Tiếp thu, bổ sung về mặt kiến thức

Một phần của tài liệu kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “một thời đại trong thi ca” của hoài thanh ở lớp 11 (Trang 52 - 61)

Trong giờ dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca, kiến thức mà học sinh cần chiếm lĩnh bao gồm những hiểu biết chung về tác giả và tác phẩm, giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích. Qua khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 11 về dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca,

chúng tôi đã tiếp thu và bổ sung thêm một số kiến thức nhằm giúp học sinh tiếp nhận bài học được sâu sắc, trọn vẹn.

2.2.1.1. Tiếp thu, bổ sung kiến thức về tác giả Hoài Thanh và đoạn trích “Một thời đại trong thi ca”

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu nội dung và nghệ thuật đoạn trích, giáo viên cần trang bị cho học sinh những kiến thức chung về tác giả và văn bản

Một thời đại trong thi ca để các em có được cái nhìn khái quát, bước đầu biết hướng tiếp cận văn bản.

Chúng tôi tiếp thu những kiến thức ở mục Tiểu dẫn trong bài học Một thời đại trong thi ca ở sách giáo khoa Ngữ văn 11. Mục Tiểu dẫn đã đưa ra những khái quát chung về cuộc đời và sự nghiệp của Hoài Thanh, vị trí đoạn trích:

Về cuộc đời, Hoài Thanh (1909 – 1982), tên khai sinh là Nguyễn Đức Nguyên. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước ở xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Trước Cách mạng, ông từng tham gia các phong trào yêu nước và bị thực dân Pháp bắt giam. Ông viết văn từ những năm 30 của thế kỉ XX. Tháng 8.1945, ông tham gia khởi nghĩa và làm Chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế. Sau cách mạng tháng Tám, ông hoạt động chủ yếu trong ngành Văn hóa – Nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư kí Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật, Tổng thư kí Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm tuần báo Văn nghệ,...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về sự nghiệp, Hoài Thanh là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm chính: Văn chương và hành động

(1936), Thi nhân Việt Nam (1942), Có một nền văn hóa Việt Nam (1946),

Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (1949),

Nói chuyện thơ kháng chiến (1951), Phê bình và tiểu luận (3 tập – 1960, 1965, 1971). Trong đó, Thi nhân Việt Nam là công trình được đánh giá là xuất sắc nhất. Năm 2000, ông được tặng thưởng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.

Về đoạn trích, Một thời đại trong thi ca là tiểu luận mở đầu cuốn Thi nhân Việt Nam, tổng kết sâu sắc phong trào Thơ mới. Đoạn trích thuộc phần cuối của bài tiểu luận nói trên.

Ngoài ra, chúng tôi còn tiếp thu thêm những nhận xét về phong cách phê bình văn học Hoài Thanh trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, bộ nâng cao. Cụ thể là: Hoài Thanh có biệt tài trong việc thẩm thơ. Cách phê bình của ông thiên về thưởng thức và ghi nhận ấn tượng. Ông gọi lối phê bình của mình là

lấy hồn tôi để hiểu hồn người. Văn phê bình của ông nhẹ nhàng, tinh tế, tài hoa và luôn thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh.

Những kiến thức trong phần tiểu dẫn đã cung cấp những kiến thức chung về cuộc đời, sự nghiệp Hoài Thanh, vị trí đoạn trích. Những kiến thức này sẽ giúp học sinh dễ dàng hơn trong khi đi sâu tiếp cận tác phẩm. Tuy nhiên, để hoạt động tiếp cận của học sinh được hiệu quả hơn, chúng tôi xin bổ sung thêm một số kiến thức về phong trào Thơ mới, thể loại phê bình văn học và cuốn Thi nhân Việt Nam, bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca.

Về phong trào Thơ mới, đây là một trào lưu thơ ca Việt Nam xuất hiện năm 1932 và phát triển mạnh mẽ cho đến năm 1945. Trong vòng chưa đầy 15 năm, thơ mới nói riêng cũng như văn học lãng mạn nói chung, với sự thức tỉnh ý thức cá nhân đã đánh dấu một bước tiến nhiều ý nghĩa của nền văn học Việt Nam hiện đại với một sức sống mới, một bộ mặt mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về thể loại phê bình văn học, phê bình văn học là thể loại thực hiện chức năng thẩm bình, đánh giá và lí giải các hiện tượng văn học. Nó thuộc kiểu bài nghị luận văn học. Dựa trên những cảm thụ, rung động và xúc cảm tinh tế, phong phú về các giá trị văn chương của một thời đại hay của nhiều thời đại khác nhau, phê bình văn học tạo ra cái nhìn đúng đắn, sự lí giải sâu sắc các hiện tượng văn chương, tạo ra định hướng cảm thụ cho độc giả thời đại.

Phê bình văn học thường xuất hiện dưới hình thức các bài viết cụ thể về một tác giả, một tác phẩm hay rộng hơn về một khuynh hướng, một trào lưu, song bao giờ nó cũng phải đảm bảo các tính chất vừa khoa học vừa có xúc cảm nghệ thuật. Phê bình văn học luôn đòi hỏi phải có tính chính xác, chặt chẽ trong lôgíc lập luận vừa giàu khả năng biểu cảm qua hệ thống từ ngữ, hình ảnh biểu đạt.

Phê bình văn học đóng vai trò tích cực trong việc định hướng khả năng cảm thụ của độc giả cũng như trong đời sống văn học nói chung.

Về cuốn “Thi nhân Việt Nam”(1942), Thi nhân Việt Nam vừa là hợp tuyển vừa là công trình nghiên cứu, phê bình về phong trào Thơ mới. Đây là một hợp tuyển thơ đầu tiên của thời kì thơ mới. Gồm 3 phần:

Phần 1: Cung chiêu anh hồn Tản Đà và tiểu luận Một thời đại trong thi ca. Phần 2 : 169 bài thơ của 46 nhà thơ (1932 – 1941)

Phần 3 : Nhỏ to.

Với tập sách này, Hoài Thanh xứng đáng được xem là người đại diện ý thức cho phong trào Thơ mới. Đây là cuốn sách tuyển chọn Thơ mới bằng cặp mắt xanh sáng suốt và tinh tế, kèm theo một bài tổng kết rất công phu và có giá trị khoa học về phong trào văn học này cùng với nhiều lời bình ngắn gọn mà đầy tài hoa về các hồn thơ [24, tr.534].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Về tiểu luận “Một thời đại trong thi ca”, là một bàivăn nghị luận mang phong cách phê bình văn học. Cấu trúc là một chỉnh thể chặt chẽ, bao gồm:

+ Nguồn gốc ra đời của phong trào Thơ mới

+ “Cuộc cách mệnh về thi ca” - quá trình phát sinh, phát triển. + Sự phân hóa của thơ mới.

+ Định nghĩa thơ mới và đi tìm tinh thần thơ mới

Đoạn trích trong sách giáo khoa thuộc phần cuối của tiểu luận.

Trên đây là những kiến thức về tác giả Hoài Thanh và đoạn trích Một thời đại trong thi ca mà chúng tôi tiếp thu và bổ sung. Những kiến thức chung này sẽ giúp học sinh có cái nhìn khái quát, toàn diện tiếp cận đúng hướng và hiệu quả bài học.

2.2.1.2. Tiếp thu, bổ sung kiến thức về giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích “Một thời đại trong thi ca”

Những kiến thức khái quát về tác giả và tác phẩm chỉ là tiền đề, định hướng cho học sinh tiếp cận văn bản đúng hướng, hiệu quả. Trong dạy học tác phẩm văn học, quan trọng nhất là học sinh phải nắm chắc được nội dung và nghệ thuật để hiểu tác phẩm sâu sắc, trọn vẹn. Thông qua khảo sát sách giáo khoa và sách giáo viên và một số tư liệu khác, chúng tôi tiến hành tiếp thu, bổ sung kiến thức về giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích Một thời đại trong thi ca như sau:

a. Kiến thức về giá trị nội dung

Nội dung cốt yếu của đoạn trích Một thời đại trong thi ca là vấn đề có thể coi là cơ bản, trung tâm nhất, thu hút sự quan tâm nhiều nhất của độc giả, đó là vấn đề tinh thần thơ mới. Sách giáo viên là tư liệu quan trọng định hướng về kiến thức và phương pháp dạy học cho giáo viên. Do đó, chúng tôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiếp thu những định hướng về kiến thức trong sách giáo viên Ngữ văn 11. Cụ thể là nội dung đoạn trích được triển khai theo các ý chính như sau:

- Nêu vấn đề đi tìm “điều ta cho là quan trọng hơn: tinh thần thơ mới”. - Nhưng cái khó là ranh giới giữa thơ cũ và thơ mới không phải rạch ròi, dễ nhận ra.

- Vậy, làm sao để nhận diện? Tác giả đề nghị:

+ Không thể căn cứ vào những bài thơ dở, thời nào chả có mà phải so sánh bài hay với bài hay.

+ Vả chung cái mới và cái cũ vẫn nối tiếp qua lại cho nên phải so sánh trên đại thể.

- Tinh thần thơ mới là gì? Là ở chữ tôi:

+ Cái khác nhau là ở chữ tôi và chữ ta. Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi.

+ Chữ tôi trước đây nếu có thì cũng phải ẩn mình sau chữ ta. Chữ tôi

bây giờ là chữ tôi theo ý nghĩa tuyệt đối của nó.

+ “Cái tôi” bây giờ đáng thương và tội nghiệp ở chỗ nó không còn cái cốt cách hiên ngang ngày trước như cái khí phách ngang tàng của Lí Bạch, cái tự trọng trước cơ hàn như Nguyễn Công Trứ mà rên rỉ, khổ sở, thảm hại, phiêu lưu trong trường tình, thoát lên tiên, điên cuồng, đắm say, bơ vơ, ngẩn ngơ buồn, bàng hoàng mất lòng tin,… Nói chung, thơ mới nói lên cái bi kịch đang diễn ra ngấm ngầm dưới những phù hiệu dễ dãi trong hồn người thanh niên.

+ Họ giải quyết bi kịch đó bằng cách gửi cả vào tiếng Việt, vì thế tiếng Việt là vong hồn các thế hệ đã qua, vì họ tin vào lời nói triết lí “Truyện Kiều

còn, tiếng ta còn; tiếng ta còn, nước ta còn”. Vì họ cảm thấy tinh thần nòi giống cũng như các thể thơ xưa có biến thiên không sao tiêu diệt, vì phải “tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ đảm bảo cho ngày mai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Như vậy, sách giáo viên Ngữ văn 11 đã khái quát được giá trị nội dung chính của đoạn trích Một thời đại trong thi ca, bao gồm: nguyên tắc xác định tinh thần thơ mới, cốt lõi tinh thần thơ mới và sự vận động của thơ mới xung quanh cái tôi và bi kịch của nó.

Trong sách giáo viên Ngữ văn 11, bộ nâng cao, định hướng về nội dung đoạn trích cũng cơ bản giống sách giáo viên Ngữ văn 11, bộ cơ bản. Cụ thể là: dàn ý của đoạn trích, các bước định nghĩa về thơ mới, nội dung của chữ tôi

và chữ ta, biểu hiện lòng yêu nước của các nhà thơ mới và của tác giả Thi nhân Việt Nam. Chúng tôi tham khảo thêm những nội dung này nhằm đem đến cho giờ dạy học những kiến thức về giá trị nội dung đúng và đầy đủ nhất. Những kiến thức trên giúp học sinh hiểu rõ giá trị về mặt nội dung của đoạn trích. Tuy nhiên, để giúp học sinh khắc sâu kiến thức, chúng tôi trong giờ dạy học sẽ bổ sung thêm những kiến thức về những tác phẩm thơ mới học trong chương trình như bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu), Tràng Giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử) và nét riêng độc đáo của cái tôi trữ tinh

trong các bài thơ ấy: cái tôi Xuân Diệu thiết tha, rạo rực, khao khát giao cảm với đời, sống “vội vàng” từng giây từng phút, tận hiến và tận hưởng cuộc sống; cái tôi Huy Cận khát khao hòa hợp với con người, yêu quê hương, đất nước; cái tôi Hàn Mặc Tử yêu thiên nhiên, cuộc sống và khát vọng hạnh phúc thiết tha,… Tuy nhiên, cái tôi trữ tình trong các bài thơ ấy đều có điểm chung là tâm trạng buồn, cô đơn, lạc lõng trước cuộc đời. Cái chung ấy là vì các nhà thơ mới, tầng lớp thanh niên thời ấy đều có chung một bi kịch cô đơn, bơ vơ, vắng lặng.

b. Kiến thức về giá trị nghệ thuật

Chúng tôi tiếp thu những định hướng về kiến thức trong sách giáo viên Ngữ văn 11. Cụ thể là nghệ thuật đoạn trích Một thời đại trong thi ca có những đặc điểm như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đoạn văn (Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi …. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận) có những nhận định có tính khái quát cao về sự bế tắc của cái tôi (Đời chúng ta đã nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu) và bản sắc phong cách riêng của từng nhà thơ. Những nhận định trên có tính khái quát chính xác về thơ mới và tinh tế về từng nhà thơ. Mỗi nhà thơ được khái quát trong mấy từ: Thế Lữ lên tiên, Lưu Trọng Lư trong trường tình, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên thì điên cuồng, Xuân Diệu thì đắm say,… nhưng cách viết vẫn hấp dẫn, mềm mại, uyển chuyển làm cho câu văn nghị luận mà giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc và hứng thú ở người đọc.

- Giọng văn của tác giả khi nói về các nhà thơ là giọng của người trong cuộc giãi bày, đồng cảm, chia sẻ. Đọc văn mà cảm nhận được tấm lòng của người viết. Đúng như Hoài Thanh từng nói lấy hồn tôi để hiểu hồn người. Tác giả hay dùng chữ ta để nói lên cái chung trong đó có mình. Chữ ta được lặp lại nhiều lần. Ở đoạn cuối khi nói đến lòng yêu nước của các nhà thơ mới, tác giả đã dùng những từ, những hình ảnh thấm đượm tình cảm như: gửi cả, yêu vô cùng, chia sẻ buồn vui với cha ông, dồn tình yêu quê hương, hứng vong hồn…., chưa bao giờ họ hiểu, chưa bao giờ họ cảm…., chưa bao giờ như bây giờ họ thấy cần…

- Qua phân tích bố cục của đoạn trích Một thời đại trong thi ca thấy được nghệ thuật lập luận chặt chẽ, thấu đáo của tác giả: Khi đặt vấn đề tìm đặc sắc của thơ mới, tác giả nói ngay cái khó của vấn đề. Cái khó là mới và cũ vẫn thường gặp ở các nhà thơ mới và cũ mà cái mới, cái cũ lại thường kế tiếp nhau qua các thời đại. Cách nhìn như vậy là khách quan và biện chứng, có tính khoa học.

Từ đó tác giả nêu cách giải quyết bài toán một cách thuyết phục là không nên so sánh từng bài một mà phải so sánh trên đại thể.

- Khi phân tích đặc điểm thơ mới, tác giả luôn phân tích cái tôi trong nhiều quan hệ để nổi rõ bản chất của cái tôi:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Đặt cái tôi trong quan hệ với cái ta để tìm chỗ giống và khác nhau. + Đặc biệt là khi tìm cái mới của thơ mới và các nhà thơ mới, tác giả nhìn vấn đề trong mối quan hệ với thời đại, với tâm lý của người thanh niên đương thời để phân tích thấu đáo, sâu sắc cái đáng thương, đáng tội nghiệp,

cái bi kịch của họ. Đây là một điểm đáng chú ý về phương pháp luận khoa học của tác giả và là nét đặc sắc về tính khoa học của bài tiểu luận.

+ Lập luận luôn gắn bó chặt chẽ với những nhận định, những luận điểm có tính khái quát với những ví dụ có tính minh chứng cụ thể, đa dạng, giàu sức thuyết phục.

+ Bài viết có một tầm nhìn thấu đáo bao quát về cái tôi, cái ta, có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử chứ không nhìn nhận vấn đề một cách tĩnh tại, giản đơn một chiểu.

Ngoài ra, chúng tôi trong giờ dạy học sẽ tiếp thu thêm về nhận xét về các bước lập luận ở sách giáo viên Ngữ văn 11, bộ nâng cao khi định nghĩa về thơ mới của Hoài Thanh: Các bước lập luận chặt chẽ tuân theo trật tự: từ xa

Một phần của tài liệu kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “một thời đại trong thi ca” của hoài thanh ở lớp 11 (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)