huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
2.5.1. Những hạn chế trong năng lực quản lý rừng tại xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
Công tác quản lý rừng được Nhà nước đặc biệt quan tâm, đặc biệt là trong giai
đoạn hiện nay khi biến đổi khí hậu và hiện tượng nóng lên của trái đất đang là vấn
đề cấp bách. Rừng có vai trò rất quan trọng trong điều hòa khí hậu, giảm nhẹ thiên tai và làm giảm hiệu ứng nhà kính. Diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, theo Bộ
NN&PTNT, 7 tháng đầu năm 2013, diện tích rừng bị thiệt hại do cháy là 721 ha; phát hiện 903 vụ phá rừng (trong đó số vụ vi phạm về phá rừng trái pháp luật là 54 vụ, làm thiệt hại 56 ha rừng tự nhiên), tổng diện tích rừng bị phá 397 ha (Nguồn:
http://hanoimoi.com.vn, 2013).
Xã Đông Xuân trong những năm gần đây không có các vụ cháy rừng lớn xảy ra, các vụ cháy nhỏ đã được dập tắt kịp thời, không xảy ra hiện tượng xâm lấn và sang nhượng chuyển đổi đất rừng trái phép nên diện tích rừng tự nhiên được giữ
nguyên. Tuy nhiên công tác quản lý rừng còn gặp phải nhiều hạn chế, đặc biệt là về
năng lực quản lý rừng hiện nay. Hạn chế đầu tiên là về số lượng cán bộ quản lý rừng, tại xã chỉ có 01 cán bộ kiểm lâm phụ trách toàn bộ 315 ha rừng phòng hộ. Tuy rừng tự nhiên ở thôn Cửa Khâu và thôn Đồng Bồ đã giao cho các công ty tư nhân khai thác làm du lịch sinh thái nhưng chỉ có thôn Cửa Khâu là công ty bố trí người bảo vệ rừng, còn thôn Đồng Bồ thì người dân trong thôn tự cắt cử các tổ bảo vệ
rừng để hạn chế việc khai thác gỗ trái phép. Rừng tự nhiên tại xã là rừng phòng hộ, tuy đã giao trách nhiệm cho đơn vị khác nhưng đơn vị đó không có các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì cán bộ lâm nghiệp chính là người làm công tác này. Việc phân chia trách nhiệm chưa rõ ràng dẫn đến tình trạng người dân muốn có nước cho sản xuất thì phải tự giữ rừng, tự bảo vệ cánh rừng đã giao cho tư nhân quản lý. Nếu các công ty bố trí tổ bảo vệ thì tại xã chỉ cần một hoặc hai cán bộ quản
lý, nhưng nếu giao lại cho UBND xã thì số lượng cán bộ lâm nghiệp hiện nay chưa
đủđểđảm trách nhiệm vụ này.
Hạn chế thứ hai trong năng lực quản lý rừng tại xã là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ. Trong mục 2.3.2 của luận văn đã trình bày một trong những vấn đề khó khăn của người dân khi muốn phát triển sản xuất trên đất rừng là thiếu kỹ thuật trồng cây lâm nghiệp. Tại xã mới tổ chức được một lớp tập huấn kỹ
thuật trồng cây keo lai cho người dân, có 15 hộ tham gia với tổng diện tích trồng
được là 21 ha, tuy nhiên trong các hộđược phỏng vấn không có hộ nào tham gia lớp tập huấn này. Việc trồng rừng tại xã còn tự phát, manh mún, cây trồng phát triển không đồng đều do thiếu kỹ thuật chăm sóc. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền bảo vệ, PCCCR trên các phương tiện thông tin được triển khai nhưng chưa duy trì thường xuyên; Ban chỉ huy, các tổ xung kích bảo vệ rừng và PCCCR hoạt động chưa thực sự có hiệu quả; việc tuần tra phát hiện xử lý các vụ vi phạm về bảo vệ
rừng chưa kịp thời, triệt để.
Hiện nay, cơ chế chính sách dành cho những người làm công tác lâm nghiệp chưa được nhiều sự quan tâm từ phía các cấp chính quyền. Cán bộ lâm nghiệp là lực lượng nòng cốt thực hiện chức năng quản lý và bảo vệ rừng; tham mưu cho ngành và chính quyền các cấp thực hiện chính sách và pháp luật của Nhà nước về quản lý và bảo vệ rừng, vì vậy cần bổ sung các chếđộ chính sách đối với lực lượng cán bộ
lâm nghiệp để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và các đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, hiện nay kinh phí hỗ trợ phụ cấp và các chính sách ưu tiên cho cán bộ lâm nghiệp như phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên nghề, chế độ thương binh, liệt sĩ do bị
tai nạn trong khi thi hành nhiệm vụ, ngạch bậc công chức…còn hạn chế. Vấn đề
này ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả của công tác quản lý và bảo vệ rừng, Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền cần bổ sung các chính sách và chếđộ hợp lý để