2.1 Quyền đánh cá trong khu vực đặc quyền kinh tế
2.1.1 Khái niệm và sơ lược về lịch sử hình thành vùng đặc quyền kinh tế
Điều 55 Công ước Luật biển 1982 định nghĩa “vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển nằm ở phía ngồi lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới một chế độ pháp lý riêng, theo đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền và các quyền tự do của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh”.
Vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng khơng q 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ( Điều 57 Công ước Luật biển 1982 ).
Vấn đề vùng đặc quyền kinh tế được đặt ra tại Hội nghị lần thứ ba của Liên Hợp Quốc về Luật biển. Trong quá trình diễn ra Hội nghị, xu hướng đơn phương mở rộng khu vực thuộc quyền tài phán quốc gia vẫn tiếp tục diễn ra và có tác động mạnh mẽ đến việc xoay chuyển quan điểm của các quốc gia ven biển. Một số quốc gia như các nước thuộc Cộng đồng châu Âu, Liên Xô, Mỹ… và cả một số quốc gia đánh cá tầm xa như Nhật Bản đã tuyên bố hoặc có ý định thành lập khu vực đánh cá 200 hải lý hoặc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, đồng thời bắt đầu các cuộc thương lượng song phương để được quyền tiếp cận nguồn tài nguyên cá trong các khu vực thuộc quyền tài phán đánh cá của các quốc gia ven biển khác25. Đây là một trong các yếu tố dẫn đến việc khái niệm về vùng đặc quyền kinh tế trở thành khái niệm có giá trị tập quán được chấp nhận rộng rãi.
Trên cơ sở các cuộc tranh luận gay gắt giữa những quốc gia ven biển muốn mở rộng quyền của mình về vùng biển, bên cạnh cuộc đấu tranh có ý nghĩa chính trị của nhóm các nước mới giành được độc lập và các nước mới phát triển cùng với những hành vi mang tính chất đơn phương của các quốc gia mà tiêu biểu là Tuyên bố của Tổng thống Mỹ Truman, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đã được hình thành thơng qua con đường pháp điển hóa các quy phạm tập quán.
Tuy được thừa nhận và trở thành một quy định trong Công ước Luật biển 1982 nhưng “vùng đặc quyền kinh tế lại không tồn tại một cách thực tế và đương nhiên đối với mỗi
26
quốc gia ven biển”26. Vùng đặc quyền kinh tế chỉ có thể trở thành hiện thực thơng qua tuyên bố đơn phương của quốc gia ven biển hoặc theo thỏa thuận của các quốc gia có liên quan. Do đó, trong nhiều trường hợp, ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của quốc gia ven biển có thể trùng khít nhau, nhưng chế độ pháp lý của chúng là hoàn toàn khác nhau.
Vùng đặc quyền kinh tế không thuộc về biển cả, cũng khơng phải là lãnh hải mà đó là một vùng đặc thù. Vùng đặc quyền kinh tế chịu sự tác động của hai nhóm vùng biển đó là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia và vùng biển thuộc sở hữu quốc tế. Trong khi tại khu vực lãnh hải, quốc gia ven biển có chủ quyền đầy đủ thì tại vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán. Mục đích thiết lập vùng biển mới này là để phục vụ trước hết những nhu cầu kinh tế của các quốc gia ven biển. Thẩm quyền đối với tài nguyên sinh vật của các quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế là một vấn đề cần thảo luận rất gay cấn tại Hội nghị Luật biển lần III. Vùng đặc quyền kinh tế dành cho quốc gia ven biển đặc quyền về khai thác tài nguyên trong vùng. Do vậy, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền về mặt kinh tế trong vùng đặc quyền kinh tế là rất rộng lớn, khơng thua kém gì so với vùng lãnh thổ thuộc lãnh thổ quốc gia như lãnh hải hay nội thủy.
Có thể thấy được sự ra đời của vùng đặc quyền kinh tế là một điểm tiến bộ vượt bậc mà Công ước Luật biển 1982 đã làm, góp phần sửa đổi những hạn chế của “vùng đánh cá” hình thành sau khi Cơng ước 1958 về đánh cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật biển cả có hiệu lực.
Vùng đánh cá ra đời do ảnh hưởng bởi quyền đánh cá truyền thống, là quyền tự do đánh cá của tất cả các quốc gia bên ngoài lãnh hải. Trong vùng đánh cá, quốc gia ven biển chỉ được hưởng quyền ưu tiên đánh bắt trong khi trong vùng đặc quyền kinh tế, ngoài quyền chủ quyền về kinh tế, quốc gia ven biển cịn có các quyền tài phán khác. Ngoài ra, sự hạn chế của vùng đánh cá còn ở chỗ vùng đánh cá giới hạn quyền lực của quốc gia ven biển đối với tài nguyên sinh vật trong lòng cột nước của vùng, trong khi đó vùng đặc quyền kinh tế lại bao gồm tất cả các sinh vật hoặc không sinh vật trong tất cả
26
27
các tầng của vùng này như bề mặt biển, cột nước biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển27.
Sự ra đời của khái niệm vùng đặc quyền kinh tế được coi là một tất yếu lịch sử, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Vùng đặc quyền kinh tế ra đời đã làm đảo lộn nhiều nguyên tắc và quy phạm cũ, đặc biệt là quan điểm về tự do trên biển cả trước đây. Tuy nhiên, vấn đề về vùng đặc quyền kinh tế được đặt ra trong Công ước Luật biển 1982 đã góp phần mở rộng quyền chủ quyền chính đáng của quốc gia ven biển một cách có giới hạn để đồng thời đảm bảo tính ổn định tương đối của vùng biển quốc tế - nơi mà lợi ích chung của tất cả các quốc gia trên thế giới cần được tôn trọng.
Đối với Việt Nam, việc thiết lập vùng đặc quyền kinh tế đã được Chính phủ ta đặt ra ngay khi khái niệm về vùng đặc quyền kinh tế còn nằm trong dự thảo của Công ước Luật biển 1982. Cùng với Tuyên bố của Chính phủ ngày 12 tháng 5 năm 1977, Việt Nam đã trở thành quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á thiết lập vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, cùng với nhiều quốc gia khác trên thế giới đưa khái niệm vùng đặc quyền kinh tế trở thành một khái niệm mang giá trị tập quán trước khi Công ước được ký kết và có hiệu lực.
Tại khoản 3 của Tuyên bố của Chính phủ ngày 12-5-1977 quy định: “Vùng đặc quyền kinh tế của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh hải Việt Nam một vùng rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam. Nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, có các quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ mơi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”.
Việc nước ta tuyên bố xác lập vùng đặc quyền kinh tế đã mở rộng quyền đánh cá của Việt Nam ra biển, không chỉ giới hạn “quyền đánh cá trong vùng đánh cá rộng 50 hải lý
27
28
từ ranh giới ngoài của lãnh hải” theo tuyên bố của Chính phủ miền Nam Việt Nam năm 1972, đồng thời với việc mở rộng quyền chủ quyền của nước ta đối với nhiều nguồn tài nguyên khác không chỉ với nguồn tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Cùng với Tuyên bố 1977, khoản 3 Điều 4 Luật biên giới quốc gia năm 2003 cũng có quy định “Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền phía ngồi lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác”.
Với tư cách là một thành viên của Công ước, các quy định về vùng biển quốc gia của Việt Nam đặc biệt là vùng đặc quyền kinh tế - một vùng biển mới, hoàn toàn phù hợp với những quy định của Công ước Luật biển 1982.