Những thuận lợi, khó khăn và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã đông xuân, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 54 - 61)

tài nguyên rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội

2.4.1. Những thuận lợi trong công tác quản lý rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội

Công tác trồng mới rừng trong những năm gần đây được Đảng và Nhà nước

đặc biệt quan tâm, Dự án trồng mới 5 triệu hecta rừng là một dự án trọng điểm thể

hiện công tác này. Đây là một chương trình kinh tế - xã hội - sinh thái trọng điểm của Nhà nước Việt Nam theo đó sẽ trồng mới 5 triệu hecta rừng và bảo vệ diện tích

rừng hiện có trong thời kỳ từ năm 1998 đến năm 2010 nhằm nâng cao độ che phủ

của rừng Việt Nam lên mức 43% vào năm 2010. Dự án được Quốc hội Việt Nam phê chuẩn bằng Nghị quyết số 08/1997/QH10 và được Thủ tướng Chính phủ

Việt Nam chỉ đạo thực hiện bằng Quyết định số 661/QĐ - TT ngày 29/7/1998. Dự

án, vì thế, hay được gọi tắt là Dự án 661 (Theo Bách khoa toàn thư mở: http://vi.wikipedia.org). Theo thống kê của Vụ phát triển rừng, Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT, tính đến thời điểm tháng 10/2012 cả nước trồng mới rừng

được 133.575 ha rừng, trong đó trồng rừng phòng hộ, đặc dụng là 8.113ha; trồng rừng sản xuất mới 87.121ha; diện tích rừng sản xuất trồng lại là 38.341ha. Đây là những con số không nhỏ thể hiện quyết tâm thực hiện công tác trồng mới rừng do Chính phủ giao cho.

Tại xã Đông Xuân, năm 2012 toàn xã trồng mới và trồng dặm được 15 ha rừng, ước tính trồng thêm được 1.826 cây ăn quả các loại [31]. Để đạt được kết quả

như vậy thì sự quan tâm của người dân tới công tác trồng rừng là rất quan trọng, không chỉ trồng rừng tự nhiên để giữ đất, giữ nước mà trồng rừng trên chính diện tích đất lâm nghiệp được giao để mang lại thu nhập cho gia đình. Khi được hỏi về

sự quan tâm tới công tác trồng rừng có 10 hộ (chiếm 32,26%) cho biết rất quan tâm tới trồng rừng. Mức quan tâm này là ở cả trồng rừng tự nhiên và rừng trồng của gia

đình. Có 21 hộ (chiếm 67,74%) quan tâm tới trồng rừng, các hộ này cho biết trồng rừng có mang lại hiệu quả kinh tế tuy nhiên chưa thực sự lưu ý tới nguồn thu nhập này (Xem hình 2.12).

Hình 2.12: Sự quan tâm của hộ gia đình tới trồng rừng

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát hiện trường (2013)

Trong quá trình phỏng vấn, không có hộ nào không quan tâm tới trồng rừng,

đây là một trong những thuận lợi đối với cán bộ quản lý rừng tại xã trong công tác khuyến lâm. Để làm được điều này các cán bộ quản lý rừng cần tổ chức các lớp tập huấn để chuyển giao kiến thức, đào tạo kỹ năng và những điều kiện vật chất cần thiết cho nông dân để họ có đủ khả năng quản lý và bảo vệ được nguồn tài nguyên rừng tại cộng đồng. Mục tiêu của công tác khuyến lâm là làm thay đổi cách đánh giá, cách nhận thức của nông dân trước những khó khăn trong cuộc sống, giúp họ

có cái nhìn thực tế và lạc quan hơn đối với mọi vấn đề trong cuộc sống để họ tự

quyết định biện pháp vượt qua những khó khăn. Nâng cao chất lượng cuộc sống ở

nông thôn, miền núi, đồng thời bảo tồn được các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đặc biệt là nguồn tài nguyên rừng. Tuy nhiên sự quan tâm đến trồng rừng của người dân chỉ là quan tâm đến trồng rừng trên đất rừng sản xuất mà họ được giao Nhà nước giao cho. Các hộ trồng rừng với mục đích chính là hỗ trợ kinh tế cho gia đình, chưa chú trọng đến nhiệm vụ phủ xanh đất trống đồi trọc, trồng rừng để giữđất và giữ nước. Đồng thời sự quan tâm đến trồng dặm rừng, trồng mới rừng tự nhiên chưa được người dân nhắc đến, chủ yếu là do chủ trương của UBND

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Không quan tâm: 0 % Quan tâm: 67,74 % Rất quan tâm: 32,26 %

T l % Sự quan tâm của các hộ tới trồng rừng

xã và BQL rừng. Vì vậy, công tác khuyến lâm của cán bộ lâm nghiệp tại xã cần chú trọng hướng sự quan tâm của người dân tới rừng tự nhiên, khi chính quyền và người dân tham gia thì các mục tiêu về nông nghiệp nói chung và lâm nghiệp nói riêng sẽ được thực hiện dễ dàng và hiệu quả hơn.

Hiện nay, công tác quản lý và bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân đã và

đang được Nhà nước, đặc biệt là Bộ NN&PTNT đặc biệt quan tâm. Đã có những chủ trương và chính sách về quản lý, bảo vệ rừng có sự tham gia của người dân: Từ

năm 1994, Nhà nước đã giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân để trồng rừng, bao gồm cả rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Quyền quản lý rừng được chuyển từ Nhà nước đến các hộ gia đình và cá nhân thông qua chính sách giao đất giao rừng. Chính giao đất giao rừng có hai mục tiêu chính: Thứ nhất, bằng việc chuyển giao quyền quản lý rừng đến người dân địa phương, Nhà nước mong rằng người dân địa phương sẽ có khả năng hưởng các lợi ích tăng thêm được tạo ra từ

các hoạt động quản lý rừng và các nguồn tài nguyên trên đất rừng. Thứ hai, bằng cách khuyến khích sự tham gia của người dân địa phương trong quản lý rừng, Nhà nước tin rằng các hộ gia đình, cộng đồng thôn, bản sẽ có khả năng quản lý hiệu quả

các khu rừng được giao.

Hiện nay, xã Đông Xuân đã cơ bản hoàn thành việc giao rừng cho cộng đồng, cá nhân tự quản lý và đã đạt được những kết quả ban đầu. Sự quan tâm của người dân về quản lý và bảo vệ rừng cũng đã thay đổi. Có 29 hộ (chiếm 93,55%) cho biết có quan tâm đến quản lý và bảo vệ rừng và chỉ có 2 hộ (chiếm 6,45%) ở mức rất quan tâm (Xem hình 2.13).

Hình 2.13: Sự quan tâm của hộ gia đình tới quản lý và bảo vệ rừng

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát hiện trường (2013)

Công tác quản lý và bảo vệ rừng chỉ dừng ở mức “quan tâm”, khi được hỏi thì lý do sự quan tâm chưa được sâu sắc là do chưa hiểu rõ các thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ của hộ gia đình trong công tác này. Phần lớn chưa hiểu rõ về chính sách giao đất giao rừng của Nhà nước và mục tiêu chính của chính sách. Do đó người dân quản lý rừng của mình chưa thực sựđạt được hiệu quả, diện tích đất rừng bị bỏ

trống vẫn còn, chất lượng rừng trồng chưa cao, chưa được đầu tư vốn cho phát triển rừng… Sự quan tâm đến quản lý và bảo vệ rừng tự nhiên chưa được lưu ý, chỉ có một vài hộ có quan tâm đến rừng tự nhiên. Các hộ này hiểu được lý do cần phải bảo vệ rừng tự nhiên là để giữđất, giữ nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là một thuận lợi cho công tác quản lý và bảo vệ rừng của các cán bộ quản lý rừng vì người dân đã có suy nghĩ là sẽ bảo vệ rừng vì chính cuộc sống của họ. Bên cạnh đó người dân cũng rất mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức chuyên ngành trong việc tư vấn phương thức canh tác trên đất rừng mang lại hiệu quả cao về kinh tế. Điều này cũng phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước về phát triển rừng bền vững có sự tham gia của người dân.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Không quan tâm: 0 % Quan tâm: 93,55 % Rất quan tâm: 6,45 %

T l % Sự quan tâm của các hộ tới quản lý và bảo vệ rừng

Bên cạnh việc trồng rừng và quản lý, bảo vệ rừng thì các vấn đề liên quan đến khai thác rừng cần đặc biệt quan tâm vì nó liên quan đến mục đích canh tác trên đất rừng của người dân. Hiện nay khai thác rừng còn nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên. Một số cánh rừng được Nhà nước cho phép khai thác gỗ

với trữ lượng nhất định, ví dụ năm 2012, tỉnh Phú Yên được Bộ NN&PTNT phân bổ kế hoạch khai thác 4.000 m3 gỗ rừng tự nhiên nhưng UBND tỉnh quyết định tạm thời không thực hiện nhằm góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (Nguồn: http://baophuyen.com.vn, 2012). Tại xã Đông Xuân, khi phỏng vấn có 10 hộ (chiếm 22,58%) rất quan tâm đến khai thác rừng và 21 hộ còn lại (chiếm 72,42%) quan tâm đến khai thác rừng (Xem hình 2.14).

Hình 2.14: Sự quan tâm của hộ gia đình tới khai thác rừng

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát hiện trường (2013)

Hiện nay việc khai thác gỗ chỉ được tiến hành trên diện tích rừng của các hộ

trồng rừng sản xuất, rừng tự nhiên đang được bảo vệ và phát triển nên không được phép khai thác. Việc khai thác rừng của các hộ gia đình chưa được sự quan tâm, tư

vấn từ các cán bộ lâm nghiệp, khai thác một cách tự phát nên trữ lượng khai thác chưa lớn. Do vậy các hộ gia đình rất quan tâm đến vấn đề khai thác rừng một cách

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Không quan tâm: 0 % Quan tâm: 72,42 % Rất quan tâm: 22,58 %

T

l

%

hiệu quả, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đây là một thuận lợi trong định hướng phát triển lâm nghiệp của xã, khi trữ lượng gỗ khai thác ổn định trên một đơn vị

diện tích thì từ đó có thể có các định hướng cụ thể hơn trong việc chọn giống cây trồng và phương thức chăm sóc trên từng cánh rừng cụ thể.

Bên cạnh những thuận lợi từ phía cộng đồng nêu trên thì còn một số thuận lợi trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và công tác PCCCR đó là: Các công tác liên quan đến tài nguyên rừng tại xã được các cấp ủy Đảng và chính quyền ngày càng quan tâm và tạo nhiều điều kiện thuận lợi; nhiều cơ chế và chính sách mới của

Đảng, Nhà nước về lâm nghiệp được ban hành đã phát huy tác dụng tích cực tạo ra

động lực tinh thần và sức mạnh vật chất thúc đẩy việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Công tác PCCCR tại xã nhận được sự quan tâm đặc biệt từ UBND huyện Quốc Oai trang bị các phương tiện, thiết bị PCCCR nhằm chữa cháy kịp thời và có hiệu quả khi có cháy rừng xảy ra (Bảng 2.1).

Bảng 2.1. Trang thiết bị phục vụ công tác PCCCR

TT Tên trang thiết bị PCCCR ĐVT Số lượng

1 Bộ máy bơm chuyên dụng chữa cháy rừng loại lớn Bộ 1 2 Máy thổi gió chuyên dụng chữa cháy rừng đeo vai Chiếc 8 3 Máy thổi gió chuyên dụng chữa cháy rừng xách tay Chiếc 8 4 Máy cưa xăng chặt hạ cây làm đường băng cản lửa Chiếc 7

5 Máy cắt thực bì Chiếc 7

6 Bình chữa cháy đeo vai có động cơ Chiếc 4

7 Bộ quần áo chữa cháy rừng Bộ 10

8 Bàn dập lửa PCCCR Chiếc 20

9 Ống nhòm quan sát cháy rừng Chiếc 1

10 Loa pin chỉ huy chữa cháy chuyên dụng Chiếc 2 11 Đèn phi xạc phục vụ chữa cháy rừng Chiếc 2

12 Xẻng gấp kiểu Mỹ Chiếc 10

13 Bể cấp nước PCCCR Composite - 36M Bể 1

Nguồn: UBND xã Đông Xuân, 2011

Bảng 2.1 cho thấy các trang thiết bịđã cơ bản đầy đủ, có thểứng phó các bước ban đầu khi có cháy rừng xảy ra nhưng khi xảy ra các vụ cháy lớn cần huy động sự

bản đầy đủ, nhưng nguồn nước phục vụ công tác PCCCR còn gặp khó khăn. Tại xã mới có 1 hồ thủy lợi cấp nước cho sản xuất nông nghiệp tại thôn Cửa Khâu đủ năng lực phục vụ công tác chữa cháy rừng, các thôn có rừng còn lại không có hồ chứa nước, khi xảy ra cháy rừng rất khó chủ động. Do vậy, BQL rừng cần lên các phương án cụ thể về nguồn cung cấp nước để công tác chữa cháy rừng đạt được hiệu quả tối đa.

Tại xã mới đầu tư xây dựng được 02 biển tuyên truyền nội quy bảo vệ rừng và PCCCR tại các vị trí giao thông quan trọng tới rừng. Bên cạnh đó trong năm 2011, UBND xã đã phối hợp cùng Hạt Kiểm lâm Chương Mỹ tổ chức thành công 01 lớp diễn tập chữa cháy rừng cấp xã với hơn 60 lượt người tham gia (UBND xã Đông Xuân, 2011) [35]. Đây là những điều kiện rất thuận lợi đối với công tác quản lý rừng tại xã nói chung và với đội ngũ cán bộ lâm nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã đông xuân, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)