nguyên rừng
Song hành cùng quá trình phát triển của xã hội là sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự phát triển mạnh mẽ của kỹ thuật trong tất cả mọi lĩnh vực, ngành nghề. Do vậy, khi một ngành nghề nào đó ứng dụng được khoa học tiên tiến và các kỹ thuật mới thì ngành nghềđó có tốc độ phát triển nhanh và vượt bậc so với các ngành nghề
khác trong cùng lĩnh vực. Hiện nay, nước ta đã ứng dụng rất nhiều khoa học công nghệ trong quản lý rừng như: Sử dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS lập bản đồ
hiện trạng tài nguyên rừng, dùng các thuật toán và phần mềm chuyên dùng để tính toán sinh khối rừng, xây dựng các mô hình cảnh báo cháy rừng…giúp ngành lâm nghiệp quản lý rừng ở tầm vĩ mô và vi mô, tạo cơ sở phát triển rừng có khoa học, cơ
sở thông tin được cập nhật mang tính tin cậy cao.
Trong thời gian tới, UBND xã và cán bộ lâm nghiệp thực hiện công tác kiểm kê lại hệ thống tài nguyên rừng như diện tích, chủng loài, dự kiến trữ lượng gỗ, loại
đất… lưu trữ các số liệu trên máy vi tính. Cán bộ lâm nghiệp huyện và xã đẩy mạnh việc áp dụng các tiến bộ khoa học về giống mới, phương pháp canh tác tiên tiến vào sản xuất lâm nghiệp, từđó năng suất và sản lượng các loại cây trồng không ngừng tăng lên, góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. Cán bộ lâm nghiệp ở cấp huyện và xã tiến hành nghiên cứu, tham khảo các loại cây đặc sản có giá trị hàng hóa cao phù hợp với điều kiện tự nhiên tại xã và nhu cầu thị trường tiêu thụ, trồng thí điểm trên phần diện tích nhỏ để theo dõi quá trình phát triển, từ đó đề ra hướng phát triển cho các loại cây trồng này. Đồng thời nghiên cứu khoa học, xây dựng biện pháp thâm canh tăng năng suất, chất lượng cây trồng, sử dụng mô hình nông
lâm nghiệp kết hợp để tận dụng tối đa tiềm năng của đất và tăng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, đất, nước và bảo bệ môi trường. Nghiên cứu các biện pháp và mô hình nâng cao hiệu quả phủ xanh đất trống đồi trọc, quản lý và phát triển rừng phòng hộ, trồng thử các cây lâm nghiệp mới. Chủ động cứu tìm biện pháp tổng hợp phòng trừ
sinh vật hại rừng, chống suy giảm chất lượng rừng phòng hộ và không gây ảnh hưởng môi trường. Cán bộ lâm nghiệp phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật nghiên cứu, giới thiệu, hướng dẫn các đơn vị khai thác rừng và các hộ gia đình sử dụng các phương pháp, chế phẩm sinh học để phòng trừ sinh vật hại rừng. Kết hợp với Chi cục Lâm nghiệp và Hạt Kiểm lâm tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các chuyên gia và học hỏi kinh nghiệm thực tế trong thực hiện các biện pháp lâm sinh của các đơn vị bạn đểđúc kết và đề xuất những biện pháp lâm sinh áp dụng trên đất rừng tại địa phương.
Đối với công tác PCCCR: UBND xã và cán bộ lâm nghiệp tiến hành kiểm tra lại các phương tiện, dụng cụ PCCCR và có đánh giá về chất lượng cũng như số
lượng hiện có. Lên kế hoạch trình lên cấp trên có thẩm quyền đầu tư máy móc, trang thiết bị nếu số lượng và chất lượng hiện tại chưa đủ để ứng phó khi có cháy rừng xảy ra. Điều tra đánh giá hiện trạng các công trình hỗ trợ chữa cháy rừng và trữ lượng nước ở các hồ chứa và các con suối trên địa bàn xã.
Bên cạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, UBND huyện, xã và đội ngũ cán bộ lâm nghiệp cần tích cục triển khai những chính sách của Đảng và Nhà nước trong hỗ trợ cho việc sản xuất, kinh doanh để phát triển lâm nghiệp, như: Chương trình 135; chính sách cho vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo và gia đình chính sách; chương trình 5 triệu ha rừng; trồng rừng theo Quyết định 147… Đồng thời áp dụng, triển khai những chủ trương chính sách riêng của Thành phố Hà Nội, UBND huyện Quốc Oai đối với lĩnh vực nông – lâm nghiệp nói chung và lĩnh vực tài nguyên rừng nói riêng.