huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
Hạn chế trong năng lực quản lý rừng tại xã Đông Xuân bao gồm những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, chưa có quy hoạch tổng thể về lâm nghiệp trên địa bàn huyện Quốc Oai nói chung và xã Đông Xuân nói riêng. Tại xã đã xây dựng xong đề án Quy hoạch nông thôn mới, trong đó có quy hoạch rừng. Tuy nhiên, đây là quy hoạch mang tính tổng quan cho toàn xã, chưa có quy hoạch chi tiết cho lâm nghiệp. Mốc giới giữa các loại rừng thuộc địa phận xã và mốc giới giáp rừng của tỉnh Hòa Bình chưa rõ ràng. Đây là nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong quản lý về mặt không gian, ảnh hưởng đến các công tác bảo vệ, phát triển rừng phòng hộ tại xã. Rừng sản xuất cũng có những bất cập của nó, mặc dù UBND xã có chủ trương khuyến khích phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhưng những năm gần đây người dân tự ý trồng cây lâm nghiệp mà không xin phép các cơ quan có thẩm quyền dẫn đến khó quản lý về
diện tích.
Thứ hai, nhân lực hiện nay chưa bố trí một cách hợp lý, các thành viên trong BQL ngoài một cán bộ lâm nghiệp thì hầu hết là kiêm nhiệm; Ban chỉ huy, các tổ
xung kích bảo vệ rừng và PCCCR hoạt động hình thức. Quan niệm chỉ có nam giới mới có đủ sức khỏe để tham gia các công tác quản lý, bảo vệ rừng, trong đội ngũ
cán bộ BQL không có thành viên là nữ giới nên phụ nữ chưa có tiếng nói của mình trong các vấn đề liên quan đến tài nguyên rừng.Nguyên nhân này dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại xã chưa thực sự có hiệu quả về mặt chủ trương, chính sách và phương thức triển khai các hoạt động liên quan.
Thứ ba, cán bộ lâm nghiệp tại xã chưa thường xuyên tham gia các lớp học chuyển giao công nghệ, các lớp tập huấn về trồng rừng và tham quan các mô hình trồng cây hiệu quả trên vùng đất trống đồi trọc. Khả năng lên kế hoạch và kinh nghiệm triển khai công việc còn yếu, tại xã chưa mở được lớp tập huấn và lớp khuyến lâm cho người dân tham gia, do đó các kiến thức về trồng rừng và chăm sóc
rừng của người dân còn hạn chế rất nhiều, cây trồng phát triển chậm và năng suất không cao.
Thứ ba, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và người dân trong các công tác bảo vệ rừng. Hiện nay quản lý rừng dựa vào cộng đồng đã và đang được nước ta triển khai và đạt được những thành công ban đầu. Khi cộng đồng tham gia vào quản lý rừng thì ý thức bảo vệ rừng sẽ tăng lên, giảm các trường hợp vi phạm nội quy về bảo vệ và khai thác rừng. Ở xã Đông Xuân công tác giao đất giao rừng, cấp quyền sử dụng đất cho cộng đồng quản lý và khai thác đã thực hiện xong. Tuy nhiên một số bộ phận người dân vẫn chưa quan tâm đến bảo vệ rừng tự nhiên, khi phát hiện các vi phạm thì vẫn chưa tố giác với các cơ quan chức năng, do vậy cán bộ lâm nghiệp còn gặp khá nhiều khó khăn trong công tác quản lý.
Thứ tư, về kinh phí cho công tác lâm nghiệp. Kinh phí là một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế năng lực quản lý rừng. Khi tổ chức các lớp tập huấn cho bà con phương thức trồng rừng cũng cần có kinh phí, tuy kinh phí không lớn nhưng UNBD xã chưa phân bổ ngân sách cho công tác này. Việc trồng dặm trong rừng phòng hộ chưa thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra, trồng mới rừng trên vùng
đất trống đồi núi trọc và trên phần diện tích dự trữ cho lâm nghiệp chưa được triển khai do thiếu vốn đầu tư. Kinh phí cho công tác này bao gồm tiền mua cây giống, phân bón, thuê nhân công trồng, chăm sóc cây và một số vấn đề phát sinh khác. Khi UBND huyện và UBND xã chưa phân bổđược kinh phí thì công tác trồng rừng vẫn chưa được triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, các cơ chế chính sách hỗ trợ phụ cấp cho cán bộ lâm nghiệp tại xã còn hạn chế; thiếu kinh phí cho công tác tuyên truyền, tập huấn, diễn tập sử dụng và bảo dưỡng các trang thiết bị, các công trình PCCCR
được cấp; kinh phí cho mua sắm các trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền như pano, áp phích… chưa được hỗ trợ, UBND xã đã có các báo cáo lên UBND huyện đề nghị hỗ trợ nhưng chưa được phê duyệt.
Kết luận chương 2
Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã và đang được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của con người,
đồng thời góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ trồng rừng, tạo sinh kế hỗ trợ
xóa đói giảm nghèo cho đồng bào miền núi.
Tuy nhiên, hiện nay công tác này vẫn chưa được thực hiện đồng đều ở các địa phương có rừng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó có xã
Đông Xuân. Các nguồn lực tự nhiên và con người, trình độ chuyên môn của cán bộ
lâm nghiệp còn khá nhiều hạn chế đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng tại xã. Việc canh tác trên đất rừng còn tự phát, manh mún, nhỏ lẻ, thiếu kỹ thuật dẫn tới năng suất cây trồng chưa cao. Nguyên nhân chính là chưa có quy hoạch cụ thể cho lâm nghiệp, vốn đầu tư cho phát triển sản xuất còn hạn chế. Bên cạnh đó yếu tố đầu ra bấp bênh còn là một trở ngại lớn đối với các hộ trồng rừng, dẫn tới tâm lý không muốn đầu tư cho phát triển sản xuất lâm nghiệp. Để nâng cao hiệu quả canh tác đất rừng và nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng trong những năm tiếp theo, chương 3 của luận văn sẽ đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ ĐÔNG XUÂN,
HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI