Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã đông xuân, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 77 - 79)

Cơ chế chính sách là nhân tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng đến năng lực quản lý tài nguyên rừng, quyết định đến các định hướng và quy hoạch tài nguyên hiện có và trong tương lai. Các cơ chế, chính sách về tài nguyên rừng hiện hành đã và đang phát huy tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phát triển lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói chung và huyện Quốc Oai nói riêng. Tại xã

Đông Xuân hiện nay vẫn còn một số hộ trồng cây lâm nghiệp trên diện tích đất trống đồi trọc vẫn chưa nhận được sự quan tâm của chính quyền địa phương. Các hộ này mong muốn được cấp quyền sử dụng đất hoặc “thuê” đất trồng rừng trong thời gian dài để yên tâm phát triển kinh tế. Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian tới công tác giao khoán và cho thuê đất lâm nghiệp cần được triển khai theo đúng quy định và tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng rừng. Đồng thời cần tăng thời gian giao đất, cho thuê đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất lên 70 năm. Tiến hành hỗ trợ áp dụng mức kinh phí thực hiện giao rừng, cho thuê rừng với mức bình quân 300.000 đ/ha rừng. Khuyến khích các chủ

rừng, các hộ gia đình kết hợp trồng rừng với trồng cây nông nghiệp trong những năm đầu khi cây chưa lớn, kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm trong rừng hoặc phát triển mô hình kinh tế trang trại lâm nghiệp.

Cơ chế chính sách khuyến khích về tài chính: UBND Thành phố, huyện, xã hỗ

trợ đầu tư từ ngân sách Nhà nước và cho vay tín dụng ưu đãi lãi suất thấp đối với các hộ sản xuất trên đất lâm nghiệp, đặc biệt ưu tiên cho các hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn tham gia vay vốn, có thể vay không lãi suất để khuyến khích hoạt động trồng rừng, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho hộ gia đình góp phần phát

triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Mặt khác, UBND huyện Quốc Oai và xã Đông Xuân thành lập quỹ “bảo vệ và phát triển rừng” cấp huyện và cấp xã để tạo động lực tích cực cho các hộ dân tham gia các hoạt động về rừng như: Tổ chức trồng cây trên các cánh rừng tự nhiên, kiểm tra và chăm sóc rừng theo định kỳ, khen thưởng động viên các cá nhân, hộ gia đình có những hoạt động tích cực trong lĩnh vực về rừng…

Đối với cán bộ lâm nghiệp và các tổ xung kích bảo vệ rừng và PCCCR: Đây là lực lượng nòng cốt thực hiện chức năng quản lý và bảo vệ rừng, tham mưu cho ngành và chính quyền các cấp thực hiện chính sách và pháp luật của Nhà nước về

quản lý và bảo vệ rừng. Trong thời gian tới cần kiện toàn lại cơ cấu, hệ thống tổ

chức từ Thành phố tới các huyện và các xã có rừng, nghiên cứu ban hành các chính sách và chếđộđãi ngộđặc thù ngành lâm nghiệp như tăng phụ cấp ưu đãi nghề, phụ

cấp thâm niên nghề, có chế độ thương binh, liệt sĩ do bị tai nạn trong khi thi hành nhiệm vụ, xác định ngạch bậc công chức và khung lương cơ bản để bảo đảm cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ cho các cán bộ và đội ngũ phục vụ trong ngành tài nguyên rừng. Ngoài việc quan tâm bằng các chế độ, chính sách của Nhà nước thì các cấp ngành chuyên môn phải thường xuyên phối hợp làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức của lâm nghiệp; tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực; tăng cường công tác kiểm tra chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức ngành lâm nghiệp vi phạm tác phong, đạo đức nghề nghiệp, quy chế của ngành trong thi hành công vụ.

Đối với người dân: Nhà nước ta đang có nhiều chủ trương, chính sách và cơ

chế khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên sự hỗ trợ chưa thực sự mang lại hiệu quả do sựảnh hưởng của nhiều yếu tố

như điều kiện đất đai, khí hậu và thị trường tiêu thụ… Đối với rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, nên có sự thống nhất bằng văn bản pháp lý của Nhà nước, nhằm kêu gọi sựđồng thuận và chia sẻ lợi ích từ rừng của các bên liên quan, đặc biệt là người dân địa phương. Mặc dù việc kêu gọi người dân cùng tham gia vào đồng quản lý và chia sẻ lợi ích tại nhiều địa phương vẫn chưa được quan tâm đúng mức và nhiều

cách thức khác nhau nhưng hiện nay về cơ bản người dân đã nâng cao ý thức, trách nhiệm đối với tài nguyên rừng hơn so với trước đây. Đây là một trong những dấu hiệu tích cực đối với ngành lâm nghiệp và của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã đông xuân, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)