Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý rừng tại xã Đông Xuân, huyện

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã đông xuân, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 64 - 68)

Quốc Oai, Thành phố Hà Nội

Để có cái nhìn chính xác và cụ thể về năng lực quản lý tài nguyên rừng thì việc tìm ra các yếu tố tác động và ảnh hưởng là rất quan trọng. Đối với xã Đông Xuân nói riêng, công tác quản lý rừng còn gặp nhiều khó khăn một phần là do các

điều kiện không thuận lợi về tự nhiên và con người thì một phần khá quan trọng tác

động tới hiệu quả của công tác này chính là năng lực quản lý. Năng lực quản lý rừng được đánh giá trên nhiều phương diện và các chỉ tiêu đưa ra như: Diện tích che phủ, mật độ và thành phần loài động – thực vật ở rừng tự nhiên, diện tích đất trống

đồi trọc hiện có, năng suất và sản lượng gỗ khai thác hàng năm, công tác khuyến lâm… Tuy nhiên, năng lực quản lý rừng bị nhiều yếu tố khách quan và chủ quan

ảnh hưởng tới, như đã nêu ở mục 1.4 của luận văn thì có bốn yếu tốảnh hưởng như

sau:

Thứ nhất: Cơ chế và chính sách quản lý. Các cơ chế và chính sách quản lý rừng được Nhà nước ban hành chung cho cả nước khi áp dụng phù hợp với điều kiện của từng vùng miền, địa phương sẽ mang lại hiệu quả quản lý cao. Các cán bộ

chuyên môn phải là người nắm rõ các thông tư, nghị định, quyết định… để thực hiện một cách nghiêm túc, chính xác theo hướng dẫn chung của Nhà nước. Tại xã

Đông Xuân, quản lý rừng cũng dựa trên các cơ chế, chính sách và chủ trương hiện hành, tuy nhiên việc áp dụng triệt để vào điều kiện thực tiễn chưa được sát sao. Theo quy định thì khi trồng rừng trên diện tích được Nhà nước giao thì người dân không cần xin giấy phép, nhưng khi khai thác cần có giấy chứng nhận của UBND cấp xã là rừng trồng mới được phép tự do lưu thông tiêu thụ sản phẩm (Căn cứ vào Luật bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 [23]; Nghị định số 23/2006/NĐ- CP [25]; Quyết định 186/2006/QĐ-TTg [26]; Quyết định 40/2005/QĐ-BNN [20]). Tuy nhiên hiện nay xã Đông Xuân vẫn chưa làm tốt công tác này, UBND xã chỉ

làm thủ tục xác nhận khi có yêu cầu nhưng đến nay các hộ trồng rừng không biết

đến thủ tục cấp giấy chứng nhận nguồn gốc gỗ khai thác. Đây là vấn đề rất đáng lưu ý trong công tác quản lý rừng và khía cạnh năng lực quản lý. Mặc dù việc cấp giấy phép khai thác rừng sẽ gặp phải sự e ngại các thủ tục hành chính của các hộ gia đình nhưng đây sẽ là cơ sở để đánh giá chính xác hơn về trữ lượng gỗ khai thác trong toàn xã.

Thứ hai: Quy hoạch rừng. Đây là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng tới năng lực quản lý rừng tại xã Đông Xuân. Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất) đã nêu khá rõ nhiệm vụ từ cấp Trung ương tới các địa phương và các Bộ, Ngành liên quan trong việc thực hiện chỉ

thị. Tuy nhiên đến nay xã Đông Xuân vẫn chưa có quy hoạch chi tiết rừng, việc phân vùng và cắm mốc giới giữa rừng tự nhiên và rừng trồng chưa được thực hiện. Do vậy cán bộ lâm nghiệp tại xã gặp không ít khó khăn trong việc quản lý rừng

cũng như việc bảo vệ và phát triển rừng. Hiện nay, xã Đông Xuân về cơ bản đã xây dựng xong đề án Quy hoạch nông thôn mới trong đó có quy hoạch (khoanh vùng) diện tích rừng cả hiện trạng và quy hoạch mới đến năm 2020. Sau khi triển khai quy hoạch chi tiết, đây sẽ là một trong những thuận lợi cho công tác quản lý và phát triển tài nguyên rừng của xã một cách bền vững.

Thứ ba: Kinh phí cho việc quản lý và bảo vệ. Theo Quyết định 07/2012/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ [28], Nhà nước sẽ hỗ trợ kinh phí cho ngân sách xã

để bảo đảm chi thường xuyên cho công tác quản lý bảo vệ rừng, hỗ trợ kinh phí cho việc tổ chức thực hiện các hoạt động chống chặt phá rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Hàng năm, UBND và BQL rừng xã Đông Xuân tổ chức lớp tập huấn công tác phòng cháy, chữa cháy rừng cho đội ngũ BQL, tổđội xung kích PCCCR và đội dân quân tự vệ của xã. Tuy nhiên BQL, tổ xung kích chỉ hoạt động hình thức, chưa có các hoạt động cụ thể trên thực tế nên các hoạt động đưa ra chưa thực sự hiệu quả. Hàng năm, UBND xã cũng trích từ ngân sách chi cho cho công tác trồng dặm, trồng mới rừng ở các cánh rừng phòng hộ. Diện tích trồng dặm và trồng mới được đưa vào báo cáo hàng năm của UBND xã nhưng trên thực tế công tác này chưa được thực hiện đồng bộ, còn rời rạc, chưa cụ thể về kinh phí và kế hoạch thực hiện nên hiệu quả đạt được chưa cao. Bên cạnh đó, phần diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp chưa được triển khai trồng mới rừng do thiếu kinh phí, chưa phân bổ được vốn ngân sách. Đây là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới các nỗ lực của cán bộ lâm nghiệp trong bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn xã.

Thứ tư: Nhận thức và trình độ chuyên môn của người quản lý. Cán bộ quản lý rừng phải được đào tạo và có trình độ chuyên môn nhất định tùy điều kiện cụ thể

của từng địa phương. Là người hiểu rõ tầm quan trọng trong công việc và triển khai có hiệu quả các dự án, kế hoạch có liên quan vì vậy đội ngũ cán bộ quản lý rừng cần

được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên để thích ứng linh hoạt với điều kiện thực tế. Xã Đông Xuân hiện nay chỉ có một cán bộ chuyên môn về lâm nghiệp, trình độ đại học chuyên ngành Lâm sinh, phụ trách quản lý chung tình hình phát triển sản xuất lâm nghiệp dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo UBND xã.

Khi có các lớp học bồi dưỡng, nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ

về công tác quản lý do các cơ quan trực thuộc tỉnh Hòa Bình và Thành phố Hà Nội tổ chức thì cán bộ cũng được UBND xã cử tham gia. Tuy nhiên, hiện nay số lượng cán bộ quản lý rừng còn thiếu, khi triển khai các dự án trồng rừng còn cần sự hỗ trợ

từ BQL PCCCR và các ban ngành khác trong xã, các tổ xung kích bảo vệ tại các thôn xóm có rừng. Bên cạnh đó công tác bảo vệ, kiểm tra rừng phòng hộ chưa được thường xuyên thực hiện do thiếu nhân lực, chỉ một cán bộ không thể kiểm tra được toàn bộ diện tích rừng hiện có tại xã. Do vậy, năng lực của cán bộ quản lý rừng hiện nay chưa đủđể tự chủđộng trong các công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Ngoài bốn yếu tố vừa nêu trên, còn có một số tác động từ phía cộng đồng ảnh hưởng tới năng lực quản lý rừng tại xã. Các hộ gia đình tham gia canh tác trên đất nông nghiệp còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc trồng rừng một cách

đầy đủ. Các điều kiện bất lợi về tự nhiên và con người đã gây ảnh hưởng tới tâm lý các chủ hộ dẫn tới việc trồng rừng là để cho có cây trên đất, chưa quan tâm tới chăm sóc hay mong muốn sản lượng gỗ sẽ thu được bao nhiêu. Việc trồng rừng mang tính tự phát, manh mún và chưa đồng bộ. Điều này cũng bộc lộ một số yếu kém của cán bộ lâm nghiệp tại xã, chưa tổ chức các lớp tuyên truyền, tập huấn và chuyển giao kỹ

thuật canh tác hiệu quả cho người nông dân. Đây là vấn đề mang tính chất ảnh hưởng qua lại, khi một trong hai yếu tố được quan tâm sẽ kéo theo yếu tố còn lại phát triển theo. Khi cán bộ lâm nghiệp tư vấn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thời gian khai thác hợp lý sẽ tác động tới sự quan tâm của người dân tới trồng rừng, tới hiệu quả kinh tế mà rừng mang lại. Đồng thời, khi người dân làm tốt công tác trồng rừng thì cán bộ lâm nghiệp sẽ có các số liệu cụ thể hơn về lâm nghiệp, từ đó có định hướng cho các kế hoạch lâu dài phù hợp với điều kiện tại địa phương.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý tài nguyên rừng tại xã đông xuân, huyện quốc oai, thành phố hà nội (Trang 64 - 68)