3.1.5.1. Mục đích đánh giá
- Chúng tôi tiến hành đánh giá kết quả thực nghiệm sau khi dạy thực nghiệm để thấy được hiệu quả của việc kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca.
- Đánh giá tác dụng và tính khả thi của giáo án đã đề xuất và đề tài.
3.1.5.2. Phương pháp đánh giá
Chúng tôi đánh giá dựa trên sự tổng hợp kết quả tiếp thu bài của học sinh qua việc trả lời hệ thống câu hỏi trong giờ học, hứng thú của học sinh và bài kiểm tra viết cuối giờ học (đề bài ở phần phụ lục).
Đồng thời, chúng tôi lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của giáo viên dự giờ.
3.1.5.3. Nội dung đánh giá
Chúng tôi cho học sinh làm bài kiểm tra cuối giờ học. Nội dung của bài kiểm tra phải bám sát những kiến thức cơ bản giáo viên triển khai trong giờ học.
Kết quả thu được từ bài kiểm tra của học sinh như sau:
STT Lớp Số HS Điểm giỏi (9-10) Điểm khá (7-8) Điểm TB (5-6) Điểm yếu (0-4) 1 11A1 46 5 (10.9%) 26 (56.5%) 15 (32.6%) 0 (0%) 2 11B2 48 3 (6.3%) 16 (33.3%) 25 (52,1%) 4 (8,3%) Tổng số 94 8 (8,5%) 42 (44,6%) 40 (42,6%) 4 (4,3%) Từ kết quả thu được qua bài kiểm tra ở bảng trên chúng tôi nhận thấy: cùng giảng dạy một giáo án đã đề xuất như nhau song kết quả thu được từ bài kiểm tra ở hai lớp 11 A1 và 11B2 ít nhiều có sự khác nhau. Lớp 11A1 có số lượng học sinh đạt điểm khá giỏi cao hơn lớp 11B2 và không có học sinh bị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
điểm yếu, lớp 11B2 có 4 học sinh bị điểm yếu. Nếu lấy tiêu chuẩn đánh giá là bài đạt yêu cầu là từ 5 đến 10 điểm, bài không đạt yêu cầu là từ 0 đến 4 điểm thì lớp 11A1 có 46/46 (100%) học sinh đạt yêu cầu, lớp 11 B1 có 44/48 (91,7%) học sinh đạt yêu cầu. Có sự khác biệt này là do lớp 11A1 là lớp chọn có khả năng tiếp thu và chất lượng học sinh cao hơn lớp 11B2. Tuy nhiên, với kết quả đạt được như trên có thể coi là một tín hiệu đáng mừng trong lần đầu dạy học thực nghiệm theo hướng nghiên cứu của đề tài.
Để có thể đánh giá được được chính xác nhất về hiệu quả của giờ dạy học thực nghiệm. Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến nhận xét, đánh giá, góp ý từ phía các giáo viên dự giờ ở hai trường THPT Tĩnh Túc và THPT Bảo Lâm. Kết quả tổng hợp đánh giá của giáo viên thu được như sau:
- Về thiết kế đã đề xuất: Giáo án có kiến thức rõ ràng, phong phú, đầy đủ. Thiết kế không chỉ cung cấp kiến thức về giá trị đoạn trích mà còn kiến thức lí luận để hiểu thêm về các nhà thơ và tác phẩm thơ trong phong trào Thơ mới. Thiết kế đã kết hợp được hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức thông qua hệ thống câu hỏi dành cho học sinh và giảng bình của giáo viên. Thiết kế có tính khả thi cao và có nhiều điểm đổi mới.
- Về hoạt động tổ chức giờ dạy học: Sử dụng các hình thức trả lời phát vấn, thảo luận nhóm, đối thoại nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh. Học sinh tham gia tích cực, chủ động tham gia vào cách hoạt động để nhận thức, đánh giá và thưởng thức giá trị tác phẩm. Tuy nhiên, do lần đầu tiên học sinh được tiếp xúc với phương pháp dạy học kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức (phương pháp này yêu cầu học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập để chủ động tiếp thu và đánh giá kiến thức, thưởng thức được vẻ đẹp của tác phẩm văn chương) nên còn ít nhiều bỡ ngỡ, giáo viên phải gợi ý nhiều và hướng dẫn học sinh tiến hành các hoạt động thông qua trả lời các câu hỏi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Thái độ, hứng thú của học sinh với giờ dạy học: Học sinh hứng thú với giờ dạy học, tham gia vào các hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức một cách hào hứng, say mê, chủ động tìm kiếm tri thức mới và phát biểu cảm nhận cá nhân.