Từ những thực trạng về quản lý tài nguyên rừng tại xã đã nêu ở mục 2.2 của luận văn cho thấy việc quản lý tài nguyên rừng còn gặp nhiều khó khăn, trong đó năng lực quản lý của cán bộ chuyên môn là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định việc quản lý hiệu quả hay không hiệu quả. Cán bộ kiểm lâm là những người tham mưu cho UBND xã thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và
đất lâm nghiệp, đồng thời định hướng sản xuất, canh tác đất lâm nghiệp cho người dân trên địa bàn một cách hiệu quả và bền vững.
Thực tế cho thấy, lực lượng kiểm lâm tại địa bàn xã và các hạt kiểm lâm là người đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, bởi vì xét đến cùng thì mọi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đều gắn với một địa bàn cụ thể. Nâng cao năng lực, trang bịđầy đủ phương tiện cho đội ngũ
công chức kiểm lâm địa bàn xã và các hạt kiểm lâm là việc cần phải được ưu tiên. Diện tích rừng tự nhiên của xã Đông Xuân bị suy giảm qua các thời kỳ, giảm nhiều vào thời kỳ chiến tranh và khai hoang đất rừng thành đất ở, đất sản xuất. Hiện nay, diện tích rừng tương đối ổn định do người dân đã sản xuất trên đất được giao nên yên tâm canh tác trên phần đất của mình. Ở hình 2.6: 54,84% các hộ được hỏi cho biết diện tích rừng tự nhiên giảm ít trong giai đoạn hiện nay, điều đó cho thấy việc quản lý diện tích rừng được thực hiện khá tốt và diện tích rừng dần ổn định. Tuy nhiên có 35,48% các hộ gia đình không biết đến sự thay đổi của diện tích rừng tự nhiên. Con số này khá lớn cho thấy người dân chưa thực sự quan tâm đến rừng,
đến vai trò quan trọng của rừng trong sản xuất cũng như đối với môi trường sinh thái. Một trong những yếu tố giúp người làm công tác quản lý rừng tốt và hiệu quả
là sự hợp tác tích cực từ cộng đồng. Vì vậy cần có kế hoạch tuyên truyền sâu rộng tới cộng đồng về tài nguyên rừng để cùng phối hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững, hiệu quả.
Sự thay đổi diện tích rừng tuy không nhiều nhưng sự thay đổi về thành phần loài động, thực vật trong rừng tự nhiên là rất lớn. Có 90,32% các hộ được hỏi cho biết thành phần loài động vật trong rừng tự nhiên bị giảm nhiều so với thời kỳ
trước. Hiện nay một số loài động vật quý không còn thấy xuất hiện trong rừng, sự đa dạng về động vật rừng giảm mạnh. Sự suy giảm này một phần là do diện tích rừng bị thu hẹp, phần lớn là do săn bắn. Công tác bảo vệ diện tích và cây rừng được
chú trọng nhưng vấn đề bảo vệđộng vật rừng còn chưa được thực hiện sát sao, động vật mất dần nơi cư trú an toàn do bị đe dọa của nạn săn bắn trái phép. Đây cũng là một trong những khía cạnh đánh giá về năng lực quản lý rừng của cán bộ lâm nghiệp.
Hình 2.6: Thay đổi diện tích rừng trong giai đoạn hiện nay
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát hiện trường (2013)
Bên cạnh đó, có 61,29% số hộ được hỏi cho biết thành phần cây rừng giảm ít, các loài gỗ quý hiếm đã bị khai thác hết. Hiện nay trong rừng số lượng cây có
đường kính lớn và thẳng còn lại rất ít, do đó trữ lượng gỗ rừng tự nhiên là không lớn. Trong những năm tiếp theo UBND xã và đặc biệt là BQL rừng cần có kế hoạch cụ thể nhằm bảo vệ và phát triển rừng tự nhiên một cách bền vững và hiệu quả.
2.3.2. Thực trạng năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
Do đặc thù rừng nằm trên vùng đồi núi, diện tích rộng, địa hình hiểm trở nên một trong những khó khăn trong việc quản lý rừng chính là số lượng cán bộ kiểm lâm hạn chế. Hiện nay xã Đông Xuân có 01 cán bộ kiểm lâm xã và 01 cán bộ
000 010 020 030 040 050 060
Giảm nhiều: 3,23 % Giảm ít: 54,84 % Không giảm: 6,45 % Không biết: 35,48 %
T
ỷ
l
ệ
%
thường trực, các thôn có các bảo vệ rừng hoặc một người bảo vệ rừng. Tuy nhiên ở
các thôn diện tích rừng không đồng đều và rừng tự nhiên đã giao cho các công ty sử
dụng vào mục đích phát triển du lịch sinh thái nên bảo vệ rừng không thuộc sự quản lý của xã, UBND xã và cán bộ kiểm lâm chỉ can thiệp khi xảy ra tình trạng vi phạm hợp đồng về quản lý và sử dụng rừng.
Trong tổng số 31 hộ được phỏng vấn có 25 hộ (chiếm 80,65%) cho rằng số
lượng cán bộ quản lý rừng hiện nay chưa đủ (xem hình 2.7). Điều này phản ánh khá
đúng với thực trạng số lượng cán bộ quản lý rừng tại xã: Cán bộ chuyên môn chỉ có một người, còn lại là cán bộ kiêm nhiệm. Người dân chỉ biết đến cán bộ chuyên môn về quản lý rừng và không biết các thành viên trong BQL rừng. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến những đánh giá của người dân về sự quan tâm của các cấp ngành, đoàn thể tới công tác quản lý rừng cũng như tầm quan trọng của tài nguyên rừng tại xã.
Hình 2.7: Đánh giá về số lượng cán bộ quản lý rừng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát hiện trường (2013)
Xét về số lượng các thành viên trong BQL rừng hiện nay tại xã là đủ, đây cũng là số thành viên được UBND huyện và UBND xã phê duyệt. Tuy nhiên trở ngại lớn nhất chính là các thành viên trong BQL chủ yếu kiêm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc,
000 010 020 030 040 050 060 070 080 090 Đủ: 19,35 % Chưa đủ: 80,65 % T ỷ l ệ % Đánh giá về số lượng cán bộ quản lý rừng
nhiệm vụ trong vai trò là BQL rừng chưa được quan tâm và dành nhiều thời gian. Vì vậy trong thời gian tới UBND xã cần nghiên cứu và kiện toàn lại bộ máy tổ chức của BQL rừng để người dân tiếp cận được các cán bộ chuyên môn, hỗ trợ và tư vấn các giải pháp trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cán bộ quản lý rừng tại xã hiện nay chủ yếu là nam giới, các cán bộ trong BQL rừng gồm 15 nam và 0 nữ. Theo kết quả điều tra các hộ gia đình, có 18 hộ
(chiếm 58,06%) cho rằng nam giới tham gia quản lý rừng sẽ tốt hơn (xem hình 2.8). Lý do nam giới nên tham gia quản lý, bảo vệ rừng vì họ có sức khỏe tốt hơn nữ
giới, họ lại ít bận rộn hơn trong chăm sóc con cái, nhà cửa và các công việc trong gia đình hơn so với nữ giới. Bên cạnh đó, nam giới người dân tộc Mường có quyền quyết định hầu hết mọi công việc ngoài xã hội cũng như trong gia đình và dễ dàng tiếp cận với các nguồn lực hơn phụ nữ, phụ nữ cũng ít tham gia các cuộc họp của xã, thôn xóm hơn nam giới nên việc tiếp nhận các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước còn hạn chế. Tuy nhiên 13 hộ còn lại (chiếm 41,94%) cho biết nam giới và nữ giới cùng tham gia quản lý rừng sẽ hiệu quả hơn do phụ nữ ngày càng chứng tỏ được vai trò quan trọng của mình trong gia đình, cả về tinh thần và vật chất. Họ là những người chăm chỉ, chịu khó, biết vươn lên để làm giàu và sẵn sàng
đối diện với khó khăn. Họ cũng là người khẳng định được vai trò của mình trong các tổ chức chính trị, kinh tế và văn hóa. Do đó vai trò của phụ nữ trong BQL rừng rất đặc biệt, họ sẽ hỗ trợ cho trưởng, phó BQL trong công tác tuyên truyền tới cộng
đồng các vấn đề về tài nguyên rừng, đặc biệt là đối với Chi hội phụ nữ các thôn, xóm. Họ đại diện cho quyền lợi và tiếng nói của phụ nữ trong quản lý rừng, tham mưu các giải pháp về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả cho các cấp ngành liên quan do họ hiểu rất rõ tầm quan trọng của rừng trong cuộc sống hàng ngày như
giữ nước cho sinh hoạt, cho sản xuất và vai trò kinh tế của rừng trong gia đình. Vì vậy, khi có sự phối hợp giữa nhiều bên liên quan, nam giới và nữ giới cùng tham gia thì vấn đề quản lý và bảo vệ rừng sẽđạt hiệu quả cao hơn.
Hình 2.8: Vấn đề giới trong quản lý rừng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát hiện trường (2013)
Khi nói đến chất lượng quản lý tài nguyên rừng, có rất nhiều tiêu chí để phản ánh: Số vụ việc liên quan đến việc chặt cây rừng tự nhiên trái pháp luật với mục
đích lấy gỗ hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, săn bắn động vật bừa bãi, công tác kiểm kê rừng, quy hoạch rừng, việc phân chia ranh giới các loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng trồng) và định rõ ranh giới đất lâm nghiệp (cắm mốc giới), công tác phòng chống cháy rừng do thiên tai…
Các đánh giá có thể dựa trên các tiêu chí trên hoặc theo đặc điểm và loại hình rừng của từng địa phương. Khi phỏng vấn các hộ gia đình tại xã Đông Xuân về chất lượng quản lý tài nguyên rừng, các tiêu chí đưa ra là sự quan tâm của cán bộ kiểm lâm và các tổ bảo vệ với tài nguyên rừng (bảo vệ và phát triển thành phần cây rừng), sự quản lý hiệu quả về khai thác cây rừng ở cả rừng tự nhiên và rừng trồng, nạn săn bắn động vật rừng tại xã… Có 9,68% các hộ cho rằng chất lượng quản lý rừng như
hiện nay là tốt do tình trạng người dân vào rừng chặt cây hầu như không có và việc săn bắn động vật cũng giảm khá nhiều trong những năm gần đây (Xem hình 2.9) .
000 010 020 030 040 050 060 070 Nam giới: 58,06 % Nữ giới: 0 % Cả nam và nữ: 41,94 % T ỷ l ệ %
Hình 2.9: Chất lượng quản lý tài nguyên rừng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát hiện trường (2013)
Cũng trong Hình 2.8: Có 90,32% (28 hộ) cho rằng chất lượng quản lý rừng đạt mức trung bình vì hiện nay các cán bộ chuyên môn vẫn chưa làm tốt công tác khuyến lâm, chỉ bảo vệ rừng tự nhiên mà không trồng mới rừng do đó mật độ cây rừng khá thưa, không có các cây cao và cây to trong rừng. Bên cạnh đó, nạn săn bắn
động vật rừng giảm nhiều do hiện nay các loài thú quý hiếm hầu như không còn, thành phần loài động vật rừng không còn đa dạng và số lượng ít.
Hiện nay, muốn quản lý rừng một cách hiệu quả thì cộng đồng - các chủ rừng và những người hưởng lợi từ tài nguyên rừng đóng vai trò rất quan trọng. Sự tham gia của người dân trong việc bảo vệ rừng tự nhiên và phát triển rừng trồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng bên cạnh các nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước. Giao rừng cho cộng đồng quản lý là một trong những giải pháp bảo vệ rừng mang lại hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả của mô hình này và đồng thời gắn liền lợi ích của cộng đồng vào diện tích rừng được giao thì các hoạt động “hậu giao rừng” và nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc tiếp cận các quyền trong quản lý bảo vệ rừng, các chính sách, pháp luật liên quan đóng vai trò quan trọng không kém. Bên cạnh đó công tác tập huấn về quản lý và bảo vệ rừng cho cộng
000 010 020 030 040 050 060 070 080 090 100 Tốt: 9,68 % Trung bình: 90,32 % Chưa tốt: 0 % T ỷ l ệ %
đồng phải được thực hiện hàng năm để người dân ứng phó kịp thời với các vấn đề
phát sinh như cháy rừng, sạt lởđất do mưa bão…
Tuy nhiên tại xã Đông Xuân khi phỏng về vấn đề tham gia tập huấn công tác quản lý, bảo vệ rừng thì có 31/31 hộ (100%) trả lời chưa được tham gia bất kỳ đợt tập huấn nào (Xem hình 2.10).
Hình 2.10: Tỷ lệ hộ gia đình tham gia tập huấn bảo vệ rừng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát hiện trường (2013)
Khi người dân không được tham gia các hoạt động nhằm tuyên truyền và tập huấn công tác bảo vệ rừng thì nhận thức của họ về tầm quan trọng của rừng cũng như mức độ quan tâm tới rừng chưa thật sự sâu sắc. Đồng thời các kiến thức và cách thức để ứng phó với các tình huống xảy ra chưa được trang bị, khi có tình huống xảy ra trên thực tế sẽ rất khó kiểm soát và xử lý một cách triệt để, để lại hậu quả khó khắc phục. Đây là một khía cạnh ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả đạt
được của công tác quản lý rừng tại xã.
Ngoài những khía cạnh phản ánh về năng lực quản lý rừng tại xã đã nêu trên, khi phỏng vấn các hộ dân về những khó khăn trong sử dụng đất nông – lâm nghiệp thì có một số lý do được đưa ra đó là: Thiếu cán bộ khuyến nông (6,45%), thiếu kỹ
0 20 40 60 80 100 120
Được tham gia: 0 % Chưa được tham gia: 100 %
T ỷ l ệ % Tham tập huấn quản lý, bảo vệ rừng
thuật trồng cây lâm nghiệp (100%), thiếu kỹ thuật trồng cây nông nghiệp (87,1%), thiếu kỹ thuật chăn nuôi (32,26%) (Xem hình 2.11).
Hình 2.11: Những khó khăn về tư vấn hỗ trợ sản xuất
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát hiện trường (2013)
Phần lớn các hộ không được tham gia các lớp học về khuyến nông, khuyến lâm nên việc trồng trọt và chăn nuôi chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và một số hướng dẫn đơn giản từ những người cung cấp giống cây trồng, vật nuôi. Một số lớp tập huấn được mở trước đây là các lớp học chuyển giao công nghệ cho nông dân như: Mô hình sạ lúa theo hàng, kỹ thuật trồng lạc và một số lớp học nghề mây tre đan xuất khẩu. Thực tế, khi điều tra thực địa tại xã, có một thực trạng đó là cây trồng (cây lâm nghiệp và cây ăn quả) phát triển chậm, cây còi cọc, các hộ gia đình không biết phương pháp chăm sóc cây trồng theo các giai đoạn phát triển. Cây lúa là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp tại xã cũng ít nhận được sự tư vấn từ các cán bộ
chuyên môn, bà con chưa biết cụ thể giai đoạn sinh trưởng nào của cây lúa thì nên bón loại phân bón nào là tốt nhất, như đã nêu trên, là chỉ chăm sóc lúa theo kinh nghiệm. Năm 2010, công tác phòng dịch bệnh cho đàn gia súc được thực hiện 05
000 020 040 060 080 100 120 Thiếu cán bộ khuyến nông: 6,45% Thiếu kỹ thuật trồng cây LN: 100% Thiếu kỹ thuật trồng cây nông nghiệp: 87,10% Thiếu kỹ thuật chăn nuôi: 32,26% T ỷ l ệ % Khó khăn về tư vấn hỗ trợ sản xuất
đợt, tiêm phòng dịch tả cho đàn lợn, tiêm phòng tụ huyết trùng cho đàn trâu, bò và tiêm phòng cúm gia cầm các loại. Tuy nhiên, việc phát triển chăn nuôi chưa nhận
được nhiều hỗ trợ về phương pháp chăm sóc con giống, phương pháp phòng trừ
dịch bệnh… Các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ chăm sóc và phát triển đàn vật nuôi dựa trên kinh nghiệm và những tư vấn từ các cửa hàng bán thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y.
31/31 hộ gia đình thiếu kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp, đây là một vấn đề rất
đáng lưu ý trong công tác phát triển sản xuất rừng tại xã. UBND xã và các ban ngành liên quan khuyến khích người dân phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển kinh tế trên diện tích được cấp quyền sử dụng đất. Theo báo cáo của UBND xã năm 2011 [23], tại xã đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây keo lai, có 15 hộ tham gia với tổng diện tích trồng được là 21 ha, tuy nhiên các hộ được phỏng vấn không có hộ
nào tham gia lớp tập huấn này. Các hộ gia đình chưa được tư vấn phương pháp chăm sóc cây trồng, chọn loại trồng cây nào là mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất