Năng lực quản lý được thể hiện thông qua việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và giám sát các công việc của nhà quản lý. Trong quản lý tài nguyên rừng cũng vậy. Muốn quản lý tốt cần lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng vì không có kế hoạch sẽ rất khó
đểđạt được thành công. Thêm vào đó, cần tham vấn ý kiến của người dân, đặc biệt là những người hưởng lợi từ tài nguyên rừng về những kế hoạch để kế hoạch đó vừa thiết thực mà mang lại hiệu quả cao. Khi đã có kế hoạch thì phải biến nó thành hiện thực, cần tuyên truyền cho người dân hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của rừng và tầm quan trọng của chính họ trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên này. Tuy nhiên không phải tất cả người dân sau khi hiểu về tầm quan trọng của rừng đều biết mình phải làm gì. Người quản lý rừng chính là người nói cho họ
biết các phương pháp thực hiện như: không chặt phá rừng, đốt rừng, săn bắt động vật… trồng rừng ở những vùng đất trống đồi trọc, trồng dặm tại các cánh rừng tự
nhiên để giữđất, giữ nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất…
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý tài nguyên rừng bao gồm:
1. Cơ chế và chính sách quản lý
Cơ chế và chính sách quản lý là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tới năng lực quản lý tài nguyên rừng. Hiện nay, Nhà nước ta đã ban hành nhiều Thông tư, Nghị định, các văn bản Luật và các chiến lược về quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển tài nguyên rừng như: Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ
tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao,
07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 của Bộ NN&PTNT, Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp [22]; Luật bảo vệ và phát triển rừng số
29/2004/QH11 ngày 03/12/2004 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam [23]; Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 của Thủ tướng Chính phủ (Ban hành kèm theo Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính Phủ [27])… Đây là những quy định, hướng dẫn các bên liên quan thực hiện việc quản lý, bảo vệ, khai thác và phát triển tài nguyên rừng một cách có hệ thống, tuân thủ luật pháp, khai thác hợp lý góp phần phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường. Cơ chế và chính sách quản lý hợp lý, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, vùng miền là yếu tốđầu tiên quan trọng giúp cán bộ quản lý rừng thực hiện tốt các nhiệm vụ, có cái nhìn đúng đắn và tổng quát hơn về các công việc cần làm để quản lý rừng một cách tốt nhất.
2. Quy hoạch rừng
Quy hoạch bao gồm việc lập kế hoạch và quản lý kế hoạch đó; lập kế hoạch là việc điều tra khảo sát và phân tích các tình hình hiện tại và xác định các nhu cầu trong tương lai để chuẩn bị cho một kế hoạch đáp ứng các nhu cầu đó; và quản lý là thiết lập các giải pháp để thực thi các hoạt động. Tuy nhiên quy hoạch rừng còn liên quan rất nhiều các hoạt động sản xuất của các ngành khác và nó được đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, khu vực cũng như nhu cầu của từng
địa phương, do đó phương án quy hoạch cần xem xét đầy đủ các yếu tố, đặc biệt là xuất phát từ thực tế. Vì vậy các đơn vị, cán bộ quản lý rừng cần phối hợp tốt với các ngành khác để quy hoạch rừng đạt hiệu quả và phát triển đồng đều các lĩnh vực kinh tế của địa phương.
3. Kinh phí cho việc quản lý và bảo vệ
Theo Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số
chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng [28], Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí cho ngân sách xã để bảo đảm chi thường xuyên cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Bên
cạnh đó, hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động chống chặt phá rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Tuy nhiên sự hỗ trợ của Nhà nước chỉ là phần nhỏ và ngân sách từ Trung ương hoặc tỉnh chỉđủ chi phí cho hoạt động bộ máy ban quản lý hoặc nếu có đầu tư chủ yếu cho xây dựng cơ bản, còn kinh phí dành cho bảo tồn rất ít và chưa được chú ý. Phần lớn các nguồn ngân sách này được cấp theo kế hoạch hàng năm và dựa trên cân đối giữa ngân sách Trung ương và tỉnh, do đó nguồn tài chính này không ổn định ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và bảo vệ rừng.
4. Nhận thức và trình độ chuyên môn của người quản lý
Đây là một trong những yếu tố quan trọng và then chốt trong quản lý nói chung và quản lý rừng nói riêng. Người quản lý phải có nhận thức và chuyên môn tốt để có cái nhìn tổng quan về công việc, tầm quan trọng của công việc mình đang làm. Từ đó đi sâu vào nghiên cứu và tìm tòi những cách thức hợp lý và khả thi để đảm bảo công việc được triển khai hiệu quả. Trong quản lý rừng cũng vậy, cán bộ
quản lý cần được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên để
thích ứng linh hoạt với điều kiện thực tế. Nếu nhận thức và trình độ chuyên môn còn yếu kém sẽ dẫn tới hậu quả như quy hoạch không hợp lý, chưa nâng cao được tầm quan trọng của quản lý và bảo vệ rừng dẫn tới diện tích rừng bị suy giảm, nạn khai thác gỗ và LSNG trái phép diễn ra khó kiểm soát.
Kết luận chương 1
Hiện nay ở Việt Nam đã chú trọng công tác kiểm tra, quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng. Các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ rừng nhưng nạn chặt phá rừng và săn bắn trái phép
động vật rừng đang là vấn đề đáng lo ngại. Vì vậy, vấn đề suy giảm tài nguyên rừng
đã và đang trở thành vấn đề chung, cấp bách không chỉ của Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng không chỉ bảo vệ cây rừng, thú rừng mà còn là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
Để quản lý và phát triển toàn diện tài nguyên rừng không chỉ là trách nhiệm của các nhà quản lý từ trung ương đến địa phương, ý thức và trách nhiệm của cộng
đồng sống trong rừng, gần rừng là nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên này. Trách nhiệm của cán bộ quản lý là tuyên truyền sâu rộng tới cộng đồng tầm quan trọng của rừng, các phương thức bảo vệ rừng hiệu quả
và phát triển rừng bền vững.
Vì vậy, việc nâng cao năng lực của quản lý tài nguyên rừng cũng chính là bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý. Đồng thời nâng cao sự phối hợp thực hiện quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng giữa các cơ quan chức năng, các ban ngành đoàn thể, cán bộ chuyên môn và cộng đồng dân cư. Để làm
được những vấn đề này cần hiểu rõ về hiện trạng tài nguyên rừng cũng như thực trạng về năng lực quản lý rừng tại địa phương, chương 2 của luận văn sẽ tiến hành nghiên cứu vấn đề này, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý rừng trong chương 3.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI XÃ ĐÔNG XUÂN, HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu tổng quan về xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Đông Xuân là một xã miền núi, thuần nông thuộc phía Tây huyện Quốc Oai, cách trung tâm huyện 22 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1720,36 ha, trong đó đất đồi và núi cao chiếm khoảng 70%, còn lại là đất nông nghiệp và đất ở nông thôn. Dân số toàn xã là 5112 người (UBND xã Đông Xuân, 2011) [32], bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người là 3365,34 m2.
Vị trí địa lý
- Phía Bắc giáp với xã Tiến Xuân, xã Thạch Hòa của huyện Thạch Thất. - Phía Nam giáp với xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai
- Phía Đông giáp với xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai
- Phía Tây giáp với xã Lâm Sơn của huyện Lương Sơn và xã Dân Hạ của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Địa hình địa mạo
Là xã vùng cao của huyện, có địa hình phức tạp, nghiêng từ Tây Bắc xuống
Đông Nam, độ cao giảm dần từ phía Nam về phía Đông, độ dốc khá cao thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp. Trung tâm xã là khu vực khá bằng phẳng thuận lợi cho phát triển cây hàng năm. Địa hình chủ yếu cao làm cho thiếu nước về mùa khô nhưng lại bị ngập nước vào mùa mưa do nước tập trung từ vùng cao xuống vùng thấp hơn khá nhanh.
Khí hậu thời tiết
Xã Đông Xuân nằm trong đới khí hậu miền Bắc Việt Nam, vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng, hình thành hai mùa rõ rệt: Mùa hè (từ tháng 4 đến
tháng 10) nóng ẩm và mưa nhiều; Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) khô, lạnh, ít mưa.
Nhiệt độ không khí: Bình quân năm là 18 – 22OC, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 8OC (vào tháng 1). Nhiệt độ cao nhất trung bình 35 - 39OC (vào tháng 6). Độẩm không khí trung bình 80 – 85%.
Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.490 giờ.
Lượng mưa bình quân năm là 1.600 – 1.750 mm, phân bố không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, những tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
Xã Đông Xuân có diện tích khoảng 70% là đồi núi, chỉ có khoảng 30% diện tích đất là ruộng và các bãi bằng nhỏ nên vấn đề thiên tai hay gặp phải vào mùa mưa, đó là tình trạng sạt lở đất ở các miền đồi trọc, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh trong khu vực ven các triền đồi và vùng đất cao.
Thủy văn
Mạng lưới thủy văn bao gồm hệ thống suối, kênh mương tại các xứđồng bằng phẳng. Xã có một hồ thủy lợi cấp nước tưới cho nông nghiệp, tuy nhiên hồ chỉ đảm bảo tưới được cho 3 thôn đó là thôn Cửa Khâu, Lập Thành và Đồng Chằm. Các thôn còn lại thì nguồn nước tưới hầu hết là nhờ nước trời, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của người dân. Là xã vùng núi cao địa hình dốc dẫn tới lưu lượng và cường độ dòng chảy lớn vào mùa mưa, khô hạn vào mùa khô, điều kiện này ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là các thôn không có hồđiều tiết nước tưới.
Đất đai
Tổng diện tích của xã là 1720,36 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 514,64 ha chiếm 30%, đất lâm nghiệp là 895,09 ha chiếm 52%, đất chưa sử dụng là 28,34 ha chiếm 1,64% (Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai xã Đông Xuân, 2012).
2.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóaThực trạng phát triển kinh tế - xã hội Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Tình hình phát triển kinh tế của xã trong những năm qua khá tốt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2012 ước đạt 13 triệu đồng/người/năm. Tổng cơ cấu ngành nông – lâm – thủy sản chiếm 52,5% tổng thu nhập. Trên địa bàn của xã có các ngành sản xuất chính như sau.
Ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp được xem là ngành sản xuất chính của xã. Hàng năm tạo ra hơn 2.000 tấn lương thực có hạt (lúa, ngô). Bình quân lương thực/đầu người là 391 kg. Đây là mức chưa cao vì Đông Xuân là xã vùng núi nên việc sản xuất lương thực cũng gặp nhiều khó khăn. Hệ thống cây trồng chủ yếu là: Lúa xuân, lúa mùa, ngô, khoai, sắn, rau đậu các loại.
Theo các báo cáo hàng năm của xã thì lúa là cây sản xuất chính cho xã với năng suất trên 50 tạ/ha, năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều đó cho thấy phương thức sản xuất nông nghiệp của xã đã có sự thay đổi khá rõ nét.
Về phát triển chăn nuôi: Toàn xã có 1.100 con trâu, bò; lợn 3.300 con, khoảng 48.000 con gia cầm (UNBD xã Đông Xuân, 2011) [32]. Nhìn chung về chăn nuôi phát triển mạnh mẽ nhất là về lợn và gia cầm. Sự phát triển chăn nuôi là do các hộ
gia đình tận dụng các sản phẩm dư thừa, một số hộ gia đình chuyển sang hình thức chăn nuôi tập trung tại các trại nuôi công nghiệp nhỏ của tư nhân.
Trồng rừng và cây ăn quả
Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã là 895,09 ha, trong đó đất rừng sản xuất là 580,09 ha, rừng phòng hộ là 315 ha. Năm 2011 toàn xã trồng mới và trồng dặm được 21 ha rừng, ước tính trồng thêm được 350 cây ăn quả các loại. Công tác chăm sóc, bảo vệ rừng và cây ăn quả được duy trì thường xuyên, làm tốt công tác phòng cháy rừng trong mùa khô (UNBD xã Đông Xuân, 2011) [32]. Tổng thu từ
nông – lâm – thủy sản và chiếm 0,7% tổng thu nhập toàn xã (UBND xã Đông Xuân, 2012) [33].
Dân số, lao động và việc làm
Theo đề án Quy hoạch nông thôn mới xã Đông Xuân [36], toàn xã có 1.288 hộ, 5.174 nhân khẩu (nam 2.600, nữ 2.574). Có 2.949 người trong độ tuổi lao động, chiếm 57% dân số, trong đó:
- Lao động nông nghiệp: 1.719 lao động, chiếm 58,3%
- Lao động trong TTCN, CN, xây dựng: 471 lao động, chiếm 16%
- Lao động dịch vụ, thương mại, ngành nghề khác: 759 lao động, chiếm 25,7%
Tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 15,4% tổng số lao động địa phương. Theo số liệu điều tra sơ bộ của UBND xã Đông Xuân, toàn xã còn 115 hộ
nghèo, chiếm 8,93%. Số hộ cận nghèo còn 32 hộ, chiếm 2,48%.
Thực trạng phát triển khu dân cư
Trong những năm gần đây kinh tế xã hội của địa phương đã chuyển biến mạnh mẽ, các hộ dân cơ bản đã thay đổi tập quán xây dựng nhà sàn của dân tộc Mường bằng kiểu dáng kiến trúc truyền thống của vùng đồng bằng, bao gồm nhà chính chủ yếu xây theo hướng Đông Nam, Tây Nam và các công trình phụ liền kề, sân phơi, vườn, tường bao. Hiện nay trên địa bàn xã còn giữđược 08 nhà sàn, mặc dù các nhà sàn này được cải tạo và cách tân rất nhiều xong vẫn giữđược những nét truyền thống của dân tộc.
Là xã miền núi nên dân cư tập trung không đồng đều, toàn xã có 9 thôn trong
đó dân cư tập trung ở các vùng bằng phẳng như thôn Lập Thành, Cửa Khâu. Các thôn còn lại các hộ gia đình sống thưa và rải rác, đặc biệt là thôn Đồng Bồ và Đá Thâm.
Khả năng phát triển khu dân cư trong tương lai là rất lớn, theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là hướng phát triển các trang trại khai
thác hết tiềm năng đất. Vì vậy trong tương lai sẽ mở rộng xây dựng quy hoạch kế
hoạch hợp lý.
Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông
Nhìn chung hệ thống giao thông của xã có rất nhiều thay đổi làm cho bộ mặt của xã có sự thay đổi. Xã có trục giao thông chính bắt đầu từđường Hồ Chí Minh, qua các thôn Lập Thành, Cửa Khâu và Đồng Rằng. Hiện nay xã đang thi công tuyến
đường liên thôn nối từ trục chính đi các thôn Đồng Âm, Đồng Bèn, Đồng Bồ, Đá Thâm và Đồng Rằng.
Các tuyến nội đồng rộng khoảng từ 2m đến 4m, trong tương lai cần củng cố