Những khó khăn trong công tác quản lý rừng tại xã Đông Xuân, huyện

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã đông xuân, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 61 - 64)

Quốc Oai, Thành phố Hà Nội

Hiện nay nước ta đang chuyển mình tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế bền vững trên tất cả các lĩnh vực, trong đó nông nghiệp nói chung chiếm tỷ trọng không nhỏ trong chỉ tiêu phát triển kinh tế. Theo Quyết định số 889/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ [29], một trong ba mục tiêu chính của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững là “tăng cường quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính và các tác động tiêu cực khác đối với môi trường, khai thác tốt các lợi ích về môi trường, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng chống thiên tai, nâng tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc lên 42 - 43% năm 2015 và 45% vào năm 2020, góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của quốc gia”.

Tuy nhiên, để triển khai thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và phát triển còn gặp khá nhiều khó khăn, trong lĩnh vực quản lý tài nguyên rừng cũng có những hạn chế riêng. Ở cấp cơ sở (xã, thôn) thì một trong những khó khăn là mức thu nhập của các hộ gia đình còn thấp nên việc đầu tư vào sản xuất trên đất rừng được giao còn

hạn chế. Một số gia đình đủ vốn nhưng cũng chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực này, cây trồng xong ít được chăm sóc nên phát triển chậm và năng suất chưa cao. Khi phỏng vấn các hộ gia đình, có rất nhiều khó khăn và hạn chếđược đưa ra, trong

đó có một số vấn đề về sản xuất như: Đất quá dốc (35,48%), thiếu nước tưới (51,61%), thiếu đất nông nghiệp (9,68%), thiếu đất lâm nghiệp (3,23%), độ xấu của

đất (70,97%) (Xem hình 2.15). Các con số trên thể hiện khá rõ nét tình trạng sử

dụng đất hiện nay tại xã, trồng cây trên đất dốc thì việc chăm sóc gặp nhiều khó khăn, khi gặp mưa lớn dễ bị xói mòn đất gây nghèo kiệt về dinh dưỡng, cây trồng phát triển chậm. Phần lớn đối với các hộ gia đình thì diện tích đất được giao đã đủ để phát triển sản xuất, tuy nhiên vấn đề về nước tưới còn nhiều bất cập. Nước tưới cho lâm nghiệp hầu như không có, các loại cây trồng không được tưới mà chỉ chờ

nước mưa. Tại thôn Đồng Bồ, hiện nay nước tưới cho sản xuất nông nghiệp không

ổn định, chủ yếu là nhờ các con suối bắt nguồn từ cánh rừng. Đặc biệt là vào mùa khô trữ lượng nước quá ít không đủđể phục vụ tưới nên năng suất của nông nghiệp chưa cao dẫn tới thu nhập còn bấp bênh.

Hình 2.15: Những khó khăn về tài nguyên trong sản xuất

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát hiện trường (2013) 000 010 020 030 040 050 060 070 080 Đất quá dốc:

35,48% tướThii: 51,61%ếu nước Thinghiếu ệp: 9,68%đất nông Thiế3,23%u đất LN: Độ70,97% xấu:

T

l

%

Bên cạnh những khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sản xuất, một số khó khăn được các hộ gia đình đưa ra là: Chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất (10 hộ, chiếm 32,26%), thiếu vốn (45,16%), thiếu lao động (100%), thiếu thông tin về thị trường (100%) (Xem hình 2.16).

Hình 2.16: Những khó khăn về sở hữu, vốn, nhân lực và thị trường

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát hiện trường (2013)

Trong các vấn đề vừa nêu trên, việc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất lâm nghiệp của các hộ có hai nguyên nhân chính đó là một số hộ gia đình cùng chung một sổ sử dụng đất và có một số hộ mới trồng rừng trên vùng đất trống

đồi trọc. Khi được hỏi đa số các hộ muốn tách sổ nhưng lo ngại việc tách sổ sẽ gặp nhiều thủ tục hành chính nên chưa thực hiện. Một số hộ trồng rừng mới cũng mong muốn được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép “cho mượn” đất trống để sản xuất lâm nghiệp. Bên cạnh đó, việc canh tác trên đất lâm nghiệp còn gặp một số khó khăn như thiếu vốn đầu tư và thiếu nguồn nhân lực. Hiện nay, mỗi hộ gia đình chỉ

có 1-2 lao động chính, ít lao động trẻ do đi làm ăn xa ở các thành phố lớn, trong khi diện tích đất lâm nghiệp khá lớn nên không đủ nhân lực làm việc và không đủ vốn

để thuê người làm. Khi muốn bán cây trồng, các hộ gia đình khó tìm được nơi tiêu 000 020 040 060 080 100 120 Chưa có giấy chứng nhận sử dụng đất LN: 32,26%

Thiếu vốn: 45,16% Thiếu lao động:

100% Thithị trếu thông tin vường: 100%ề

T l % Những khó khăn về sở hữu, vốn và thị trường

thụ, mỗi một lần khai thác gỗ thì có một người thu mua khác nhau nên đầu ra không

ổn định. Đây cũng là một trong những trở ngại trong công tác khuyến nông, khuyến lâm trong công tác phát triển sản xuất của cán bộ nông – lâm nghiệp tại xã.

Những điều kiện không thuận lợi trên không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới việc phát triển sản xuất trên diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp của các hộ gia đình mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý rừng tại xã. Khi có các điều kiện bất lợi, người dân không muốn đầu tư nhiều vào trồng cây lâm nghiệp vì cây trồng khó phát triển và năng suất không cao. Vì vậy, mức độ quan tâm và mong muốn làm giàu trên diện tích đất được giao thấp dẫn tới việc phát triển sản xuất không

đồng đều, khó quản lý về thành phần loại cây trồng và năng suất gỗ thu được, các số

liệu thống kê về sản lượng gỗ mang tính chất ước tính trên cơ sở diện tích đất rừng hiện có. Ngoài ra, diện tích đất lâm nghiệp chưa sử dụng còn lại để trồng mới rừng trong giai đoạn tới đang cằn cỗi, manh mún không đáp ứng yêu cầu để trồng rừng sản xuất có hiệu quả. Bên cạnh đó có nhiều hộ trong xã đã chuyển quyền sử dụng

đất lâm nghiệp, diện tích đất để trống nhiều và chưa có thống kê nào cụ thể, rõ ràng nên còn khá phức tạp trong quản lý.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã đông xuân, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)