Nghĩa vụ bảo tồn tài nguyên cá và sinh vật biển trong vùng biển quốc tế

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 52 - 57)

2.2 Quyền đánh cá trên vùng biển quốc tế

2.2.3 Nghĩa vụ bảo tồn tài nguyên cá và sinh vật biển trong vùng biển quốc tế

Như đã nói ở trên, quyền tự do đánh bắt hải sản trên biển cả được quy định trong Công ước Luật biển 1982 không hồn tồn khơng bị hạn chế như trước đây khi mà lúc bấy giờ, con người ta quan niệm rằng tài nguyên cá trên biển là vô tận, họ được quyền khai thác theo như những gì họ muốn. Và hiện nay, khi con người nhận ra rằng nguồn tài nguyên cá trên biển có thể bị cạn kiệt bất cứ lúc nào nếu khơng có những biện pháp quản lý và bảo tồn một cách đúng đắn, Cơng ước Luật biển 1982 đã có những quy định mới về quyền tự do đánh bắt hải sản trên khu vực biển cả mà cùng với quyền đánh bắt tự do đó là nghĩa vụ phải bảo tồn tài nguyên cá và sinh vật biển trong khu vực này.

Điều 117 Công ước Luật biển 1982 quy định: “Tất cả các quốc gia có nghĩa vụ định ra các biện pháp có thể cần thiết để áp dụng đối với các cơng dân của mình nhằm bảo tồn tài nguyên sinh vật của biển cả hoặc hợp tác với các quốc gia khác trong việc định ra các biện pháp như vậy”.

Như chúng ta đã biết, biển cả là của chung, tất cả quốc gia dù có biển hay khơng có biển đều có quyền khai thác tài nguyên cá và sinh vật trong khu vực này. Tuy nhiên, nếu khơng có một cơ chế kiểm sốt rõ ràng thì tình trạng vơ chính phủ trên biển sẽ lại tiếp tục xảy ra. Do đó, việc hợp tác giữa các quốc gia trong việc phân chia khu vực để đánh bắt là điều hoàn toàn cần thiết đã được Công ước Luật biển 1982 quy định. Theo đó, việc bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật biển cũng cần có sự hợp tác giữa các quốc gia hữu quan để có thể có kết quả cao nhất.

Các quốc gia khi khai thác tài nguyên cá trên biển cả có nghĩa vụ phải hợp tác với quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế giáp với biển cả, nhằm bảo tồn những đàn cá ở khu vực giáp ranh và tài nguyên sinh vật nói chung ở biển cả.

Việc xác định khối lượng đánh bắt cho phép của các quốc gia khi khai thác tài nguyên sinh vật trên biển cả phải dựa trên việc thực hiện các biện pháp nhằm bảo tồn nguồn tài nguyên này. Các quốc gia phải đảm bảo rằng việc khai thác các loài cá ở mức độ năng suất ổn định tối đa, các biện pháp quản lý và bảo tồn được xác định dựa trên các số liệu khoa học đáng tin cậy, đồng thời phải tính đến yếu tố mơi trường, những nhu cầu

47

đặc biệt của các quốc gia đang phát triển, các phương pháp đánh bắt và các quy định của các phân khu vực, khu vực hay thế giới45.

Biển cả là khu vực giáp ranh với các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển. Do đó, khi tham gia đánh cá trên biển cả, các quốc gia có nghĩa vụ phải bảo đảm rằng những hoạt động đánh bắt của mình khơng gây ra những tác động có hại cho nguồn tài nguyên sinh vật thuộc quyền tài phán của quốc gia ven biển. Đồng thời với đó là việc phải tơn trọng quyền của quốc gia ven biển đối với các lồi cá có khả năng di chuyển giữa vùng đặc quyền kinh tế và các vùng biển quốc tế như các đàn cá xuất hiện trong khu vực tiếp giáp với vùng đặc quyền kinh tế (khoản 2 Điều 63), các loài cá di cư xa (Điều 64), các động vật biển (Điều 65), các đàn cá vào sông sinh sản (Điều 66) và các loài cá ra biển sinh sản (Điều 67).

Khi cùng một đàn cá hoặc những đàn các loài quần hợp đồng thời ở trong vùng đặc quyền về kinh tế và ở trong một khu vực tiếp liền với vùng đó, quốc gia ven biển và các quốc gia khác khai thác các đàn này ở trong khu vực tiếp liền cố gắng trực tiếp hoặc qua trung gian của các tổ chức phân khu vực hay khu vực thích hợp, thỏa thuận với nhau về các biện pháp cần thiết để bảo tồn các đàn cá này trong khu vực tiếp liền(Khoản 2 Điều 63).

Đối với các loài cá di cư xa ghi trong phụ lục của Công ước, các quốc gia đánh bắt trên biển cả có nghĩa vụ phải hợp tác với các quốc gia ven biển một cách trực tiếp hoặc thơng qua các tổ chức quốc tế thích hợp nhằm bảo đảm việc bảo tồn và sử dụng tối ưu các lồi nói trên cả ở trong vùng đặc quyền kinh tế và khu vực trên biển cả nếu các quốc gia ven biển cùng đánh bắt các lồi cá đó (Điều 64).

Đối với các động vật biển, các quốc gia đánh bắt trên biển cả có nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia liên quan khác nhằm mục đích bảo tồn các động vật này (Điều 65).

Đối với các đàn cá vào sông sinh sản, việc các quốc gia đánh bắt trên biển cả cần tham khảo ý kiến của nhau để thỏa thuận về các thể thức và điều kiện của việc đánh bắt này, nhưng phải tính đến các đòi hỏi của việc bảo tồn và các nhu cầu của quốc gia nguồn gốc về đàn cá đó (điểm a khoản 3 Điều 65).

45

48

Đối với các loài cá ra biển sinh sản, Công ước chỉ cho phép khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế, không một quốc gia nào được phép đánh bắt các loài cá này trên biển cả (Điều 65).

Hiện nay, vẫn chưa có một cơ quan, tổ chức quốc tế nào chính thức quản lý tất cả vùng biển quốc tế. Với các quyền tự do trên biển cả ngày càng mở rộng nhiều hơn cho các quốc gia, trong đó quyền tự do đánh bắt hải sản cùng với nền khoa học hiện đại đã làm cho vùng biển quốc tế ngày càng bất ổn định. Các quốc gia khi tham gia đánh cá trên biển cả chỉ đặt ra mục tiêu là làm sao để khai thác một cách tốt nhất và tối đa sản lượng mà quên mất việc phải có nghĩa vụ bảo tồn nguồn tài nguyên cá trên biển cả cũng như nghĩa vụ hợp tác với các quốc gia khác để thực hiện điều này.

Tại các vùng biển khác nhau, các quốc gia trong khu vực thường thỏa thuận để thành lập ra một tổ chức quốc tế để quản lý việc khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng đó nhằm mục tiêu bảo tồn chúng. Hiện nay, tại các khu vực trên thế giới, các quốc gia trong khu vực đó hoặc các quốc gia có liên quan đã thảo luận và đi đến ký kết các Công ước khu vực về bảo tồn và quản lý các nguồn tài nguyên cá mà thường là về một số lồi cá cụ thể. Có thể kể đến một số Công ước như Công ước về hải cẩu có lơng 1911, Cơng ước quốc tế quản lý các hoạt động đánh bắt cá voi 1946, Công ước về thành lập Ủy ban quốc tế về bảo tồn cá thu liên Mỹ 1966, Công ước về bảo tồn và quản lý nguồn cá Pollock ở khu vực trung tâm biển Bering, Công ước về bảo tồn và quản lý cá thu vây xanh 1994…46

Tuy nhiên, các tổ chức quốc tế do các khu vực này thành lập ra vẫn chưa thực sự phát huy hết quyền hạn có thể của mình. Do đó, nạn đánh bắt cá một cách tự do và bừa bãi trên các vùng biển quốc tế vẫn tiếp tục diễn ra và gây nên một vấn đề nghiêm trọng đó là suy giảm nguồn tài nguyên cá. Vì vậy, việc quan trọng đặt ra là cần có một tổ chức quốc tế nhằm thống nhất quy chế pháp lý đối với quyền tự do đánh bắt hải sản trên biển cả.

Có thể thấy, mặc dù Cơng ước Luật biển 1982 đã có những quy định mới về bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên cá và sinh vật biển trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven biển nói riêng và trên vùng biển quốc tế nói chung khá đầy đủ và rõ ràng hơn so với các Cơng ước trước đó. Tuy vậy, Cơng ước vẫn chưa thực sự giải quyết một

46

49

cách triệt để hoàn toàn các vấn đề liên quan đến việc bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên cá, đặc biệt là với các đàn cá có khả năng di chuyển từ vùng biển này sang vùng biển khác. Một trong những sự phát triển mới sau Công ước Luật biển 1982 là sự ra đời của Hiệp định về bảo tồn và quản lý các loài cá di cư xa 1995. Tuy Hiệp định mới ra đời và có thêm các biện pháp để bảo tồn và quản lý đối với các loài cá di cư xa nhưng vẫn chưa thực sự giải quyết được hết tất cả các vấn đề liên quan đến lồi cá này.

Dù Cơng ước Luật biển 1982 đã tạo ra được một chế độ quốc tế mới về đánh cá nhưng việc bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên cá trong các khu vực đặc quyền kinh tế và biển cả khó có thể thực hiện được một cách đầy đủ trên thực tế. Có lẽ điều cần thiết và quan trọng nhất để vấn đề bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên cá được thực thi có hiệu quả trên thực tế là phụ thuộc vào ý thức của chính các quốc gia tham gia đánh bắt trên tất cả các khu vực biển cũng như sự hợp tác giữa các quốc gia qua các thỏa thuận song phương và khu vực.

Kết luận chƣơng 2

Tại chương 2 này, tác giả tập trung đi sâu vào phân tích quyền đánh cá trong Cơng ước Luật biển 1982 chủ yếu được quy định trong hai vùng biển đó là vùng biển quốc tế và vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển.

Qua việc phân tích những nội dung cơ bản của quyền đánh cá trong Cơng ước Luật biển 1982, có thể nhận thấy rằng sự ra đời của quyền đánh cá và những quy định mới của nó trong Cơng ước Luật biển 1982 là sự đấu tranh thống nhất về quyền lợi giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển có biển hay giữa các quốc gia ven biển và các quốc gia đánh cá tầm xa, giữa các quốc gia có biển và các quốc gia khơng có biển…

Quyền đánh cá trong Cơng ước Luật biển 1982 trong khi dành những đặc quyền riêng biệt về kinh tế cho quốc gia ven biển đối với nguồn tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế thì cũng đồng thời đảm bảo một phần lợi ích nhất định cho các quốc gia khác được quyền tiếp cận đối với lượng cá dư thừa tại đây.

Trên vùng biển quốc tế, quyền lợi của các quốc gia là ngang nhau, dù đó là quốc gia có biển hay khơng có biển, quốc gia phát triển hay không phát triển…

50

Và luôn đi đôi song hành với quyền đươc khai thác, Công ước cũng đưa ra quy định tất cả các quốc gia khi tham gia khai thác tài nguyên sinh vật trên biển cả hay quốc gia ven biển và các quốc gia khác được quốc gia ven biển cho phép khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của họ phải có nghĩa vụ bảo tồn nguồn tài nguyên sinh vật biển trên tất cả các vùng biển.

Trên cơ sở phân tích chương 2, trong chương 3, tác giả sẽ tiếp tục phân tích, đối chiếu xem liệu những quy định của pháp luật Việt Nam về quyền đánh cá – một thành viên của Cơng ước liệu có phù hợp hay khơng. Đồng thời, tìm hiểu những khí khăn của ngư dân Việt Nam và thực trạng đánh bắt cá hiện nay.

51

CHƢƠNG 3: QUYỀN ĐÁNH CÁ TRONG VÀ NGOÀI VÙNG BIỂN CHỦ QUYỀN CỦA NGƢ DÂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Quyền đánh cá trong công ước của liên hợp quốc về luật biển 1982 (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)