Nguyên nhân của thực trạng dạy học đoạn trích“Một thời đạ

Một phần của tài liệu kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “một thời đại trong thi ca” của hoài thanh ở lớp 11 (Trang 42 - 44)

Qua khảo sát sách giáo khoa, sách giáo viên và giáo án về giờ dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca, chúng tôi nhận thấy việc kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca vẫn chưa thật sự đạt được hiệu quả cao. Nhìn chung, các sách này đều định hướng khá cụ thể, chi tiết về việc tiến hành các hoạt động nhận thức, đánh giá thông qua giảng bình của giáo viên, trả lời các câu hỏi về kiến thức và đánh giá về những nét độc đáo của tác phẩm. Hoạt động thưởng thức vẫn chưa thật sự được chú trọng. Học sinh vẫn có bản tiếp thu kiến thức và đánh giá dựa trên gợi ý của giáo viên mà không được khuyến khích tìm tòi, sáng tạo, phát hiện cái mới và để tâm hồn hòa vào thế giới mới lạ và nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm, thưởng thức vẻ đẹp của tác phẩm.

1.3.4. Nguyên nhân của thực trạng dạy học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” thi ca”

Đi tìm lời giải đáp về thực trạng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong giờ dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca không phải là một việc dễ dàng. Trong khuôn khổ của luận văn tốt nghiệp, chúng tôi chưa thể nói hết song từ kết quả khảo sát và thực tiễn dự giờ học đối chứng chúng tôi nhận thấy một số nguyên nhân cơ bản và cụ thể sau:

1.3.4.1. Về phía giáo viên

Giáo viên tiến hành dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh chủ yếu dựa vào định hướng của sách giáo viên. Dù đây là bộ sách có nhiều mặt mạnh song đó vẫn chỉ là những gợi ý rất chung chung và việc định hướng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá, thưởng thức trong dạy học vẫn chưa được thể hiện rõ ràng.

Nhiều giáo viên chỉ dạy theo các sách hướng dẫn, không có sự đầu tư, tìm kiếm và làm mới phương pháp dạy học khiến bài giảng không hấp dẫn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

không kích thích được khả năng tìm tòi, sáng tạo và hứng thú phát biểu ý kiến cá nhân của học sinh.

Vẫn còn hiện tượng tham kiến thức văn chương, quá chú trọng cung cấp kiến thức cho học sinh mà không định hướng cho học sinh đánh giá và thưởng thức cái hay cái đẹp của tác phẩm.

Trong giờ dạy học, hệ thống câu hỏi giáo viên đưa ra còn đơn điệu, khô khan, chỉ xoay quanh vấn đề phát hiện kiến thức trong sách giáo khoa như: Theo Hoài Thanh, cái khó của việc xác định tinh thần thơ mới là gì? Nguyên tắc để xác định tinh thần thơ mới là gì? Bi kịch của người thanh thời ấy là gì?... và một một số câu hỏi đánh giá: Nhận xét về sự khái quát và cách nhìn nhận, đánh giá trình bày của tác giả? Nguyên tắc tác giả đưa ra có sức thuyết phục không?... Câu hỏi hướng học sinh vào hoạt động thưởng thức chưa có, nếu có thì chỉ là câu hỏi nêu cảm nhận chung chung: Em thích nhất câu văn hay đoạn văn nào và lí giải vì sao lại thích.

1.3.4.2. Về phía học sinh

Chúng ta không thể chỉ đổ lỗi cho giáo viên về việc kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca kém hiệu quả. Một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả giờ dạy học là học sinh. Qua thực tế khảo sát cho thấy:

Học sinh tiếp thu bài một cách thụ động, chủ yếu chỉ có bài giảng của giáo viên là tài liệu học duy nhất. Kiến thức mà học sinh có được chỉ là những kiến thức giáo viên truyền đạt, các em chưa có tinh thần phê phán và tự tìm tòi, sáng tạo.

Hứng thú của học sinh đối với bộ môn Ngữ văn không cao, đặc biệt là đối với thể loại văn nghị luận. Bởi văn nghị luận không phải là thuộc dạng thức không hư cấu, nó là sản phẩm của tư duy lô gíc. Các em không có hứng thú tìm tòi cái hay, cái đẹp của tác phẩm, từ đó hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức tác phẩm chưa đạt hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “một thời đại trong thi ca” của hoài thanh ở lớp 11 (Trang 42 - 44)