Khái niệm chung về quản lý, năng lực quản lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã đông xuân, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

Theo Mary Parker Follett (1920): “Quản lý là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”. Còn James Stoner và Stephan Robbins (thập niên 80 của thế

kỷ XX) thì: “Quản lý là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”. Ngoài ra còn có một định nghĩa khác: “Quản lý là đạt được mục tiêu cao nhất bằng việc sử dụng nguồn lực hạn chế

nhất trong môi trường luôn luôn biến động”.

Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các đặc

điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt

động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân mới đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có (“Khái niệm chung về năng lực và những yêu cầu năng lực của người lãnh đạo quản lý”, http://www.vnpt.vn, 2013).

Năng lực quản lý chính là khả năng vận dụng kiến thức, những kỹ năng mà mình có vào thực tếđể công việc đạt được kết quả cao. Nó đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, nắm bắt được, thực hiện được các hoạt động của quản lý. Sau đó là kỹ năng làm việc với nhiều người mà trước tiên là phải hiểu người khác tạo ra sự nhạy cảm trong việc tiếp cận với người khác, giành quyền lực và gây ảnh hưởng để mọi người nghe, tin và làm việc với mình. Nhà quản lý còn cần xây dựng kỹ năng đàm phán, giao tiếp giải quyết các xung đột và xây dựng phát

triển nhóm làm việc. Kỹ năng của người lãnh đạo còn bao gồm cả khả năng nhận thức, có tầm nhìn sâu về hệ thống và môi trường, nhìn ra điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp, nhìn ra cơ hội và thách thức với môi trường. Do đó nhà quản lý cần có quan điểm phát triển và toàn diện.

1.3.2. Cơ sở lý luận về năng lực quản lý tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng có mối quan hệ tương quan với các nguồn tài nguyên khác như tài nguyên đất, tài nguyên nước và tài nguyên môi trường. Có thể nói rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng… Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nay rừng trên thế giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới 21,5 ha rừng nhiệt

đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai, cạn kiệt nguồn nước và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất…

Cho đến nay ở nước ta có rất nhiều công trình, dự án nghiên cứu khoa học về

lĩnh vực tài nguyên rừng như: Giao đất giao rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, tác động của con người tới tài nguyên rừng, vai trò giới trong quản lý rừng, vai trò của rừng trong phát triển kinh tế - xã hội… Một sốđề tài nghiên cứu của các tác giả như dưới đây:

Nghiên cứu của tác giả Đặng Tùng Hoa (2006) [6]: Ảnh hưởng của giao đất lâm nghiệp đến phương thức và hiệu quả sử dụng đất của hộ gia đình tại xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình đã đề cập những ảnh hưởng của việc giao

đất lâm nghiệp tới nhận thức của người dân, tới phương thức và hiệu quả sử dụng

đất, những khó khăn và hạn chế trong việc sử dụng đất tại địa phương. Từđó tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nói chung và đất lâm nghiệp nói riêng.

Tác giả Lê Thị Lộc (2003) [10]: Đánh giá hiệu quả dự án quản lý rừng đầu nguồn có sự tham gia của người dân tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng

Ninh đã phân tích được thực trạng dự án quản lý rừng đầu nguồn có sự tham gia của cộng đồng, đánh giá được hiệu quả của dự án. Từ đó tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dự án quản lý rừng, làm cơ sở áp dụng đối với các dự

án quản lý rừng đầu nguồn.

Đề tài của tác giả Đỗ Thị Hường (2010) [9]: Nghiên cứu các tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình phân tích cơ cấu sản xuất, cơ cấu đất đai, cơ

cấu thu nhập – chi phí, cơ cấu lao động, đề tài đã phân tích các nguyên nhân dẫn tới các tác động của người dân tới tài nguyên rừng của khu bảo tồn thiên nhiên Thượng Tiến (bao gồm hình thức và mức độ tác động). Từ đó tác giả đã đưa ra năm giải pháp cụ thể để hài hòa được mục tiêu bảo tồn với nhu cầu sống của người dân sống trong và cạnh các khu bảo tồn.

Nghiên cứu của tác giả Đặng Tùng Hoa (2004) [5]: Tác động của GĐGR đến phân công lao động theo giới của các hộ gia đình người Mường tại thôn Suối Bu xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình đã đánh giá được thực trạng phân công lao động theo giới của các hộ gia đình người Mường tại thôn Suối Bu, làm cơ

sởđánh giá tác động của việc GĐGR đến sự phân công lao động hiện có. Từđó tác giả đã phân tích và đưa ra một số giải pháp phân công lao động theo giới một cách hợp lý.

Đề tài của Bùi Thị Kim Phương (2002) [12]: Nghiên cứu ảnh hưởng của công tác giao đất giao rừng đến việc sử dụng đất lâm nông nghiệp làm cơ sởđề xuất các giải pháp quản lý tài nguyên rừng bền vững tại xã Trường Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Tác giảđã phân tích khá chi tiết công tác giao đất khoán rừng tại xã Trường Sơn, tình hình sử dụng đất sau khi giao đất khoán rừng, những tồn tại và tác

động của quá trình đó đến việc sử dụng đất nông nghiệp. Trên cơ sởđó tác giảđã đề

xuất một số giải pháp cụ thể nhằm quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững tại xã Trường Sơn.

Các đề tài nghiên cứu hiện nay mới đưa ra vấn đề về giao đất giao rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, tác động của con người tới tài nguyên rừng, vai trò giới trong quản lý rừng, vai trò của rừng trong phát triển kinh tế - xã hội. Nghiên cứu về năng lực của những người quản lý tài nguyên rừng chưa được đề cập đến, vì vậy nâng cao năng lực cho người quản lý tài nguyên rừng là đề tài cấp thiết và cần

được quan tâm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã đông xuân, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)