Hướng khắc phục tình trạng bất cập hiện nay trong dạy học đoạn

Một phần của tài liệu kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “một thời đại trong thi ca” của hoài thanh ở lớp 11 (Trang 44 - 116)

trích “Một thời đại trong thi ca”

1.3.5.1. Với giáo viên

Giáo viên cần thay đổi từ trong nhận thức của cá nhân, xây dựng cho mình ý thức và trách nhiệm nghề nghiệp bắt đầu bằng việc tìm hiểu kĩ giá trị mỗi tác phẩm và tìm ra những vấn đề cụ thể có liên quan đến phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng giờ dạy học. Cần nhận rõ vai trò quan trọng, cần thiết của người thầy trong sự nghiệp giáo dục về cả kiến thức lẫn nhân cách cho học sinh.

Giáo viên cần có sự trau dồi kiến thức thường xuyên, xóa bỏ tình trạng dạy học chỉ là truyền thụ kiến thức một chiều. Giáo viên phải tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, phương tiện giảng dạy cho phù hợp với mục tiêu bài học và đối tượng học sinh. Cần đưa ra nhiều gợi ý, câu hỏi gợi mở, khuyến khích học sinh nêu cảm nhận cá nhân để kích thích học sinh năng động, sáng tạo, chủ động tìm ra kiến thức cần tiếp thu trong bài học và đánh giá, thưởng thức cái hay cái đẹp trong tác phẩm ấy.

Sở Giáo dục đào tạo và bộ phận quản lí trong các trường trung học phổ thông cần tổ chức kiểm tra thường xuyên đối với giáo viên từ khâu chuẩn bị đến khâu lên lớp, kiểm tra hiệu quả giờ học để nâng cao ý thức và trách nhiệm của giáo viên.

Cần thường xuyên tổ chức các buổi học tập chuyên đề để giáo viên có cơ hội trao đổi và học hỏi nhằm nâng cao hiểu biết và đổi mới phương pháp dạy học để dạy học Ngữ văn nói chung, giờ dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca nói riêng đạt hiệu quả cao

1.3.5.2. Với học sinh

Để có được một giờ dạy học hiệu quả, nếu chỉ có sự cố gắng từ phía giáo viên thì chưa đủ. Học sinh là yếu tố rất quan trọng và có vai trò quyết định chính tới hiệu quả tiếp nhận tác phẩm sau mỗi giờ học trên lớp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trước hết, với sự nỗ lực vốn có của bản thân, học sinh phải có thái độ đúng đắn và tạo được hứng thú với môn Ngữ văn. Giáo viên cần giúp học sinh nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của môn học.

Giáo viên khuyến khích học sinh đọc trọn vẹn bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca trước khi học đoạn trích giảng trong SGK để có cái nhìn bao quát về giá trị của bài tiểu luận và vị trí của đoạn trích trong bài tiểu luận. Từ đó, học sinh có cơ sở để đánh giá chính xác nội dung và nghệ thuật độc đáo của đoạn trính cũng như phong cách phê bình tinh tế, tài hoa của Hoài Thanh. Học sinh cần chuẩn bị bài đầy đủ trước khi lên lớp. Trong giờ học cần có thái độ hợp tác với giáo viên; có ý thức xây dựng bài, ý thức làm việc độc lập, hăng hái và tự tin phát biểu ý kiến để việc nhận thức, đánh giá, thưởng thức đoạn trích đạt hiệu quả cao. Khi giờ học kết thúc, cần nỗ lực và tự giác cá nhân để khắc sâu bài học trong trí nhớ; suy nghĩ về nét độc đáo, riêng có của tác phẩm vừa học để hình thành năng lực văn học (bao gồm năng lực nhận thức, đánh giá và thưởng thức) và làm phong phú thêm vốn kiến thức cho bản thân.

Tiểu kết: Trong chương này chúng tôi đã tìm hiểu tính mẫu mực và nét

độc đáo trong tiểu luận Một thời đại trong thi ca, tác phẩm nghị luận mang phong cách phê bình văn học của Hoài Thanh. Từ đó rút ra giá trị đào đào tạo năng lực văn học cho học sinh lớp 11 của đoạn trích Một thời đại trong thi ca. Chúng tôi lấy đó làm cơ sở lí luận trong triển khai đề tài Kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng trong dạy học đoạn trích “Một thời đại trong thi ca” của Hoài Thanh ở lớp 11. Bên cạnh đó, cơ sở thực tiễn của đề tài này được rút ra từ việc tìm hiểu thực trạng kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca những năm gần đây. Qua quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã có một cái nhìn khá toàn diện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và bao quát trong việc dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca ở trường trung học phổ thông. Trên cơ sở của việc tìm hiểu và lí giải thực trạng dạy học, những phương hướng cơ bản, chung nhất dành cho giáo viên đã được đưa ra cụ thể trong luận văn. Tuy nhiên, những phương hướng này không thể áp dụng máy móc mà cần căn cứ vào tình hình thực tế để có những phương pháp dạy học, những phương hướng đầu tư thích hợp và những thay đổi kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục trong dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca nói riêng, trong dạy học tác phẩm văn chương nói chung. Như vậy, chương I đã cung cấp những cơ sở lí luận và thực tiễn cần thiết cho việc triển khai đề tài được thuận lợi. Đây là điều không thể thiếu trong quá trình thực hiện luận văn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG HƢỚNG TIẾP THU, BỔ SUNG VÀ ĐỀ XUẤT TIẾN TRÌNH DẠY HỌC ĐOẠN TRÍCH

“MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA” 2.1. Tiếp thu, bổ sung yêu cầu cần đạt

Giờ dạy học là một tiến trình bao gồm nhiều bước. Yêu cầu cần đạt được xem là bước đầu tiên của tiến trình dạy học. Nó giúp giáo viên và học sinh định hướng được những kiến thức mà học sinh cần tiếp nhận. Sự chuẩn bị bài trước khi lên lớp của học sinh, bài soạn giáo án của giáo viên và quá trình dạy học trên lớp sẽ tập trung vào giải quyết những yêu cầu đã đưa ra. Từ đó, giờ dạy học đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao.

Yêu cầu cần đạt trong sách giáo khoa được thể hiện qua mục Kết quả cần đạt. Trong bài học đoạn trích Một thời đại trong thi ca, các nhà biên soạn đã đưa ra được những nội dung kiến thức mà học sinh cần tiếp nhận. Cụ thể trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, yêu cầu cần đạt trong đối với bài học đoạn trích là:

- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trong ý nghĩa văn chương và xã hội.

- Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả [18, tr.100].

Yêu cầu cần đạt trong sách giáo viên được thể hiện qua phần Mục tiêu bài học. Theo sách giáo viên Ngữ văn 11, dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca thì bài dạy của giáo viên cần đáp ứng được yêu cầu: Giúp học sinh hiểu được “tinh thần thơ mới” trên cả hai bình diện văn chương và xã hội, đồng thời hiểu được nét đặc sắc trong bài nghị luận văn học của Hoài Thanh [19 , tr.132].

Khảo sát sách giáo viên và sách giáo khoa bộ nâng cao trong dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca, yêu cầu cần đạt cũng cơ bản giống với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sách giáo khoa và sách giáo viên bộ cơ bản. Hai bộ sách đều nhấn mạnh đến nội dung và nghệ thuật đoạn trích mà học sinh cần nhận thức, đánh giá, thưởng thức.

Như vậy, qua khảo sát sách giáo viên và sách giáo khoa Ngữ văn 11 trong dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca, chúng tôi nhận thấy sách giáo khoa và sách giáo viên đã đưa ra được những yêu cầu cần đạt khá cụ thể, toàn diện. Đáp ứng được những yêu cầu này là học sinh đã cơ bản tiếp nhận được bài học.

Tuy nhiên, để học sinh tiếp nhận tác phẩm được sâu sắc, trọn vẹn hơn chúng tôi ngoài tiếp thu những yêu cầu cần đạt trong sách giáo khoa và sách giáo viên thì còn bổ sung thêm vào mục yêu cầu cần đạt: bổ sung những kiến thức lí luận để hiểu sâu hơn các tác giả, tác phẩm thơ mới được học trong chương trình.

Thơ mới là “một cuộc cách mạng trong thi ca” trên nhiều lĩnh vực. Ngay từ khi phong trào Thơ mới ra đời và phát triển, giới nghiên cứu, phê bình văn học đã không ngừng nỗ lực tìm kiếm, khám phá những điểm cốt lõi nhất của phong trào này. Đến nay, số lượng công trình đã đủ để khái quát, tổng kết một chặng đường dài, nhiều vấn đề đã được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn, nhiều hướng nghiên cứu đã được mở ra. Tuy nhiên, Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh vẫn giữ vị trí đỉnh cao không thể thay thế. của bài tiểu luận Một thời đại trong thi ca. Toàn bài là một công trình tổng kết khá thấu đáo về phong trào Thơ mới trên những bình diện quan trọng nhất của nó. Ở phần cuối cùng này, Hoài Thanh tập trung giải quyết vấn đề cốt tủy nhất là “tinh thần thơ mới”. Tinh thần thơ mới là tiếng nói của cái tôi với nghĩa tuyệt đối, gắn liền với cái riêng, cái cá nhân, cá thể. Cái tôi ấy thật cô đơn, đáng thương và tội nghiệp. Nó đã thể hiện được bi kịch của người thanh niên thời ấy: Cô đơn, buồn chán, tìm cách thoát li thực tại vì thiếu lòng tin vào thực tại nhưng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cuối cùng vẫn rơi vào bế tắc. Họ đã giải quyết bi kịch ấy bằng cách gửi nỗi băn khoăn riêng vào tiếng Việt.

Bi kịch của tầng lớp thanh niên thời ấy cũng chính là bi kịch của các nhà thơ mới. Hiểu được tinh thần thơ mới sẽ giúp chúng ta lý giải được tại sao

cái tôi trong các bài thơ thuộc phong trào Thơ mới lại buồn và cô đơn đến vậy. Qua giờ dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca, học sinh sẽ có thêm kiến thức lí luận để hiểu sâu hơn các tác giả, tác phẩm thơ mới được học trong chương trình như Xuân Diệu (Vội vàng), Huy Cận (Tràng Giang), Hàn Mặc Tử (Đây thôn Vĩ Dạ). Cái tôi trữ tình trong các bài thơ này dù có những điểm khác nhau: cái tôi Xuân Diệu thiết tha, rạo rực, khao khát giao cảm với đời; cái tôi Huy Cận khát khao hòa hợp với con người, yêu quê hương, đất nước; cái tôi Hàn Mặc Tử yêu thiên nhiên, cuộc sống và khát vọng hạnh phúc thiết tha,… nhưng đều có chung tâm trạng buồn, cô đơn trước cuộc đời.

Mục tiêu của một giờ dạy văn không chỉ cung cấp kiến thức mà còn bồi dưỡng kĩ năng viết văn cho học sinh. Dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca sẽ giúp học sinh hoàn thiện hơn nữa kĩ năng viết bài văn nghị luận – một kiểu bài thuộc loại khó, thậm chí rất khó đối với học sinh. Do đó chúng tôi bổ sung thêm vào mục yêu cầu cần đạt: Rèn luyện kĩ năng phân tích và viết bài văn nghị luận văn học.

Một thời đại trong thi ca là một tác phẩm nghị luận văn học mẫu mực, độc đáo. Vì vậy, trong giờ dạy học giáo viên khi phân tích, bình giảng Một thời đại trong thi ca có thể chỉ ra những đặc điểm cơ bản của bài văn nghị luận văn học. Đó là ở nội dung phải là vấn đề có ý nghĩa xã hội, hình thức yêu cầu phải có hệ thống luận điểm khoa học, chính xác, cách kết cấu và triển khai hệ thống luận điểm cũng như hệ thống lập luận lôgíc, chặt chẽ, giàu sức thuyết phục, lời văn chính xác, sinh động, thuyết phục… Học sinh qua tiếp nhận đoạn trích Một thời đại trong thi ca vừa có thêm kiến thức vừa rèn luyện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thêm kĩ năng phân tích và viết bài văn nghị luận. Kĩ năng này rất cần thiết trong cuộc sống bởi nó giúp học sinh hình thành năng lực tư duy và thành công trong giao tiếp. Cao hơn một bước, nghị luận giúp học sinh có năng lực phân tích, tổng hợp khám phá vấn đề có sức thuyết phục trên cơ sở lí lẽ chặt chẽ, căn cứ xác thực.

Chúng ta đều biết “Văn là người”, “Học văn là để học làm người”. Loài người hơn muôn loài ở chỗ có cảm xúc, biết yêu thương cái đẹp, ghét chê cái xấu, cảm thông chia sẻ, biết rơi lệ trước nỗi đau, biết cười trong cuộc sống. Học văn là học cách cảm, cách nghĩ. Văn học có nhiều thể loại, nhưng học văn không phải chỉ để hình dung tưởng tượng những gì tác giả viết, mà là học cách hiểu, cách nghĩ, cảm xúc của tác giả khi viết những dòng văn ấy.

Một thời đại trong thi ca đã thể hiện tình yêu nước thầm kín của tác giả, của các nhà thơ mới cũng như thế hệ thanh niên thời bấy giờ, họ yêu nước, đau đớn trước thực trạng đất nước nhưng mất niềm tin vào thực tại nên họ rơi vào bế tắc. Và để tìm ra lối thoát, tất cả tình yêu thương ấy được họ dồn cả vào tình yêu tiếng Việt được kết tinh trong thể loại Thơ mới và ngôn từ Thơ mới. Bởi vì họ yêu vô cùng thứ tiếng đã chia sẻ buồn vui với cha ông, tiếng Việt là tấm lụa đã hứng vong hồn những thế hệ đã qua, họ muốn mượn tấm hồn bạch chung để gửi nỗi băn khoăn riêng, vì họ tin rằng tiếng ta còn, nước ta còn, vì họ cần tìm về dĩ vãng để vin vào những gì bất diệt đủ bảo đảm cho ngày mai. Do đó, chúng tôi bổ sung thêm vào mục yêu cầu cần đạt: Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc.

Dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca, giáo viên cần giúp học sinh phát hiện và hiểu được được tình yêu quê hương đất nước thầm kín của các nhà thơ mới, thế hệ thanh niên thời ấy. Từ đó, bồi dưỡng ở học sinh tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tóm lại, dạy học đoạn trích Một thời đại trong thi ca, chúng tôi xác định những yêu cầu cần đạt là:

Giúp học sinh:

- Hiểu được quan niệm của Hoài Thanh về “tinh thần thơ mới” trên cả hai bình diện văn chương và xã hội.

- Thấy rõ nghệ thuật nghị luận văn chương khoa học, chặt chẽ, thấu đáo và cách diễn đạt tài hoa, tinh tế, giàu cảm xúc của tác giả.

- Bổ sung những kiến thức lí luận để hiểu sâu hơn các tác giả, tác phẩm thơ mới được học trong chương trình.

- Rèn luyện kĩ năng viết văn nghị luận văn học.

- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về truyền thống văn hiến của dân tộc.

Giờ dạy học văn đáp ứng được những yêu cầu trên sẽ là một giờ văn có chất lượng, đạt hiệu quả cao. Bởi nó không chỉ giúp học sinh có thêm kiến thức về đoạn trích Một thời đại trong thi ca, kiến thức lí luận về phong trào thơ mới mà còn hình thành kĩ năng viết văn nghị luận văn học, thái độ yêu quê hương đất nước và niềm tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc. Học sinh được phát triển toàn diện về cả ba mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ, nói cách khác, học sinh đã tiếp nhận được bài học một cách sâu sắc, toàn diện.

2.2. Tiếp thu, bổ sung nội dung bài học

Nội dung bài học chủ yếu là những kiến thức, kĩ năng, thái độ mà học sinh cần tiếp nhận. Nó phải đáp ứng những yêu cầu cần đạt trong một giờ học văn nhằm đem lại hiệu quả cao trong hoạt động tiếp nhận của học sinh. Đây là phần quan trọng nhất và quyết định thành công của một giờ dạy học. Nội dung giờ dạy học Một thời đại trong thi ca phải đảm bảo đủ cả ba mặt: kiến

Một phần của tài liệu kết hợp hoạt động nhận thức, đánh giá và thưởng thức trong dạy học đoạn trích “một thời đại trong thi ca” của hoài thanh ở lớp 11 (Trang 44 - 116)