Kết luận chung về quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “một thời đại trong thi ca” của hoài thanh ở lớp 11 (Trang 105 - 116)

Đoạn trích Một thời đại trong thi ca được phân bố với thời gian hai tiết dạy. Khi thực hiện giáo án thể nghiệm này, chúng tôi đã cố gắng để giáo án đáp ứng những yêu cầu cần đạt nhưng vẫn đi đúng hướng nghiên cứu của đề tài luận văn (có sự kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá, thưởng thức của học sinh để tiếp nhận sâu sắc bài học).

Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện giáo án trước khi dạy học thực nghiệm, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của nhiều đồng nghiệp nhằm bổ sung và hoàn thiện để giáo án có tính khả thi, áp dụng vào trong dạy học mang lại hiệu quả cao nhất có thể. Song do thời lượng giờ học có hạn và địa bàn thực nghiệm vẫn chưa thật sự phong phú, đồng đều nên chưa thể khẳng định sự thành công toàn diện của đề tài luận văn tốt nghiệp này. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận sự thành công bước đầu của đề tài trong triển khai dạy thực nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua quá trình thực ngiệm và với những kết quả thực nghiệm thu được, chúng tôi tin rằng đề tài mà chúng tôi thực hiện sẽ đem lại kết quả khả quan khi được ứng dụng vào thực tế dạy học tác phẩm văn chương nói chung và dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh) nói riêng. Chúng tôi mong rằng luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho giáo viên trong quá trình đi tìm phương pháp, biện pháp dạy học thích hợp với sự phát triển chung của xã hội.

Tiểu kết: Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm ở chương 3 đã

“chứng minh” tính khả thi của giáo án thể nghiệm và luận văn.

Chúng tôi tiến hành dạy học thiết kế thể nghiệm để kiểm tra tính khả thi của giáo án thể nghiệm cũng như đề tài. Để kiểm tra kết quả thực nghiệm được chính xác và đánh giá hiệu quả của giờ dạy học thực nghiệm, chúng tôi tiến hành tổ chức dạy đối chứng đoạn trích Một thời đại trong thi ca. So sánh kết quả đánh giá giờ dạy học thực nghiệm và đối chứng có thể khẳng định một cách khách quan giáo án thể nghiệm và đề tài luận văn của chúng tôi có tính khả thi và phần nào đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiếp nhận tác phẩm văn chương.

Với những kết quả thực nghiệm sư phạm thu được đã cho thấy khả năng vận dụng tốt của thiết kế thể nghiệm, tính khả thi của đề tài và kết quả khả quan trong việc ứng dụng đề tài vào thực tế dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh nói riêng và dạy học Ngữ văn nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Nền giáo dục Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa ở thế kỉ XXI. Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam là một nhu cầu cấp thiết hiện nay và cũng là nhiệm vụ đặt ra cho các nhà khoa học, nghiên cứu giáo dục. Một trong những đòi hỏi thiết thực nhất của chất lượng giáo dục đối với môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông hiện nay là nâng cao tính năng động sáng tạo và hiệu quả tiếp nhận tác phẩm văn chương của học sinh, bồi dưỡng năng lực văn học cho các em. Nhận thức được điều này, bằng sự cố gắng của mình, chúng tôi đã nghiên cứu và đề xuất hướng dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh) theo hướng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức.

1. Chúng tôi đã khảo sát thực trạng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh). Từ đó đưa ra nhận định về thực trạng dạy học đoạn trích hiện nay rồi đi tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục đối với giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy học đoạn trích. Với những việc làm này, kết quả mà chúng tôi thu được qua việc khảo sát thực trạng dạy học và thực nghiệm dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca là chính xác, đúng với thực tế. Đây là một tín hiệu đáng mừng đóng góp vào quá trình đổi mới phương pháp dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca nói riêng và dạy học tác phẩm văn chương nói chung.

2. Chúng tôi phân tích tính mẫu mực và nét độc đáo trong tiểu luận Một thời đại trong thi ca để rút ra giá trị đào đào tạo năng lực văn học cho học sinh lớp 11 của tác phẩm. Chúng tôi còn tìm hiểu sự kết hợp hài hòa giữa hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong năng lực văn học của học sinh lớp 11. Từ những cơ sở lí luận này kết hợp với cơ sở thực tiễn (từ quá trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

khảo sát thực trạng dạy học), chúng tôi xây dựng phương hướng tiếp thu, bổ sung và đề xuất tiến trình dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh) theo hướng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức. Những đề xuất này được kiểm định qua quá trình thực nghiệm sư phạm. Do một số điều kiện khách quan, chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Song kết quả thu được trong lần đầu thực dạy là tương đối khả quan và chính xác. Điều này cho thấy tính khả thi của đề tài khi áp dụng vào thực tế dạy học.

3. Trong quá trình hoàn thành luận văn, chúng tôi đã cố gắng khảo sát, nghiên cứu về cả lí thuyết lẫn thực hành. Kết quả thu được cho thấy việc vận dụng đề tài Kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh ở lớp 11 vào thực tế dạy học đoạn trích là hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận bài học và bồi dưỡng năng lực văn học cho học sinh.

Với đề tài Kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh ở lớp 11”,

chúng tôi hi vọng đáp ứng được phần nào thực tế dạy – học hiện nay. Đồng thời giúp học sinh nâng cao tính năng động, sáng tạo trong học tập và bồi dưỡng năng lực văn học ở học sinh. Mặc dù còn thiếu sót nhưng chúng tôi hi vọng rằng luận văn sẽ có một đóng góp nhỏ vào việc đối mới phương pháp dạy học Ngữ Văn và sẽ là một tài liệu tham khảo thiết thực cho giáo viên trong giờ dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường trung học phổ thông.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐƢỢC CÔNG BỐ

“Hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học Một thời đại trong thi ca” - Tạp chí QUẢN LÝ GIÁO DỤC số 27 tháng 08 năm 2011 (tr28)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

THƢ MỤC THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Thị Quế Anh (2008), Bồi dưỡng năng lực nhận thức, đánh giá và thưởng thức ngôn ngữ nghệ thuật cho học sinh trong dạy học thơ trữ tình ở trung học phổ thông, luận văn tiến sĩ, Đại học sư phạm Hà Nội. [2]. Hoàng Hữu Bội (2007), Thiết kế dạy học Ngữ Văn 11, NXB Giáo dục. [3]. Nguyễn Viết Chữ (2005), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương

theo thể loại, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

[4]. Trần Thanh Đạm (chủ biên) (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương theo thể loại, NXB Giáo dục.

[5]. Nguyễn Văn Đường, (2007), Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 11, tập 2,

NXB Hà Nội.

[6]. Nguyễn Văn Hạnh (1999), “Thi nhân Việt Nam và phương pháp tiếp cận văn chương”, Tạp chí Văn học, số 7.

[7]. Đỗ Đức Hiểu cùng nhiều tác giả (2004): Từ điển văn học, NXB Thế giới.

[8]. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Tiếp cận văn học, NXB Khoa học Xã hội. [9]. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học

tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục.

[10]. Trần Bá Hoành (1999): “Phát triển trí sáng tạo của học sinh và vai trò của giáo viên”, tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 9.

[11]. Lê Văn Hồng - Lê Ngọc Lan - Nguyễn Văn Trà (2001), Giáo trình tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, NXB Đại học Quốc gia.

[12]. Nguyễn Thanh Hùng (1995), Một số vấn đề về văn nghị luận ở cấp II,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

[13]. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục.

[14]. Nguyễn Thanh Hùng (2003), Hiểu văn – Dạy văn, NXB Giáo dục.

[15]. Phong Lê (1992), “Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam”, Tạp chí Văn học, số 3.

[16]. Phan Trọng Luận (2000), Đổi mới giờ dạy học tác phẩm văn chương, NXB Giáo dục.

[17]. Phan Trọng Luận (2002), Phương pháp dạy học văn, NXB Giáo dục. [18]. Phan Trọng Luận (2007), Sách Ngữ văn lớp 11, tập 2, NXB Giáo dục. [19]. Phan Trọng Luận (2007), Sách giáo viên Ngữ Văn 11, tập 2. NXB Giáo

dục.

[20]. Phan Trọng Luận (2008), Thiết kế bài học Ngữ Văn 11, tập 2, NXB Giáo dục.

[21]. Phan Trọng Luận (2009), Văn học nhà trường, nhận diện tiếp cận đổi mới, NXB Đại học sư phạm.

[22]. Phương Lựu (2004), Lí luận văn học, NXB Giáo dục.

[23]. Huỳnh Lý (1996), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể,

NXB Giáo dục.

[24]. Nguyễn Đăng Mạnh (2005), Những bài giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện đại, NXB Đại học sư phạm.

[25]. Nguyễn Phúc (1992), “Những vấn đề về Hoài Thanh và Thi nhân Việt Nam, Tạp chí Văn học, số 3.

[26]. Đoàn Đức Phương (tuyển chọn và giới thiệu), (2007), Hoài Thanh – về tác gia, tác phẩm, NXB Giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

[27]. Nguyễn Huy Quát (2008), Nghiên cứu văn học và đổi mới phương pháp dạy học văn, NXB Đại học Thái Nguyên, 2008.

[28]. Từ Sơn (sưu tầm và biên soạn), Toàn tập Hoài Thanh, tập I, NXB Văn học, 1998).

[29]. Từ Sơn (sưu tầm và biên soạn), Toàn tập Hoài Thanh, tập II, NXB Văn học, 1998).

[30]. Từ Sơn (sưu tầm và biên soạn), Toàn tập Hoài Thanh, tập III, NXB Văn học, 1998).

[31]. Từ Sơn (sưu tầm và biên soạn), Toàn tập Hoài Thanh, tập IV, NXB Văn học, 1998).

[32]. Từ Sơn (2009), Tìm hiểu Hoài Thanh, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.

[33]. Trần Đình Sử - Lê Bá Hán - Nguyễn Khắc Phi (2001), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[34]. Hoài Thanh (1960), Phê bình và tiểu luận, tập I, Văn học, Hà Nội. [35]. Hoài Thanh (1965), Phê bình và tiểu luận, tập II, Văn học, Hà Nội. [36]. Hoài Thanh (1973), Phê bình và tiểu luận, tập III, Văn học, Hà Nội. [37]. Hoài Thanh - Hoài Chân, (2006), Thi nhân Việt Nam, NXB Văn học. [38]. Trần Nho Thìn (2009), Phân tích tác phẩm Ngữ Văn 11, NXB Giáo dục

Việt Nam.

[39]. Đỗ Ngọc Thống (2005), Vai trò của lập luận trong bài văn nghị luận, (2005), Văn học và Tuổi trẻ số 1.

[40]. Đỗ Ngọc Thống (2005), “Vẻ đẹp của văn Nghị luận”, Văn học và Tuổi trẻ, số 4.

[41]. Đỗ Lai Thúy (2003), “Hoài Thanh và phê bình ấn tượng”, Tạp chí Văn học, số 3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TÁC GIẢ HOÀI THANH VÀ CUỐN “THI NHÂN VIỆT NAM”

Hoài Thanh (1909 – 1982)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hoài Thanh và gia đình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Phụ lục 2:

ĐỀ KIỂM TRA

(Thời gian: 45 phút)

I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm)

1. Tác giả của bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca là ai?

a. Xuân Diệu. b. Hoài Thanh.

c. Hải Triều. d. Chế Lan Viên.

2. Hoài Thanh đã căn cứ vào nguyên tắc nào để xác định tinh thần thơ cũ - thơ mới? a. So sánh các nhà thơ mới với Nguyễn Du để xem ai hơn ai kém

b. Căn cứ vào những cái dở, bài dở của thơ cũ để so sánh với thơ mới c. Căn cứ vào cái hay, cái đại thể, so sánh thời đại với thời đại.

d. Căn cứ vào luật thơ, thể thơ, hình dáng câu thơ

3. Theo Hoài Thanh, điều cốt lõi mà thơ mới đã đưa đến cho thi đàn Việt Nam lúc bấy giờ là gì?

a. Nỗi buồn. b. Cái ta.

c. Cái tôi. d. Phong cách thơ mới.

4. Cái tôi trong thơ mới được Hoài Thanh đánh giá, nhận xét như thế nào?

a. Giàu sức sống. b. Bế tắc, khổ sở, đầy bi kịch.

c. Mang bi kịch. d. Thờ ơ, lạnh nhạt.

5. Người thanh niên thời bấy giờ đã giải quyết bi kịch bằng cách nào?

a. Trốn tránh. b. Không tìm cách giải thoát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

6. Nghệ thuật gì đặc trưng nhất trong đoạn trích Một thời đại trong thi ca?

a. Lập luận khoa học, chặt chẽ, giàu cảm xúc. b. So sánh, tương đồng và tăng tiến.

c. Phóng đại, cường điệu, nói quá. d. Ẩn dụ, tượng trưng.

II. Phần tự luận: (7 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn văn: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ “tôi”. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”. (Trích “Một thời đại trong thi ca” – Hoài Thanh)

Một phần của tài liệu kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “một thời đại trong thi ca” của hoài thanh ở lớp 11 (Trang 105 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)