Tiếp thu, bổ sung về mặt thái độ

Một phần của tài liệu kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “một thời đại trong thi ca” của hoài thanh ở lớp 11 (Trang 62 - 116)

Chúng ta đều biết, môn Văn là môn học có ưu thế dạy trẻ “nên người” hơn bất cứ môn nào khác. Bởi “Văn là người”, “Học văn là để học làm người”. Học văn học cách cảm, cách nghĩ, cảm xúc của tác giả khi viết những dòng văn ấy. Từ đó bồi dưỡng và thanh lọc tâm hồn cho học sinh, hướng học sinh yêu cái đẹp và sống hướng thiện, ghét chê cái xấu, biết cảm thông, chia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sẻ, rơi lệ trước nỗi đau, biết cười trong cuộc sống. Nhiệm vụ cơ bản, quan trọng nhất trong dạy học Văn không phải là cung cấp kiến thức, hình thành kĩ năng mà là bồi dưỡng tâm hồn cho học sinh.

Nội dung bài học đoạn trích Một thời đại trong thi ca ngoài cung cấp kiến thức, hình thành kĩ năng còn bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.Trong giờ dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca, khi phân tích bi kịch của thế hệ thanh niên thời bấy giờ, giáo viên có thể nhấn mạnh tình yêu nước thầm kín của họ.

Lòng yêu nước của con người có những biểu hiện vô cùng phong phú. Có lòng yêu nước gắn với đấu tranh. Có lòng yêu nước gắn với lao động sản xuất. Lại có lòng yêu nước biểu hiện ở sự thiết tha với những giá trị văn hóa, ở nỗ lực sáng tạo ra những giá trị văn hóa.

Lòng yêu nước của các nhà thơ mới nghiêng về dạng thứ ba. Tình yêu của họ thể hiện tập trung nhất ở lòng yêu tiếng Việt và nền thơ ca dân tộc, ở niềm say mê sáng tạo ra những giá trị văn hóa, trước hết là thơ ca. Họ muốn làm tiếng nói của nòi giống đẹp hơn, giàu hơn, ngày càng trường tồn. bất diệt. Đó là lòng yêu nước rất đáng ghi nhận và trân trọng.

Qua hiểu được lòng yêu nước của thế hệ các nhà thơ mới, học sinh thêm yêu quê hương đất nước và tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc.

Chúng tôi bổ sung thêm phần liên hệ, so sánh giữa quan niệm về tiếng Việt của Hoài Thanh với quan niệm của Nguyễn An Ninh trong bài Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức. Theo Hoài Thanh, tiếng Việt là thứ tiếng chia sẻ vui buồn với cha ông, là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua và bây giờ là tấm hồn bạch chung để các nhà thơ mới gửi nỗi băn khoăn riêng. Ông khẳng định tầm quan trọng của tiếng Việt qua câu nói của ông chủ báo Nam Phong: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”. Nguyễn An Ninh cũng khẳng định tiếng nói có tầm quan trọng đối với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

vận mệnh của dân tộc: là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị.

Như vậy, qua so sánh quan niệm về tiếng Việt của Hoài Thanh và Nguyễn An Ninh, học sinh hiểu sâu sắc về tầm quan trọng của tiếng Việt và bồi dưỡng ở các em thái độ yêu và quý trọng tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt cũng như của các giá trị văn hóa dân tộc.

Tóm lại, việc tiếp thu, bổ sung nội dung bài học đoạn trích Một thời đại trong thi ca trên cả ba mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ là rất quan trọng. Nó giúp cho hoạt động tiếp nhận bài học của học sinh được đầy đủ, sâu sắc và bồi dưỡng năng lực văn học cho các em. Qua bài học, học sinh không chỉ tiếp thu được kiến thức có trong bài học mà còn hình thành kĩ năng viết văn nghị luận và bồi dưỡng thái độ yêu quê hương đất nước và trân trọng, tự hào với truyền thống yêu nước của cha ông.

2.3. Đề xuất tiến trình và phƣơng pháp dạy học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” theo hƣớng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thƣởng thức của học sinh

2.3.1. Tiến trình và phương pháp vận dụng

2.3.1.1. Tiến trình dạy học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca”

Tiến trình dạy học là các bước tổ chức dạy học. Nó thường được tổ chức đi từ chung đến riêng, khái quát đến cụ thể, bao quát đến chi tiết, nội dung đến nghệ thuật. Theo sách giáo viên Ngữ văn 11, bộ cơ bản, tiến trình tổ chức dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca được chia làm bốn bước:

- Tìm hiểu về tác giả và đoạn trích.

- Hướng dẫn học sinh phát hiện các ý chính của nội dung đoạn trích để thấy cách dẫn dắt vấn đề cuả tác giả như thế nào.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi trong phần Hướng dẫn học bài.

Theo sách giáo viên Ngữ văn 11, bộ nâng cao, tiến trình tổ chức dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca được chia làm hai mục chính:

- Phần mở đầu:

+ Cho học sinh nêu những nét chính của phần Tiểu dẫn về tác giả Hoài Thanh và tác phẩm Một thời đại trong thi ca cùng đoạn trích cùng tên.

+ Cho học sinh đọc và uốn nắn cách đọc, gợi cho HS hiểu sơ bộ về tinh thần của đoạn trích này.

- Phần nội dung chính: Triển khai theo hướng trả lời các câu hỏi trong mục Hướng dẫn học bài ở sách giáo khoa Ngữ Văn 11, bộ nâng cao. Cụ thể là:

+ Đọc và nêu dàn ý đoạn trích.

+ Tìm hiểu cách lập luận chặt chẽ của tác giả khi định nghĩa về thơ mới. + Phân tích, lí giải nội dung của chữ tôi và chữ ta.

+ Nhận xét về cách dẫn dắt và cách diễn đạt của tác giả.

+ Tìm, phân tích và làm nổi bật những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật trong đoạn văn “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. […] Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.

+ Nêu biểu hiện của lòng yêu nước của các nhà thơ mới và của tác giả Thi nhân Việt Nam.

Nhìn chung, tiến trình tổ chức dạy học trong sách giáo viên Ngữ văn 11 bộ chuẩn và nâng cao đều cơ bản đi theo tiến trình tìm hiểu từ phần tiểu dẫn đến phân tích nội dung và cuối cùng là đánh giá nghệ thuật đoạn trích. Chỉ có một điểm khác là trong sách giáo viên nâng cao có thêm phần đánh giá lòng yêu nước của các nhà thơ mới ở phần cuối cùng của tiến trình dạy học. Định

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hướng tiến trình dạy học như trên khá khoa học, tạo điều kiện cho sự tiếp thu kiến thức của học sinh được hiệu quả.

Với mục tiêu đề xuất một giờ dạy học theo hướng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá, thưởng thức nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng giờ dạy học cao nhất, trên cơ sở tiếp thu định hướng tiến trình tổ chức dạy học ở sách giáo viên bộ cơ bản và nâng cao, chúng tôi đề xuất tiến trình dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca bao gồm các bước cơ bản sau:

- Ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số. - Kiểm tra bài cũ.

- Bài mới. + Lời giới thiệu.

+ Dạy học theo các đơn vị kiến thức. 1. Tiểu dẫn.

1.1. Tác giả. 1.2. Văn bản.

2. Đọc - hiểu văn bản.

2..1. Nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới.

2..2. Tinh thần thơ mới: chữ tôi.

2..3. Sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó. 3. Tổng kết. 3.1. Nội dung. 3.2. Nghệ thuật. 4. Củng cố. 5. Dặn dò.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiến trình dạy học mà chúng tôi đề xuất cơ bản giống định hướng tiến trình dạy học trong sách giáo viên. Tuy nhiên, chúng tôi không tiến hành đọc – hiểu văn bản theo hai phần nội dung và nghệ thuật mà lồng phân tích những nét tài hoa, tinh tế về nghệ thuật vào sau mỗi phần phân tích nội dung. Điều này sẽ giúp cho sự kết hợp các hoạt động nhận thức, đánh giá, thưởng thức được dễ dàng và hiệu quả hơn. Tiến trình dạy học này vẫn thỏa mãn những yêu cầu về kiến thức mà học sinh cần đạt được trong giờ dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca.

2.3.1.2. Phương pháp vận dụng

Có thể vận dụng linh hoạt các hình thức như hướng dẫn học sinh đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi kết hợp giáo viên phân tích, giảng bình sâu một số ý hay, độc đáo, khuyến khích học sinh tự đánh giá nét độc đáo của tác phẩm và nêu cảm nhận cá nhân.

Đây là một bài tiểu luận phong phú về nội dung kiến thức văn học và xã hội. Cách viết lại tài hoa, tinh tế. Do đó, chúng tôi tận dụng để cung cấp những kiến thức quan trọng có tính khái quát về thơ mới mà học sinh chỉ mới được học qua một vài tác phẩm thơ mới như Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử). Nội dung khá phong phú nên có những ý chúng tôi giải thích kĩ để học sinh nắm chắc các luận điểm của tác giả về thơ mới. Chúng tôi dừng lại để thẩm bình, thưởng thức và học tập những câu thể hiện rõ cách hành văn hấp dẫn và đoạn văn mẫu mực. Ví dụ đoạn văn: Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ “tôi”. Mất bề rộng ta đi tìm chiều sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong quá trình dạy, chúng tôi kết hợp giảng bình sâu một số ý, đồng thời hướng dẫn học sinh phát hiện các luận điểm. Từ đó hiểu được tư tưởng của tác giả và thấy được nghệ thuật lập luận độc đáo. Tận dụng việc học sinh vừa được học một số bài thơ mới, chúng tôi giúp học sinh hình thành và hiểu sâu một số ý của Hoài Thanh. Với những đoạn văn, câu văn hay, chúng tôi tranh thủ cho học sinh đọc trên lớp và nếu còn thời gian thì yêu cầu học thuộc lòng một vài câu để nuôi dưỡng ở học sinh cảm hứng văn chương và làm quen với lối hành văn tài hoa hiếm có của Hoài Thanh.

Chúng tôi sử dụng nhiều câu hỏi trong tiến trình dạy học đoạn trích. Hệ thống câu hỏi này đặt ra đối với học sinh sẽ kích thích học sinh tính năng động, chủ động tham gia vào các hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức đoạn trích và từ đó tiếp nhận được bài học sâu sắc, trọn vẹn.

Chúng tôi còn sử dụng phương pháp so sánh giữa quan niệm về tiếng Việt của Hoài Thanh và Nguyễn An Ninh (trong bài Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng những dân tộc bị áp bức) để học sinh hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩa của tiếng Việt. Từ đó bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt cho học sinh.

Chúng tôi khuyến khích học sinh phát biểu ý kiến của cá nhân về nghệ thuật phê bình của Hoài Thanh, trình bày những suy nghĩ của mình về bi kịch của các nhà thơ mới cũng như tầng lớp thanh niên trí thức thời bấy giờ để bồi dưỡng năng lực đánh giá giá trị tác phẩm văn học, thưởng thức cái hay cái đẹp của tác phẩm và trên hết là khơi gợi lòng tự hào với truyền thống yêu nước của cha ông và bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp cho học sinh.

2.3.2. Thiết kế bài dạy học cụ thể đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh Hoài Thanh

Ngày soạn: 13/4/2011 Ngày giảng: 20, 22/4/2011 Tại lớp: 11A1, 11B2 Thời gian: 2 tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA

(Trích)

Hoài Thanh

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

1. Về kiến thức

- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trên cả hai bình diện văn chương và xã hội.

- Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả.

- Bổ sung những kiến thức lí luận để hiểu sâu hơn các tác giả, tác phẩm thơ mới được học trong chương trình.

2. Về kĩ năng

Rèn luyện kĩ năng phân tích và viết bài văn nghị luận văn học.

3. Về thái độ

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc.

II. PHƢƠNG TIỆN THỰC HIỆN 1. Giáo viên

- Bài soạn, SGK Ngữ văn 11 - tập 2, SGV Ngữ văn 11 - tập 2. - Chân dung Hoài Thanh.

- Tài liệu tham khảo: Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh – Hoài Chân, (NXB Văn học, 2006); Thiết kế dạy học Ngữ Văn 11, Hoàng Hữu Bội, NXB GD, 2007; Thiết kế bài học Ngữ Văn 11, tập 2, Phan Trọng Luận, 2008; Hoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thanh, về tác gia và tác phẩm, Đoàn Đức Phương tuyển chọn và giới thiệu, NXB GD...

2. Học sinh

- SGK Ngữ văn 11 - tập 2, vở soạn, vở ghi. - Chuẩn bị tư liệu cho bài học.

III. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

Vận dụng linh hoạt nhiều hình thức: hướng dẫn HS đọc, trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi, thuyết trình với sự giải thích, giảng bình của GV, khuyến khích HS nêu cảm nhận cá nhân để HS có thể nhận thức, đánh giá, thưởng thức bài học sâu sắc, trọn vẹn.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ

Câu hỏi 1: Trình bày 3 cống hiến vĩ đại của Mác? Vì sao nói cống hiến sau lại hơn cống hiến trước?

Câu hỏi 2: Vì sao Mác được đánh giá là “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiện đại”?

3. Bài mới:

3.1. Lời giới thiệu

“Hoài Thanh là người say mê Thơ mới vào bậc nhất trong những người say thơ. Với Thi nhân Việt Nam, một cuốn sách hết sức hấp dẫn đối với nhiều thế hệ bạn đọc, một bản tổng kết nghiêm túc và biểu dương đầy thuyết phục, một sự dìu dắt, chỉ đường sáng suốt và ân cần, tác giả đã tạo cho bạn đọc từ thuở ấy một niềm tin vào ngành phê bình văn học non trẻ của nước nhà.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tiểu luận Một thời đại trong thi ca đặt ở đầu sách là một công trình nghiên cứu phê bình thơ kiệt xuất vừa là một áng văn nghị luận dào dạt chất thơ, vang vọng tới muôn đời.”

Đây là những lời nhận xét của Nguyễn Bao trong tham luận Hoài Thanh và thơ đọc tại lễ kỉ niệm 10 năm ngày Hoài Thanh qua đời (1992). Để hiểu rõ hơn giá trị của tiểu luận và phong cách phê bình Hoài Thanh, giờ học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về đoạn trích Một thời đại trong thi ca – thuộc phần cuối của bài tiểu luận.

3.2. Tổ chức dạy học theo các đơn vị kiến thức

Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

GV: Yêu cầu 1 HS đọc Tiểu dẫn và tóm tắt những nét chính về cuộc đời - sự nghiệp của tác giả Hoài Thanh.

Một phần của tài liệu kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “một thời đại trong thi ca” của hoài thanh ở lớp 11 (Trang 62 - 116)