Sự tham gia của cộng đồng và vai trò giới trong quản lý rừng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã đông xuân, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 84 - 109)

và là yếu tố ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả của công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Để cộng đồng tham gia tích cực vào các hoạt động trong lĩnh vực tài nguyên rừng và có những nhận thức sâu sắc hơn nữa về vai trò, tầm quan trọng của rừng phòng hộ đối với môi trường, sinh hoạt và sản xuất của người dân; cũng như vai trò của rừng sản xuất trong phát triển kinh tế xã hội thì UBND huyện, xã, cán bộ lâm nghiệp và các ban ngành đoàn thể cần phối hợp thực hiện các công tác sau:

- Tổ chức các đợt tuyên truyền, phổ biến đến người dân các điều luật, văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên rừng nói chung và về ngành lâm nghiệp nói riêng giúp người dân nâng cao nhận thức về: vai trò, tầm quan trọng, lợi ích của rừng; về mục đích, ý nghĩa của công tác bảo vệ, phát triển rừng và PCCCR. Phối hợp với Đài Phát thanh của huyện và xã xây dựng phóng sự, bài viết phản ánh về công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng sản xuất và công tác PCCCR; đồng thời lồng ghép chương trình phổ biến văn bản pháp luật và phản ánh những đơn vị, gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ

rừng, PCCCR, các hộ phát triển sản xuất giỏi trên đất rừng.

- Khuyến khích người dân tham gia thảo luận về xây dựng quy chế quản lý, bảo vệ rừng cho từng thôn căn cứ trên các quy định hiện hành của pháp luật và luật tục, hương ước bảo vệ rừng của từng thôn.

- Khuyến khíc cả phụ nữ và nam giới tham gia vào các hoạt động quản lý tài nguyên rừng dựa trên kiến thức và kinh nghiệm của cả hai giới.

- Phối hợp các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể tại những thôn có rừng phòng hộ và rừng sản xuất tăng cường các hoạt động: tổ chức tuyên truyền trực tiếp thông qua các buổi họp dân trong địa bàn dân cư; tổ chức Tổ tuyên truyền lưu động,

đi đến các điểm dân cư tập trung cận rừng dùng loa để phổ biến nội dung tuyên truyền kết hợp tranh cổđộng, phát tờ rơi.

- Chủ trì phối hợp cùng chính quyền địa phương, các ban ngành liên quan tổ

chức các cuộc thi tìm hiểu công tác truyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ, phát triển rừng và cây xanh trong học sinh thuộc các trường trung học cơ sở trên địa bàn xã.

- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với những hộ gia đình canh tác lâu năm trên đất rừng mà chưa được giao đất lâm nghiệp. Đồng thời tiến hành tách sổ đối với các trường hợp nhiều hộ gia đình chung một sổ khi có những yêu cầu, nguyện vọng từ các hộ.

- Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm tới người dân, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây; giới thiệu các giống cây trồng mới phù hợp với đặc điểm loại đất lâm nghiệp tại xã. Giới thiệu, tư vấn các mô hình trang trại kết hợp để người dân phát huy tối đa lợi thế về diện tích đất lâm nghiệp hiện có.

- Khuyến khích người dân tham gia các đợt tập huấn, diễn tập công tác PCCCR được tổ chức trên địa bàn xã nhằm tăng cường sự hỗ trợ kịp thời của người dân khi xảy ra cháy rừng với phương châm 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và vật tư hậu cần tại chỗ. Có những chương trình tuyên dương các cá nhân, hộ gia đình có thành tích tốt trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR.

Kết luận chương 3

Nâng cao năng lực quản lý rừng tại cấp cơ sở là một yếu tố quan trọng quyết

định hiệu quả của công tác quản lý rừng, góp phần phát huy tối đa tiềm năng tài nguyên đất đai tại địa phương. Chương 3 của luận văn với mục tiêu là đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng.

Để các giải pháp đưa ra có cơ sở khoa học cũng như mang tính thực tiễn cao, luận văn đã dựa trên kết quản phân tích thực trạng về tài nguyên rừng, thực trạng về

công tác quản lý rừng và năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã, những khó khăn và hạn chế trong lĩnh vực tài nguyên rừng tại địa phương. Trên cơ sở các kết quả

phân tích có được, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ địa phương làm tốt công tác quản lý và phát triển rừng bền vững trong những năm tiếp theo.

Đây là một số giải pháp mang tính thực tiễn cao, nếu được sự ủng hộ của các cấp chính quyền và sự hưởng ứng của người dân, trong những năm tới rừng phòng hộ

tại xã sẽ được giữ vững về thành phần loài động, thực vật cũng như diện tích hiện có; rừng sản xuất sẽ trở thành thế mạnh và là thành phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế tại địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN

Hiện nay tài nguyên rừng đang là lĩnh vực nhận được nhiều sự quan tâm của

Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền và nhiều lĩnh vực như môi trường, kinh tế… Tuy nhiên diện tích rừng tại nước ta đang suy giảm một cách nhanh chóng, thành phần loài động, thực vật và sự đa dạng sinh học trong các cánh rừng ngày càng dần mất đi. Trước tình hình đó, Chính phủ và các Bộ ngành như Bộ NN & PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường… đã và đang có những chủ trương chính sách, các điều luật về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng một cách hiệu quả, bền vững cho cả hiện tại và trong tương lai. Tại huyện Quốc Oai có 2 xã là Phú Mãn và

Đông Xuân có diện tích rừng nên nhận được nhiều sự quan tâm từ phía UBND huyện, đặc biệt là xã Đông Xuân, một xã thuộc tỉnh Hòa Bình được sát nhập vào Thành phố Hà Nội năm 2008. UBND huyện đã đầu tư các trang thiết bị, phương tiện PCCCR và có nhiều chủ trương trong quản lý và bảo vệ rừng phòng hộ cũng như nghiên cứu các chương trình hỗ trợ phát triển rừng sản xuất tại xã Đông Xuân. Tuy nhiên hiện nay xã vẫn chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế sẵn có trong phát triển lâm nghiệp; còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại trong công tác quản lý rừng cũng như nhiều hạn chế trong năng lực quản lý rừng.

Với mục tiêu nghiên cứu thực trạng về tài nguyên rừng, công tác quản lý cũng như năng lực quản lý rừng tại xã, trên cơ sởđó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ tài nguyên đất và xây dựng hướng đi trong phát triển kinh tế trên đất rừng, nghiên cứu đã đề cập tới một số nội dung chính như sau:

1. Trên phương diện lý thuyết, tác giảđã hệ thống hoá những lý luận cơ bản có liên quan đến tài nguyên rừng: Vai trò và tầm quan trọng của rừng đối với môi trường, kinh tế và văn hóa – xã hội, các khái niệm cơ bản về tài nguyên rừng, các cơ

sở lý luận và những yếu tốảnh hưởng đến năng lực quản lý tài nguyên rừng.

phố Hà Nội về diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất, một số LSNG và các loại cây trồng chính trên đất lâm nghiệp. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ

tương đối lớn trong tổng diện tích toàn xã cũng như tổng diện tích đất điều tra tại các hộ gia đình. Đồng thời xác định được các loại cây trồng chính trên đất lâm nghiệp và sự tác động tới kinh tế các hộ nói riêng và trong cơ cấu thành phần kinh tế toàn xã nói chung. Tuy nhiên, sự tác động đến kinh tế chưa cao do các loại cây trồng chính có thời gian sinh trưởng, phát triển khá dài.

3. Phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác lâm nghiệp tại xã về số

lượng và trình độ chuyên môn. Hiệu quả các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm chưa cao, hoạt động tuần tra bảo vệ rừng và xử lý vi phạm của cán bộ lâm nghiệp trên địa bàn xã vẫn chưa được thực hiện thường xuyên; công tác bảo vệ và PCCCR của các tổ đội xung kích chưa thực sự mang lại hiệu quả do các hoạt động mang tính hình thức.

4. Luận văn đã phân tích các yếu tố chính, quan trọng và đều có mức độ ảnh lớn tới năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã bao gồm: Các cơ chế và chính sách quản lý, quy hoạch rừng, kinh phí cho việc quản lý và bảo vệ, nhận thức và trình độ

chuyên môn của người quản lý. Đồng thời luận văn cũng đã phân tích được những hạn chế và nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong năng lực quản lý, đây cũng là một trong những yếu tố khá quan trọng để làm cơ sở đề xuất giải pháp được thực hiện trong chương 3 của luận văn.

5. Nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội trong thời gian tới, luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản, đó là thực thi các cơ chế chính sách mà Nhà nước đã ban hành; bổ sung các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ lâm nghiệp trong các công tác chuyên môn cũng như hỗ trợ, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng và bảo vệ rừng; kiện toàn lại đội ngũ cán bộ quản lý rừng; đào tạo, tập huấn trình độ chuyên môn cho người làm công tác lâm nghiệp, công tác bảo vệ rừng và PCCCR; ứng dụng khoa học công nghệ và chuyển giao kỹ thuật trong công tác lưu

trữ dữ liệu, nghiên cứu phát triển giống cây trồng phù hợp với loại đất hiện có, sử

dụng thành thạo các phương tiện và dụng cụ PCCCR; tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng với nhiều hình thức tuyên truyền, khuyến khích, động viên để người dân hiểu rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình, hỗ trợ cán bộ lâm nghiệp và các tổ xung kích làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR.

Nâng cao năng lực trong quản lý tài nguyên rừng tại địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi và là cơ sở quan trọng trong công tác bảo vệ tốt rừng phòng hộ, trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao trên đất rừng sản xuất. Đồng thời góp phần thúc

đẩy và tạo bước tiến mới trong phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội tại địa phương trong thời gian tới.

KHUYẾN NGHỊ

Các định hướng trong quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại địa phương là trách nhiệm của UBND huyện, xã và các cán bộ chuyên môn, phải phù hợp với định hướng phát triển chung của huyện cũng như của Thành phố. Đồng thời phải căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, những khó khăn, tồn tại cần được giải quyết để phát huy tối đa tiềm năng đất đai hiện có. Do vậy các cấp chính quyền và ban ngành liên quan cần thực hiện một số công tác sau đây:

1. Đối với UBND huyện Quốc Oai: Cần ưu tiên, hỗ trợ về cơ chế chính sách, kinh phí cho các chương trình chuyển giao khoa học kỹ thuật và các lớp tập huấn công tác PCCCR cho xã Đông Xuân. Chỉ đạo UBND xã đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm đảm bảo cho mọi người dân có đất lâm nghiệp được hướng dẫn về kỹ thuật và giúp đỡ xây dựng phương án sản xuất phù hợp với điều kiện đất đai và hoàn cảnh gia đình của họ, nhất là đối với những hộ nghèo. Tạo điều kiện phối hợp với các ban ngành liên quan trong huyện tiến hành rà soát, kiểm kê lại cơ cấu đất lâm nghiệp; kiện toàn lại đội ngũ cán bộ làm công tác lâm nghiệp từ

cấp huyện đến cấp xã.

2. Đối với UBND xã Đông Xuân: Lập báo cáo, tờ trình gửi lên UBND huyện các định hướng của xã về lĩnh vực tài nguyên rừng; xin cấp kinh phí cho các hoạt

động bảo vệ và phát triển rừng; bổ sung thêm nhân lực cho quản lý rừng và kiện toàn lại đội ngũ cán bộ làm công tác lâm nghiệp. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi giúp đội ngũ cán bộ lâm nghiệp tại xã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Đồng thời phối hợp với cán bộ lâm nghiệp tiến hành kiểm tra, rà soát lại thành hệ thống các vấn đề liên quan đến quản lý, bảo vệ và phát triển rừng như: Diện tích, chủ sở hữu, năng suất, sản lượng, mùa vụ hoặc thời gian khai thác của các loại cây trồng chính… Mở các lớp khuyến nông, khuyến lâm giúp bà con có những hướng đi vững chắc và phát huy tối đa lợi thế về đất đai, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình cũng như làm thay đổi bộ mặt kinh tế toàn xã.

3. Đối với cán bộ lâm nghiệp: Chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụđược cấp trên giao phó, tham mưu cho lãnh đạo xã các phương án quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả. Thường xuyên giao lưu, học hỏi các đơn vị cùng chuyên ngành và đồng nghiệp về lĩnh vực tài nguyên rừng; trau dồi và nâng cao kiến thức, sự hiểu biết cũng như kinh nghiệm trong quản lý rừng; tìm tòi, nghiên cứu các giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại xã. Tuyên truyền, vận động cộng đồng cùng tham gia quản lý rừng và làm giàu trên đất rừng, góp phần bảo vệ

môi trường sinh thái và tăng thu nhập cho các hộ gia đình, đặc biệt là các gia đình chính sách và các hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ đề tài nên đề tài bước đầu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội mang tính hệ thống và cơ bản nhất. Với những vấn đề đã được nghiên cứu và đề cập đến trong đề tài là những cơ sở cần thiết cho công tác quản lý tài nguyên rừng đạt được hiệu quả và mang lại lợi ích về mặt môi trường, kinh tế và văn hóa cho xã hội nói chung và cho xã Đông Xuân nói riêng. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu điểm tại 2 trên tổng số 6 thôn có rừng tại xã nên chưa thể đánh giá một cách toàn diện về hiện trạng tài nguyên rừng cũng như hiệu quả công tác quản lý rừng tại địa phương. Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn ở các thôn có rừng tại xã và ở các địa phương có rừng giáp ranh với diện tích rừng của xã để có được những đánh giá đầy đủ và toàn diện hơn, làm cơ sởđề

xuất những giải pháp nâng cao năng lực quản lý rừng, đồng thời nâng cao hiệu quả

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

Các giáo trình và nghiên cứu khoa học

1. Vi Văn An (2011): Tri thức dân gian của người Thái trong việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Trang Web: www.vanhoanghean.vn/.../2370-tri-thuc-dan-

gian-cua-nguoi-thai-trong-vi... .

2. Barry Field, 2010: “Kinh tế tài nguyên thiên nhiên đại cương”. Khoa Kinh tế

và Quản lý biên dịch, trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội.

3. Bộ môn Quản lý tài nguyên thiên nhiên biên dịch, 2010: “Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên – Quản lý cho một tương lai bền vững”. Bộ môn Quản lý tài nguyên thiên nhiên, trường Đại học Thủy Lợi, Hà Nội.

4. Đặng Tùng Hoa và Đỗ Anh Tuân, 2011: Bài giảng Kinh tế lâm nghiệp. Trường

Đại học Thủy lợi, Hà Nội.

5. Đặng Tùng Hoa, 2004: “Tác động của GĐGR đến phân công lao động theo

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã đông xuân, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 84 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)