Tầm quan trọng của việc kết hợp hài hòa các hoạt động nhận thức,

Một phần của tài liệu kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “một thời đại trong thi ca” của hoài thanh ở lớp 11 (Trang 27 - 29)

đánh giá và thưởng thức để đào tạo năng lực văn học cho học sinh

Ngữ văn đã từ lâu tồn tại với tư cách là một môn học trong nhà trường phổ thông ở nước ta. Cùng với nhiều môn học khác, Ngữ văn góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động phát triển toàn diện, đáp ứng mục đích, mục tiêu giáo dục ở từng thời kì của cách mạng Việt Nam. Trong nhà trường phổ thông, môn Ngữ văn vừa có tính giáo dục, tính thẩm mĩ, lại vừa mang chức năng là một loại công cụ đối với các môn học khác, do đó nhiệm vụ của nó rất lớn lao. Nhiệm vụ quan trọng của môn Ngữ văn là bồi dưỡng và phát triển năng lực văn ở mỗi học sinh, bao gồm nhiều năng lực, trong đó năng lực nhận thức, năng lực đánh giá và năng lực thưởng thức văn học là quan trọng và cấp thiết nhất. Phát triển năng lực văn học tức là phát triển năng lực tiếp nhận văn học và tạo lập văn bản trong đó năng lực đọc hiểu giá trị đích thực của tác phẩm văn chương là quan trọng nhất. Năng lực văn học không chỉ giúp cho học sinh có khả năng trình bày một cách mạch lạc, chính xác, gãy gọn những kiến thức của mình trong quá trình học tập cũng như khi vận dụng vào cuộc sống mà còn giúp các em có khả năng tự đọc, tự phân tích, tìm tòi, phát hiện giá trị của tác phẩm văn chương một cách tích cực, chủ động, sáng tạo để tiếp nhận tác phẩm đó một cách sâu sắc, từ đó hình thành năng lực tự học ở các em.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong những năm gần đây, giới nghiên cứu văn học quan tâm đến hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức tác phẩm văn học ở học sinh trung học phổ thông. Đây là những hoạt động không mới song ít được chú trọng trong quá trình dạy học tác phẩm văn chương. Việc kết hợp hài hòa các hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học văn bản Ngữ văn tác động tích cực tới sự phát triển tư duy văn học và nâng cao năng lực cảm thụ văn học của học sinh. Bởi lẽ, theo quan niệm của dạy học truyền thống dạy văn tức là giáo viên truyền đạt tất cả những kiến thức trong bài mà không mấy quan tâm đến vấn đề tiếp nhận hay nói cách khác là khả năng phản hồi từ phía học sinh đối với tác phẩm. Học sinh chỉ chăm chăm làm thế nào để lĩnh hội hết lời thầy giảng, để nắm được toàn bộ nội dung bài học mà thầy cung cấp. Từ đó dẫn đến việc tiếp thu thụ động không phát huy được khả năng sáng tạo và hứng thú của học sinh. Xét một cách khách quan, hoạt động đánh giá và thưởng thức là hoạt động chủ yếu thiên về sự cảm thụ của cá nhân. Do đó, dạy học tác phẩm văn chương nếu kết hợp được hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức có thể nâng cao hiệu quả tiếp nhận ở học sinh. Đặc biệt, để đào tạo được năng lực văn học cho các em càng cần thiết phải kết hợp hài hòa giữa các hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức vì những năng lực này phù hợp với đặc trưng môn Văn, với chức năng và tác dụng của văn học. Thông qua việc tiến hành ba hoạt động này mà học sinh sẽ hình t hành được năng lực văn học một cách bền vững hơn.

Nếu dạy học tác phẩm văn chương mà không kết hợp được ba hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức thì học sinh sẽ không tiếp nhận được sâu sắc tác phẩm. Ví như nếu dạy học mà bỏ qua hoạt động đánh giá thì học sinh chỉ biết chứ không hiểu, thiếu hoạt động thưởng thức thì các em không cảm nhận, rung động được trước vẻ đẹp của tác phẩm văn chương. Do đó, các hoạt động này cần thiết phải kết hợp hài hòa để nâng cao hiệu quả giờ học và đào tạo năng lực văn học cho học sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “một thời đại trong thi ca” của hoài thanh ở lớp 11 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)