Năng lực quản lý rừng được thể hiện rất nhiều qua năng lực của cán bộ và đội ngũ tham gia các công tác trong lĩnh vực tài nguyên rừng. Năng lực quản lý rừng
được đánh giá từ cấp Trung ương tới địa phương, trong đó cấp cơ sở (cấp xã) là lực lượng nòng cốt trong quản lý và bảo vệ rừng. Trong thời gian tới UBND huyện và xã tiến hành kiện toàn lại đội ngũ cán bộ lâm nghiệp, BQL rừng và các tổ xung kích bảo vệ rừng; cần đặc biệt quan tâm đến sự quản lý tập trung và thống nhất giữa chính quyền và người làm công tác lâm nghiệp.
UBND huyện Quốc Oai là cơ quan tiếp nhận các chủ trương chính sách của Thành phố Hà Nội về lĩnh vực tài nguyên rừng, do vậy cần có những công văn thông báo tới UBND cấp xã nội dung các chương trình, dự án hỗ trợ trong lâm nghiệp. Thường xuyên cử cán bộ phụ trách lâm nghiệp cấp huyện và cấp xã tham gia các chương trình, dự án trong ngành để tăng cơ hội giao lưu, học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý, bảo vệ rừng. Đồng thời hàng năm phối hợp với UBND xã và Hạt kiểm lâm Chương Mỹ tổ chức các lớp tập huấn và diễn tập công tác PCCCR cho đội ngũ cán bộ, các tổ xung kích và người dân tham
gia. Hướng dẫn các thành viên tham gia lớp tập huấn cách sử dụng, bảo dưỡng các dụng cụ, phương tiện trong PCCCR để đảm bảo từ đội ngũ cán bộ chuyên môn tới người dân đều có thể ứng phó nhanh chóng trong trường hợp cháy rừng xảy ra. Thành lập quỹ “bảo vệ và phát triển rừng”, chi ngân sách thường xuyên cho công tác tuyên truyền, tập huấn về bảo vệ rừng, PCCCR và công tác trồng dặm ở các cánh rừng phòng hộ; tạo điều kiện hỗ trợ vốn hoặc cho vay vốn ưu đãi đối với các hộ trồng rừng sản xuất. Tổ chức điều tra, đánh giá về chất lượng đất lâm nghiệp, năng suất các loại cây trồng, từ đó nghiên cứu và đưa ra định hướng cho người dân trong việc chọn loại cây phù hợp, đạt năng suất cao nhất.
UBND xã Đông Xuân thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợđội ngũ cán bộ
làm công tác lâm nghiệp tại xã. UBND xã, BQL rừng và cán bộ lâm nghiệp thường xuyên tổ chức tuyên truyền cho người dân ý thức và cách thức để bảo vệ rừng, PCCCR qua các phương tiện truyền thông của xã, xây dựng các biển báo, pano, áp phích về lợi ích mà rừng mang lại tại các vị trí quan trọng như các nút giao thông, bìa rừng và các điểm sinh hoạt văn hóa ở các thôn, xóm. Quản lý tài nguyên rừng không đơn thuần là quản lý về diện tích và bảo vệ rừng phòng hộ hiện có, UBND xã cần nắm rõ được cơ cấu các loại cây trồng trên đất lâm nghiệp, năng suất và sản lượng từng loại cây và hàng năm lập báo cáo gửi lên UBND huyện. Để làm tốt công tác này, UBND xã chỉ đạo cán bộ lâm nghiệp thực hiện công tác rà soát lại tổng số
hộ có đất lâm nghiệp, diện tích của từng hộ và các loại cây trồng. Sau một vụ canh tác, các hộ gia đình có trách nhiệm báo cáo với cán bộ lâm nghiệp về thời gian trồng trong một vụ, loại cây trồng và sản lượng gỗ hoặc số tiền thu được. Nếu làm tốt công tác này sẽ tạo cơ sởđề xuất các giải pháp trồng rừng hiệu quả, mang lại lợi ích kinh tế cao, đồng thời người dân sẽ quan tâm nhiều hơn tới lĩnh vực lâm nghiệp, phát huy tối đa lợi thếđất rừng hiện có.
Về cán bộ lâm nghiệp: Hiện nay đội ngũ cán bộ lâm nghiệp tại xã Đông Xuân còn mỏng và hoạt động chưa hiệu quả, do vậy vấn đề phát triển nguồn nhân lực quản lý rừng đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và có cơ cấu hợp lý chính là yếu tố quan trọng để có những bước phát triển vững chắc trong lĩnh vực tài nguyên
rừng những năm tiếp theo. Tại xã hiện chỉ có một cán bộ lâm nghiệp, do điều kiện
đặc thù ngành thì một người sẽ không thể bao quát toàn bộ diện tích rừng tại xã, đặc biệt là rừng phòng hộ. Trong thời gian tới cần bổ sung thêm ít nhất là 1 cán bộ
chuyên ngành lâm nghiệp và phân công nhiệm vụ quản lý rừng phòng hộ và rừng sản xuất. Thường xuyên lên kế hoạch tuần tra bảo vệ rừng phát hiện sai phạm về nội quy bảo vệ rừng và PCCCR, tối thiểu một tháng tuần tra toàn bộ diện tích rừng một lần. Lập báo cáo định kỳ theo tháng hoặc quý về diện tích rừng và các thay đổi về
thành phần loài động, thực vật rừng (nếu có) trình lên UBND xã. Đồng thời thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về lâm nghiệp để tham mưu cho lãnh đạo xã các phương án quản lý, bảo vệ
rừng bền vững và hiệu quả; đề xuất các định hướng phát triển lâm nghiệp để có thể
phát huy tối đa tiềm năng đất rừng trong thời gian dài, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của địa phương. Đồng thời, cán bộ lâm nghiệp phải thường xuyên trau dồi kiến thức nghề nghiệp, giao lưu học hỏi kinh nghiệm quản lý rừng từ
các đơn vị khác, đặc biệt là từ Hạt Kiểm lâm Chương Mỹđể làm tốt các nhiệm vụ được giao. Thường xuyên xây dựng và học hỏi các kỹ năng đàm phán, giao tiếp giải quyết các xung đột, xử lý vi phạm trong quản lý rừng; phân tích các điểm mạnh,
điểm yếu trong quản lý rừng tại xã, xây dựng các kế hoạch và phương án làm việc hiệu quả đối với bản thân và các tổ đội xung kích để đạt được hiệu quả cao trong quản lý rừng.
Về các tổ xung kích bảo vệ rừng và PCCCR: Cán bộ lâm nghiệp phối hợp với UBND xã Đông Xuân tiến hành kiện toàn lại cơ cấu tổ chức về số lượng, kinh nghiệm trong bảo vệ rừng và các kiến thức cơ bản về PCCCR của các thành viên trong tổ xung kích. Ở các thôn có rừng, tổ xung kích cần ít nhất 5 người bao gồm cả
tổ trưởng để kịp thời ứng phó khi có cháy rừng xảy ra. Ở các thôn không có rừng, bố trí 2 người để hỗ trợ các thôn khác làm tốt công tác PCCCR, hỗ trợ bảo vệ rừng
ở các vùng giáp ranh với các diện tích đất khác, tránh xảy ra tình trạng lấn chiếm
đất rừng. Các tổ xung kích hoạt động dưới sự chỉđạo của trưởng BQL rừng và cán bộ chuyên ngành tại địa phương, do vậy trong thời gian tới UBND xã nên có kế
hoạch để các tổ xung kích hỗ trợ cán bộ lâm nghiệp tuần tra bảo vệ rừng. Một đội tuần tra bảo vệ rừng cần có một cán bộ chuyên ngành và ít nhất 2 thành viên trong tổ xung kích để hỗ trợ nhau khi gặp sự cố như tai nạn hoặc gặp địa hình hiểm trở. Mỗi đợt tuần tra có thể chia thành 2 nhóm đồng thời làm nhiệm vụ hoặc luân phiên
đểđảm bảo sức khỏe và thời gian thực hiện các công việc khác.