Sự kết hợp hài hòa các hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng

Một phần của tài liệu kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “một thời đại trong thi ca” của hoài thanh ở lớp 11 (Trang 31 - 116)

thức trong dạy học đoạn trích“Một thời đại trong thi ca”

1.2.3.1. Hoạt động nhận thức trong đoạn trích “Một thời đại trong thi ca”

Hoạt động nhận thức là hoạt động mà qua sự hướng dẫn và gợi ý của giáo viên, học sinh tiếp thu những kiến thức của bài học. Một thời đại trong thi ca là một tác phẩm nghị luận nhưng mang phong cách phê bình văn học, do đó, đề tài mà tác phẩm bàn đến - phong trào Thơ mới - là một vấn đề có thực trong đời sống. Trong giờ dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca, giáo viên cần hướng dẫn học sinh nhận thức được những kiến thức cơ bản, bao gồm: kiến thức văn học và kiến thức đời sống xã hội. Tuy nhiên, cần lưu ý là trong hoạt động nhận thức, việc hiểu kiến thức đời sống xã hội là không thể thiếu nhưng cái chính là học sinh phải nắm chắc những kiến thức văn học.

a. Kiến thức văn học

Một thời đại trong thi ca là bài tổng kết sâu sắc phong trào Thơ mới. Đoạn trích giảng trong sách giáo khoa thuộc phần cuối của bài tiểu luận và tập trung vào việc đi tìm tinh thần thơ mới. Qua giờ học đoạn trích này, học sinh cần nắm được:

- Kiến thức về phong trào Thơ mới: tinh thần Thơ mới.

Tiểu luận Một thời đại trong thi ca là một công trình tổng kết khá thấu đáo về phong trào Thơ mới trên những bình diện quan trọng nhất của nó. Đoạn trích giảng tập trung giải quyết vấn đề cốt tủy nhất là: tinh thần thơ mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phong trào thơ mới Thơ mới là “một cuộc cách mạng trong thi ca” trên nhiều lĩnh vực. Tinh thần thơ mới là tiếng nói của cái tôi với nghĩa tuyệt đối, gắn liền với cái riêng, cái cá nhân, cá thể. Cái tôi ấy thật cô đơn, đáng thương và tội nghiệp. Nó đã thể hiện được bi kịch của người thanh niên thời ấy: Cô đơn, buồn chán, tìm cách thoát li thực tại vì thiếu lòng tin vào thực tại nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc và cuối cùng giải quyết bi kịch bằng cách gửi nỗi băn khoăn riêng vào tiếng Việt.

Bi kịch của tầng lớp thanh niên thời ấy cũng chính là bi kịch của các nhà thơ mới. Hiểu được tinh thần thơ mới sẽ giúp chúng ta lý giải được tại sao

cái tôi trong các bài thơ thuộc phong trào Thơ mới lại buồn và cô đơn đến vậy. Qua giờ dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca, HS sẽ có thêm kiến thức lí luận để hiểu sâu hơn các tác giả, tác phẩm thơ mới được học trong chương trình như Xuân Diệu (Vội vàng), Huy Cận (Tràng Giang), Hàn Mặc Tử (Đây thôn Vĩ Dạ).

- Cách tiếp cận của Hoài Thanh trong đoạn trích “Một thời đại trong thi ca”.

Trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca, để định nghĩa về thơ mới, Hoài Thanh yêu cầu: chỉ căn cứ vào cái hay, không căn cứ vào cái dở (muốn hiểu tinh thần thơ cho đúng đắn, phải so sánh bài hay với bài hay vậy); chỉ dựa vào đại thể, tổng thể mà không dựa vào tiểu tiết (Các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau và muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể). Đây là cách xác lập cách thức tiếp cận vấn đề.

Tiếp đó, tác giả xác định: “Cứ đại thể thì tất cả tinh thần thơ xưa – hay thơ cũ và thời nay – hay thơ mới – có thể gồm lại trong hai chữ tôi ta”. Theo tác giả, tinh thần thơ cũ tập trung trong chữ ta, tinh thần thơ mới hiện hình trong chữ tôi. Nội dung chữ ta gắn bó với ý thức cộng đồng, ý thức tập thể, là cái chung, nơi đó che chở và ẩn giấu các cá nhân, thể hiện qua các “đoàn thể:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình”. Còn bản chất của “cái tôi” chính là ý thức về cái cá nhân, về cái riêng tư không hòa lẫn trong đời sống xã hội. Tác giả chỉ rõ: “Ngày trước là thời chữ ta, bây giờ là thời chữ tôi. Nhưng tại cái thời điểm “bây giờ” ấy, chữ tôi sa vào bi kịch, “cái tôi” phải chấp nhận tấn bi kịch mà “Người ta lại còn thấy nó đáng thương. Mà thật nó tội nghiệp quá!”.

Để đi tới định nghĩa về thơ mới, Hoài Thanh tiếp cận theo trật tự theo trật tự từ xa đến gần, từ rộng đến hẹp, từ ngoài vào trong, từ khái quát cô đúc đến cụ thể, từ các hiện tượng văn học được tồn tại gắn liền với không gian lịch sử, xã hội, văn hóa, nghệ thuật cho tới các hình thức diễn biến theo chiều thời gian trong tiến trình lịch sử.

b. Kiến thức đời sống xã hội

Văn học nhận thức và phản ánh những vấn đề trong cuộc sống. Do đó, trong các tác phẩm văn học, hình ảnh đời sống xã hội hiện lên trên các trang văn. Đoạn trích Một thời đại trong thi ca thể hiện sự bế tắc của tầng lớp thanh niên trong giai đoạn 1930 – 1945. Họ rơi vào cô đơn, bế tắc, yêu nước, tâm huyết với dân tộc nhưng không đủ khí phách vùng dậy giành độc lập tự do, đành phải nấp mình “dưới những lớp phù hiệu dễ dãi”, gửi tình yêu vào tiếng Việt. Bi kịch của tầng lớp thanh niên thời ấy cũng chính là bi kịch của các nhà thơ mới, của tác giả.

Lòng yêu nước của các nhà thơ mới thể hiện tập trung nhất ở lòng yêu tiếng Việt và nền thơ ca dân tộc, ở niềm say mê sáng tạo ra những giá trị văn hóa, trước hết là thơ ca. Họ muốn làm cho tiếng nói của nòi giống đẹp hơn, giàu hơn, ngày càng trường tồn, bất diệt. Đó là một tình yêu nước rất đáng ghi nhận và trân trọng. Qua giờ dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca, học sinh hiểu thêm về tình yêu quê hương đất nước của cha ông. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh bài học làm người: bồi dưỡng trách nhiệm công dân và tìm kiếm trách nhiệm thi nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.2.3.2. Hoạt động đánh giá trong đoạn trích “Một thời đại trong thi ca”

Để đánh giá giá trị một tác phẩm văn học có thể căn cứ vào nhiều tiêu chí khác nhau như giá trị nhận thức (tính lịch sử, thời đại, khoa học), giá trị thẩm mĩ (nghệ thuật), giá trị giáo dục (tác động đối với sự phát triển nhân cách con người),… Nhưng trước hết là đánh giá căn cứ vào thể loại của tác phẩm. Tiểu luận Một thời đại trong thi ca là tác phẩm nghị luận mang phong cách phê bình văn học. Do đó, căn cứ quan trọng, bản chất để đánh giá đoạn trích Một thời đại trong thi ca là một bài nghị luận, cụ thể là một bài phê bình văn học.

Để có thể đánh giá đúng, chính xác đoạn trích Một thời đại trong thi ca

thì học sinh cần biết được những đánh giá của tác giả và công luận xung quanh bài tiểu luận và đoạn trích này.

Hoài Thanh đã có một thời gian dài phủ nhận, phê phán nghiêm khắc cuốn Thi nhân Việt Nam. Song khi biết mình không còn nhiều thời gian trên cuộc đời này, nằm trên giường bệnh, nhà văn đã tâm sự với người con trai (nhà văn Từ Sơn): Cha biết văn chương của cha cũng vầy vậy thôi. Nếu không có cuốn Thi nhân Việt Nam thì không chắc gì người ta công nhận cha thực sự là một nhà văn. [37, tr.429]. Như vậy, Hoài Thanh thật sự rất coi trọng Thi nhân Việt Nam, trong đó có tiểu luận Một thời đại trong thi ca. Đây là tác phẩm để đời trong sự nghiệp của Hoài Thanh.

Do có những giá trị mẫu mực và độc đáo, thiên tiểu luận thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu và bạn đọc. GS Phong Lê cho rằng: Một thời đại trong thi ca một tổng kết mới mẻ vừa súc tích về sự ra đời của một phong trào thơ phù hợp với tiến trình phát triển của thơ ca dân tộc trong một cuộc chuyển giao, một bước ngoặc lớn, từ trung đại sang hiện đại [26, tr.197]. Theo Anh Ngọc, Một thời đại trong thi ca đã vẽ nên một bức tranh toàn bích, vừa hoành tráng vừa chi tiết về một cuộc cách mạng thơ ca rầm rộ trong lịch sử văn học, kéo dài cả mười năm trời [26, tr.287]. Thiên tiểu luận cũng nhận được sự yêu mến và trân trọng của rất nhiều thế hệ bạn đọc, tác phẩm đã được tái bản lại rất nhiều lần để đáp ứng những yêu cầu của độc giả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những đánh giá, nhận xét khách quan, khoa học của các nhà nghiên cứu về giá trị của tác phẩm kết hợp với sự nhận thức về nội dung và nghệ thuật tác phẩm của bản thân sẽ là cơ sở cho các em đưa ra những đánh giá vừa mang tính khái quát vừa mang tính sáng tạo, chủ quan của cá nhân.

Trong Một thời đại trong thi ca, học sinh qua nhận thức được giá trị đoạn trích phải đánh giá được giá trị bài tiểu luận và đoạn trích, thấy được những sáng tạo của Hoài Thanh để có được áng văn mẫu mực và độc đáo mang phong cách phê bình văn học. Cụ thể học sinh phải đánh giá được:

- Đánh giá nội dung đoạn trích: Nội dung cốt yếu của đoạn trích Một thời đại trong thi ca là một vấn đề có thể coi là cơ bản thu hút sự quan tâm nhiều nhất của độc giả, đó là vấn đề tinh thần thơ mới. Trong đoạn trích này, Hoài Thanh đã trình bày được quan niệm của mình về “tinh thần thơ mới” trên cả hai bình diện văn chương và xã hội. Quan niệm đúng đắn này của Hoài Thanh rất có có ý nghĩa bởi nó giúp chúng ta hiểu sâu hơn các tác giả, tác phẩm thơ mới.

- Đánh giá nghệ thuật đoạn trích: Đoạn trích Một thời đại trong thi ca

là tác phẩm nghị luận văn chương mẫu mực mang phong cách phê bình độc đáo. Đoạn trích có nghệ thuật lập luận chặt chẽ, thấu đáo (khi định nghĩa về thơ mới), lập luận luôn gắn bó chặt chẽ với những nhận định, những luận điểm có tính khái quát với những ví dụ có tính minh chứng cụ thể, đa dạng, giàu sức thuyết phục. Bài viết có một tầm nhìn thấu đáo bao quát về “cái tôi”, “cái ta”, có sự so sánh giữa các câu thơ và nhà thơ cũ, mới trong diễn biến lịch sử chứ không nhìn nhận vấn đề một cách tĩnh tại, giản đơn một chiều. Cách dẫn dắt mạch văn rất tự nhiên, linh hoạt, độc đáo. Tác giả không dùng

mà dùng tình để dẫn dắt ý. Ông dẫn dắt chủ yếu bằng ngôn ngữ đời sống, nương theo mạch liên kết của cảm xúc thẩm mĩ. Diễn đặt bằng hình ảnh, bằng thứ ngôn ngữ ít mang tính khái niệm, bằng ấn tượng với cảm giác, cảm xúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

rất tinh tế, uyển chuyển. Giọng điệu của tác giả khi nói về các nhà thơ là giọng điệu của người trong cuộc giãi bày, đồng cảm, chia sẻ. Đọc văn mà cảm nhận được tấm lòng của người viết. Đúng như Hoài Thanh từng nói lấy hồn tôi để hiểu hồn người.

Trên đây là những đặc sắc về giá trị nội dung và nghệ thuật mà học sinh trong giờ học đoạn trích Một thời đại trong thi ca phải đánh giá được. Qua những đánh giá cụ thể này, học sinh có thể khẳng định đoạn trích thật sự là một áng văn nghị luận mẫu mực mang phong cách phê bình văn học độc đáo. Hoài Thanh xứng đáng là nhà phê bình văn học xuất sắc nhất của văn học Việt Nam hiện đại.

Hoạt động đánh giá của học sinh phải có tính độc lập, khách quan, sáng tạo tìm ra những cái người khác chưa phát hiện. Đánh giá phải thể hiện được tư duy phê phán và tư duy đối thoại. Tức là phải suy nghĩ lại những điều người ta đã khẳng định và đưa ra quan điểm của mình có tán thành hay không và bổ sung những gì. Giáo viên dự đoán trước những đánh giá của học sinh để gợi ý, hướng dẫn các em đánh giá đúng đồng thời tôn trọng những ý kiến hay, độc đáo của các em.

1.2.3.3. Hoạt động thưởng thức trong đoạn trích “Một thời đại trong thi ca”

Dạy văn học là phải giúp cho học sinh thưởng thức được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn chương. Giờ dạy học chỉ đạt hiệu quả cao khi học sinh không chỉ nhận thức và đánh giá được tác phẩm mà còn thưởng thức được thế giới mới lạ và giá trị nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm đó. Do đó trong giờ dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca, học sinh tham gia vào hoạt động thưởng thức để cảm nhận, rung động trước cái hay, cái đẹp của một bài nghị luận mẫu mực mang phong cách phê bình văn học độc đáo. Cụ thể, học sinh cần thưởng thức được:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Thưởng thức vẻ đẹp của tác phẩm nghị luận mẫu mực mang phong cách phê bình văn học độc đáo. Đoạn trích Một thời đại trong thi mang những đặc điểm của thể loại nghị luận văn chương. Đó là những đặc điểm về nội dung, về tính chỉnh thể, tính lôgíc và tính đối thoại trong tác phẩm. Ngoài ra, nó còn bộc lộ những sáng tạo của Hoài Thanh ở chủ đề, cách lập luận, giọng điệu, ngôn từ… tạo nên sức hấp dẫn của đoạn trích. Học sinh sẽ bị hấp dẫn, hứng thú bởi cách viết mềm mại, uyển chuyển của câu văn nghị luận giàu chất thơ.

- Thưởng thức được giá trị nhân văn và bài học rút ra từ đoạn trích “Một thời đại trong thi ca”. Sức mạnh của tác phẩm văn chương không phải tự khắc dẫn người ta đến những hành động, mà trước hết là tạo nên sự biến đổi bên trong của thế giới tinh thần người đọc, bồi dưỡng tâm hồn, tư tưởng, nhân cách của người học. Học sinh qua bi kịch và cách giải quyết bi kịch của của các nhà thơ mới sẽ thấy được tình yêu tiếng Việt và yêu quê hương yêu quê hương đất nước của thế hệ cha anh. Từ đó hình thành ở các em niềm tự hào về truyền thống yêu nước của cha ông, bồi dưỡng bài học làm người: bồi dưỡng trách nhiệm công dân (tình yêu và niềm tự hào đối với quê hương đất nước, nâng cao giá trị đạo đức, nhân sinh, tư tưởng)... và tìm kiếm trách nhiệm thi nhân (sự đổi mới cho nền thi ca dân tộc ở cả nội dung và hình thức).

Như vậy, qua hoạt động thưởng thức, học sinh không chỉ được cảm nhận, rung động trước sự hấp dẫn, vẻ đẹp của sự sáng tạo ngôn ngữ trong đoạn trích, làm sâu sắc thêm khả năng cảm thụ , phân tí ch văn chương, mà quan trọng hơn là bồi dưỡng ở các em tình yêu với cái đẹp , với nghệ thuật , với con người và với cuộc đời.

Tóm lại, trong dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca, các hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức phải được tiến hành đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ thì mới tạo ra hiệu quả của sự tiếp nhận và nâng cao năng lực văn học cho học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

1.3. Thực trạng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thƣởng thức trong dạy học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh

Đoạn trích Một thời đại trong thi ca mới được đưa vào trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông ở lớp 11, giảng dạy ở tiết học 109 - 110,

học kì II.

1.3.1. Định hướng của SGK, SGV khi dạy học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” trong thi ca”

1.3.1.1. Định hướng của SGK Ngữ văn 11, tập 2

Mục kết quả cần đạt: định hướng khá rõ ràng những nội dung kiến thức mà học sinh cần nhận thức, đánh giá và thưởng thức là nội dung và nghệ thuật

Một phần của tài liệu kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “một thời đại trong thi ca” của hoài thanh ở lớp 11 (Trang 31 - 116)