Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã đông xuân, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 34 - 36)

Đông Xuân là một xã miền núi, thuần nông thuộc phía Tây huyện Quốc Oai, cách trung tâm huyện 22 km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 40 km về phía Tây. Tổng diện tích tự nhiên của xã là 1720,36 ha, trong đó đất đồi và núi cao chiếm khoảng 70%, còn lại là đất nông nghiệp và đất ở nông thôn. Dân số toàn xã là 5112 người (UBND xã Đông Xuân, 2011) [32], bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người là 3365,34 m2.

Vị trí địa lý

- Phía Bắc giáp với xã Tiến Xuân, xã Thạch Hòa của huyện Thạch Thất. - Phía Nam giáp với xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai

- Phía Đông giáp với xã Phú Mãn, huyện Quốc Oai

- Phía Tây giáp với xã Lâm Sơn của huyện Lương Sơn và xã Dân Hạ của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Địa hình địa mạo

Là xã vùng cao của huyện, có địa hình phức tạp, nghiêng từ Tây Bắc xuống

Đông Nam, độ cao giảm dần từ phía Nam về phía Đông, độ dốc khá cao thuận lợi cho việc phát triển lâm nghiệp. Trung tâm xã là khu vực khá bằng phẳng thuận lợi cho phát triển cây hàng năm. Địa hình chủ yếu cao làm cho thiếu nước về mùa khô nhưng lại bị ngập nước vào mùa mưa do nước tập trung từ vùng cao xuống vùng thấp hơn khá nhanh.

Khí hậu thời tiết

Xã Đông Xuân nằm trong đới khí hậu miền Bắc Việt Nam, vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng, hình thành hai mùa rõ rệt: Mùa hè (từ tháng 4 đến

tháng 10) nóng ẩm và mưa nhiều; Mùa đông (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau) khô, lạnh, ít mưa.

Nhiệt độ không khí: Bình quân năm là 18 – 22OC, trong năm nhiệt độ thấp nhất trung bình 8OC (vào tháng 1). Nhiệt độ cao nhất trung bình 35 - 39OC (vào tháng 6). Độẩm không khí trung bình 80 – 85%.

Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.490 giờ.

Lượng mưa bình quân năm là 1.600 – 1.750 mm, phân bố không đều, mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10. Mùa khô từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 đến tháng 3 năm sau, những tháng mưa ít nhất trong năm là tháng 12, tháng 1 và tháng 2.

Xã Đông Xuân có diện tích khoảng 70% là đồi núi, chỉ có khoảng 30% diện tích đất là ruộng và các bãi bằng nhỏ nên vấn đề thiên tai hay gặp phải vào mùa mưa, đó là tình trạng sạt lở đất ở các miền đồi trọc, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh trong khu vực ven các triền đồi và vùng đất cao.

Thủy văn

Mạng lưới thủy văn bao gồm hệ thống suối, kênh mương tại các xứđồng bằng phẳng. Xã có một hồ thủy lợi cấp nước tưới cho nông nghiệp, tuy nhiên hồ chỉ đảm bảo tưới được cho 3 thôn đó là thôn Cửa Khâu, Lập Thành và Đồng Chằm. Các thôn còn lại thì nguồn nước tưới hầu hết là nhờ nước trời, cung cấp nước cho sản xuất và đời sống của người dân. Là xã vùng núi cao địa hình dốc dẫn tới lưu lượng và cường độ dòng chảy lớn vào mùa mưa, khô hạn vào mùa khô, điều kiện này ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt là các thôn không có hồđiều tiết nước tưới.

Đất đai

Tổng diện tích của xã là 1720,36 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 514,64 ha chiếm 30%, đất lâm nghiệp là 895,09 ha chiếm 52%, đất chưa sử dụng là 28,34 ha chiếm 1,64% (Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai xã Đông Xuân, 2012).

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã đông xuân, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 34 - 36)