến việc đánh bắt cũng như các biện pháp bảo tồn được phổ biến và trao đổi đều đặn qua trung gian của các tổ chức quốc tế có thẩm quyền, các tổ chức phân khu vực và đặc biệt là giữa quốc gia ven biển và các quốc gia liên quan có cơng dân thường đánh bắt trong khu vực.38

Đặc tính của các lồi cá là sự di chuyển khắp nơi từ nơi này đến nơi khác. Do đó, trong Cơng ước, các đàn cá, các loài cá được chia tách thành các quy định riêng biệt từ Điều 63 đến Điều 67. Tuy nhiên, đây không phải là sự phân bổ tài nguyên cá mà là dựa trên cơ sở các quy định này để có những biện pháp quản lý và bảo tồn các đàn cá một cách thích hợp.

Có thể nói, Cơng ước xác định trách nhiệm bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế chủ yếu thuộc về quốc gia ven biển nơi mà đàn cá đó sinh sống hay sinh sản bên cạnh sự hợp tác cùng các quốc gia có liên quan, đặc biệt cần phải kể đến tầm quan trọng của các tổ chức quốc tế trong khu vực có các đàn cá cần quản lý và bảo tồn.

Đối với các đàn cá xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế của hai hay nhiều quốc gia ven biển hoặc đồng thời ở vùng đặc quyền kinh tế và khu vực biển tiếp giáp với vùng đặc quyền kinh tế thì tài nguyên cá trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia nào sẽ do quốc gia đó quản lý và khai thác. Tuy vậy, các quốc gia liên quan có nghĩa vụ hợp tác trong việc bảo tồn và phát triển đàn cá đó (khoản 1 Điều 63 Cơng ước Luật biển 1982).

38

41

Đối với các loài cá di cư xa, quốc gia ven biển quản lý chúng khi chúng ở trong vùng đặc quyền kinh tế của mình (khoản 1 Điều 64 Công ước Luật biển 1982).

Đối với các động vật biển, quốc gia ven biển được quyền đưa ra những quy định chặt chẽ hơn những quy định của Công ước trong việc cấm, hạn chế và khai thác của động vật biển (Điều 65 Công ước Luật biển 1982).

Đối với các loài cá ra biển sinh sản, các quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế nơi mà các loài cá ra biển sinh sản trải qua phần lớn chu trình sống của mình sẽ có trách nhiệm quản lý các lồi đó (Điều 67 Cơng ước Luật biển 1982).

Cơng dân của các quốc gia khác khi tiến hành đánh bắt trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển phải tuân theo các biện pháp bảo tồn và các thể thức, các điều kiện khác được đặt ra trong các luật lệ và quy định của quốc gia ven biển đó dựa trên những quy định nền tảng từ Công ước Luật biển 1982.

Những quy định về quản lý và bảo tồn tài nguyên cá và sinh vật biển trong vùng đặc quyền kinh tế là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với quốc gia ven biển nói riêng và cả cộng đồng quốc tế nói chung. Nguồn tài nguyên cá trong vùng đặc quyền kinh tế được bảo tồn sẽ đảm bảo cho chính quốc gia ven biển đó nguồn lợi về kinh tế quan trọng, góp phần bảo vệ lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển khác và các quốc gia đánh cá trên biển cả. Sự suy giảm tài nguyên cá ở vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia ven biển sẽ ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên cá ở các khu vực khác và gây ra những tác động bất lợi cho môi trường sinh thái biển39.

Việt Nam ta cũng đã xây dựng nhiều chương trình, đề án cũng như ban hành nhiều văn bản pháp luật và thành lập nhiều cơ quan, tổ chức tiến hành bảo tồn nguồn lợi sinh vật trong vùng biển nước ta. Gần đây nhất, ngày 13-2-2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 188/QĐ-Ttg phê duyệt “chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020”. Đây được xem là một chương trình mới được triển khai với mục đích nhằm phục hồi nguồn lợi thủy sản, các lồi thủy sản có giá trị kinh tế và nghiên cứu khoa học, trong đó đặc biệt quan tâm đến nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ; quản lý các hoạt động thủy sản nhằm phát triển ngành khai thác thủy sản bền vững, đồng thời giữ gìn tính đa dạng sinh học của tài ngun sinh vật biển Việt Nam.

39

42

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)