Đối chiếu kết quả thực nghiệm và đối chứng

Một phần của tài liệu kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “một thời đại trong thi ca” của hoài thanh ở lớp 11 (Trang 103 - 105)

Chúng tôi tiến hành đối chiếu kết quả thực nghiệm và đối chứng để có thể đánh giá được chính xác và khách quan nhất về hiệu quả của giờ dạy học thực nghiệm và tính khả thi của đề tài.

- Đối chiếu về hiệu quả tiếp nhận của học sinh: Chúng tôi so sánh kết quả thu được từ bài kiểm tra cuối giờ học.

Bảng so sánh kết quả thu được từ bài kiểm tra của học sinh:

Tổng số HS Điểm giỏi (9-10) Điểm khá (7-8) Điểm TB (5-6) Điểm yếu (0-4) Thực nghiệm 94 (100%) 8 (8,5%) 42 (44,6%) 40 (42,6%) 4 (4,3%) Đối chứng 45 (100%) 2 (4,4%) 17 (37,8%) 21 (46,7%) 5 (11,1%) Do số học sinh tham gia thực nghiệm cao gấp đôi số học sinh tham gia đối chứng nên chúng tôi không so sánh trên số lượng học sinh cụ thể mà chỉ so sánh kết quả dựa trên tỉ lệ %.

Qua bảng so sánh chúng tôi nhận thấy, hiệu quả tiếp nhận của học sinh trong giờ dạy học thực nghiệm cao hơn nhiều hiệu quả tiếp nhận trong giờ dạy học đối chứng. Bài kiểm tra đạt điểm giỏi và khá ở lớp thực nghiệm cao hơn nhiều so với lớp đối chứng (lớp thực nghiệm là 53,1%, lớp đối chứng là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

42,2%). Bài kiểm tra đạt điểm yếu ở lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng (lớp thực nghiệm là 4,3%, lớp đối chứng là 11,1%). Nếu xét theo tiêu chuẩn đánh giá cụ thể là bài đạt yêu cầu (từ điểm 5 đến điểm 10) và bài không đạt yêu cầu (từ điểm 0 đến điểm 4) thì ta có kết quả: 95,7% học sinh tham gia giò dạy học thực nghiệm đạt yêu cầu trong khi đó giờ dạy học đối chứng chỉ có 88,9 % học sinh đạt yêu cầu. Như vậy, chúng tôi có thể khẳng định hiệu quả tiếp nhận của học sinh trong giờ dạy học thực nghiệm cao hơn giờ dạy học đối chứng. Điều này chứng tỏ thiết kế thể thể nghiệm của chúng tôi có tính khả thi trong việc nâng cao hiệu quả tiếp nhận bài học của học sinh.

- Đối chiếu về thiết kế đã đề xuất: Giáo án thể nghiệm và giáo án đối chứng đều có kiến thức rõ ràng, đầy đủ: cung cấp được kiến thức cơ bản về nội dung và nghệ thuật đoạn trích. Song thiết kế thể nghiệm đã kết hợp được hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức thông qua hệ thống câu hỏi dành cho học sinh và gợi ý, giảng bình của giáo viên, phát biểu cảm nhận về đoạn trích của học sinh. Hoạt động thưởng thức trong thiết kế đối chứng vẫn chưa thật sự được chú trọng. Thiết kế thiếu phần liên hệ nên chưa thật sự gợi được những tình cảm, cảm xúc ở học sinh. Như vậy, thiết kế thể nghiệm có tính khả thi cao và có nhiều điểm đổi mới.

- Đối chiều về hoạt động tổ chức giờ dạy học: Giờ dạy học thực nghiệm và giờ dạy học đối chứng đều sử dụng các hình thức trả lời phát vấn, thảo luận nhóm, đối thoại nhịp nhàng giữa giáo viên và học sinh. Nhưng trong giờ dạy học thực nghiệm học sinh tham gia tích cực, chủ động vào cách hoạt động và phát biểu ý kiến cá nhân để nhận thức, đánh giá và thưởng thức giá trị tác phẩm. Trong giờ dạy học đối chứng học sinh vẫn chưa tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động để tiếp nhận tác phẩm được sâu sắc, trọn vẹn; chưa phát biểu được những ý kiến của riêng cá nhân về giá trị đoạn trích và những bài học làm người rút ra sau giờ học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đối chiếu về thái độ, hứng thú của học sinh với giờ dạy học: Học sinh trong giờ dạy học thực nghiệm hứng thú với giờ dạy học, tham gia vào các hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức một cách hào hứng, say mê, chủ động tìm kiếm tri thức mới và phát biểu cảm nhận cá nhân. Trong giờ dạy học đối chứng, học sinh chưa thật sự hứng thú với giờ dạy học, chưa chủ động tham gia vào các hoạt động tìm kiếm tri thức mới và phát biểu cảm nhận cá nhân.

Qua đối chiếu giờ dạy học dạy thực nghiệm và dự giờ dạy đối chứng, chúng tôi nhận thấy giờ dạy học thực nghiệm đem lại hiệu quả cao hơn giờ dạy học đối chứng. Do đó chúng tôi có thể khẳng định một cách khách quan giáo án thể nghiệm và đề tài luận văn của chúng tôi có tính khả thi và phần nào đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong tiếp nhận tác phẩm văn chương.

Một phần của tài liệu kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “một thời đại trong thi ca” của hoài thanh ở lớp 11 (Trang 103 - 105)