Về quản lý rừng: Trong những năm tiếp theo, công việc cần được thực hiện sớm là thiết lập ranh giới rừng rõ ràng với tỉnh Hòa Bình và giữa 2 loại rừng của xã, quy hoạch và quản lý rừng ứng dụng khoa học công nghệ để số hóa bản đồ lâm nghiệp, lưu trữ các thông tin thống kê, kiểm kê trên máy vi tính.
Về bảo vệ rừng: Xác định bảo vệ rừng như bảo vệ một hệ sinh thái luôn phát triển, vừa bảo đảm khả năng tái tạo và sử dụng rừng một cách tối ưu và trên nguyên tắc lấy phát triển để bảo vệ. Coi trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và mọi người dân. Ủy ban nhân dân xã phải tổ chức thực hiện bảo vệ rừng và chịu trách nhiệm nếu để xảy ra các vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn thuộc địa phương quản lý. Tăng cường năng lực và củng cố các lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, bán chuyên trách của các chủ rừng và cộng đồng dân cư thôn để có đủ năng lực ứng phó với những vụ việc vi phạm lâm luật và thiên tai như cháy rừng, sâu bệnh hại rừng. Chú trọng kiểm tra quá trình khai thác lâm sản tại rừng; việc kiểm tra, kiểm soát quá trình lưu thông, tiêu thụ lâm sản chỉ là một giải pháp góp phần bảo vệ rừng. Tổ chức sắp xếp lại lực lượng kiểm lâm, các tổ xung kích bảo vệ rừng theo hướng tăng cường vai trò chức năng tham mưu trong công tác bảo vệ phát triển rừng, thực thi pháp luật về lâm nghiệp cho các cấp chính quyền tỉnh, huyện, xã. Có chính sách chếđộưu tiên khuyến khích tăng cường lực lượng bảo vệ rừng tại thôn để phối hợp với chính quyền xã tổ chức hướng dẫn nhân dân thực hiện công tác bảo vệ phát triển rừng đến từng lô, khoảnh.
Về phát triển rừng: Quy hoạch, phân loại và có kế hoạch phát triển 2 loại rừng (rừng phòng hộ và rừng sản xuất), kết hợp bảo tồn, phòng hộ với phát triển du lịch sinh thái và các dịch vụ môi trường khác. Đối với rừng phòng hộ, quy hoạch và phát
triển nhằm đảm bảo tối đa các yêu cầu phòng hộ, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm duy trì sự cân bằng ổn định về môi trường đất (chống xói mòn, giữ đất, tăng độ phì nhiêu), môi trường nước và khí hậu, phòng, chống thiên tai, bảo
đảm cho sự phát triển bền vững về kinh tế xã hội. Đối với rừng sản xuất, quy hoạch và có kế hoạch phát triển theo chiều sâu, tăng hiệu quả sử dụng đất, coi trọng năng suất, chất lượng; kết hợp sản xuất lâm - nông - ngư nghiệp. Áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và thừa kế các kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp của người dân tại xã; nghiên cứu phát triển rừng theo 2 hướng chính là cải tạo giống cây rừng và thực hiện các biện pháp lâm sinh. Đồng thời chú trọng phát triển mạnh trồng cây phân tán để đáp ứng kịp thời, tại chỗ và có hiệu quả các nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho nhân dân. Khuyến khích gây trồng, phát triển lâm sản ngoài gỗ
(mây, tre, dược liệu...) để đáp ứng các nhu cầu nguyên liệu cho lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, có sức cạnh tranh cao, phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Về sử dụng rừng: Khai thác sử dụng rừng hợp lý là biện pháp lâm sinh để tái tạo và cải thiện chất lượng rừng; đồng thời khai thác tối đa các dịch vụ môi trường rừng để tạo nguồn thu cho bảo vệ và phát triển rừng. Sử dụng rừng tự nhiên bền vững trên cơ sở phương án điều chế rừng. Khuyến khích các hộ gia đình trong xã sử
dụng chất đốt từ sản phẩm phụ của rừng trồng (cành ngọn, tỉa thưa...), sản phẩm phụ của nông nghiệp và các nguồn nhiên liệu thay thế khác, nhằm hạn chế tối đa sử
dụng chất đốt từ gỗ rừng tự nhiên.