Các chủ thể tham gia hoán đổi cổ phiếu

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoán đổi cổ phiếu (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOÁN ĐỔI CỔ PHIẾU

1.2. Các chủ thể tham gia hoán đổi cổ phiếu

HĐCP được hình thành từ quan hệ trao đổi tài sản giữa CTCP với tư cách là TCPH và các chủ thể trực tiếp tham gia giao dịch bao gồm cổ đơng, thành viên góp vốn, cơng ty có cổ phiếu, phần vốn góp được hốn đổi và chủ nợ. Bên cạnh đó, HĐCP cịn có sự hiện diện của chủ thể quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK, các tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chứng khoán và TTCK. Các chủ thể này có mối quan hệ với nhau về mặt thủ tục, điều kiện và trình tự thực hiện HĐCP. Để giải quyết mối quan hệ này, pháp luật quy định chi tiết các nội dung nhằm xác định địa vị pháp lý, vai trò cụ thể của từng chủ thể để một mặt xác định cụ thể quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của chủ thể, mặt khác giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia giao dịch.

Theo quy định của pháp luật chứng khoán, các chủ thể tham gia HĐCP bao gồm: (i) TCPH, (ii) bên được hoán đổi, (iii) cơ quan thực hiện quản lý chuyên ngành về chứng khoán và TTCK, (iv) Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) và Trung tâm lưu ký chứng khoán (TTLKCK) và (v) các chủ thể khác.

1.2.1. Tổ chức phát hành

Khi LCK 2006 có hiệu lực, TCPH chỉ được hiểu là tổ chức thực hiện chào bán chứng khốn ra cơng chúng, khơng bao gồm tổ chức chào bán chứng khoán riêng lẻ hoặc kết hợp cả hai hình thức chào bán chứng khốn ra cơng chúng và chào bán chứng khoán riêng lẻ25. Đến khi TTCK phát triển đến một mức độ nhất định, nhu cầu của các chủ thể trên thị trường là phân biệt làn ranh giữa chào bán chứng khoán

24 “Tờ trình số 130/2017_CV_NVLG ngày 05/4/2017 của Hội đồng quản trị Cơng ty cổ phần Tập đồn Đầu tư Địa ốc No Va về việc thông qua kế hoạch phát hành riêng lẻ tăng vốn điều lệ” công bố trên website: https://www.novaland.com.vn/Data/Sites/1/media/quan-h%E1%BB%87-%C4%91%E1%BA%A7u-

t%C6%B0/AGM/2017/5.4/20170414-thong-qua-ke-hoach-phat-hanh-rieng-le-tang-von-dieu-le.pdf, truy cập ngày 04/3/2020.

ra cơng chúng và chào bán chứng khốn riêng lẻ. Lúc này, pháp luật chứng khốn có sự điều chỉnh để xác định TCPH là một khái niệm tổng quát, có phạm vi bao gồm tất cả các chủ thể được cho phép chào bán chứng khoán cho cá nhân, tổ chức khác. Theo đó, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (Luật số 62/2010/QH12) ngày 24/11/2010 (LCK sửa đổi 2010) định nghĩa TCPH là tổ chức thực hiện chào bán chứng khoán26.

Trong giao dịch CBCPĐHĐ, TCPH có thể bao gồm hai chủ thể đó là CTCP chưa đại chúng và CTĐC. Theo đó, TCPH là tổ chức thực hiện hành động pháp lý làm phát sinh giao dịch CBCPĐHĐ. Nếu TCPH khơng thực hiện các thủ tục trình xin ý kiến của ĐHĐCĐ về việc triển khai thực hiện giao dịch hoặc đề xuất không được ĐHĐCĐ thơng qua thì giao dịch khơng có cơ sở pháp lý để triển khai.

1.2.2. Bên được hoán đổi

Bên được hoán đổi trong giao dịch CBCPĐHĐ có thể bao gồm các đối tượng sau: (i) CTCP chưa đại chúng; (ii) CTĐC; (iii) công ty TNHH và (iv) tổ chức, cá nhân được quyền sở hữu cổ phiếu là chủ nợ của TCPH được ghi nhận trong báo cáo tài chính năm liền kề trước năm TCPH thực hiện giao dịch CBCPĐHĐ.

Trong các giao dịch CBCPĐHĐ, nếu bên được hốn đổi khơng phải là CTĐC thì mức độ phức tạp và trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch đơn giản. Ngược lại, nếu bên được hốn đổi là CTĐC thì thời gian thực hiện giao dịch sẽ kéo dài và trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch cũng phức tạp hơn. Điều này xuất phát từ các thao tác liên quan đến thủ tục xin chấp thuận của ĐHĐCĐ, công bố thông tin, đăng ký, báo cáo kết quả thực hiện giao dịch,…

Bên được hốn đổi trong giao dịch CBCPĐHĐ có 02 (hai) đặc điểm chính:

Thứ nhất, bên được hốn đổi thường là bên có mối liên hệ hoặc điểm tương đồng với TCPH

Cụ thể, ở giao dịch CBCPĐHĐ lấy cổ phiếu, phần vốn góp tại doanh nghiệp khác, bên được hoán đổi thường là bên hoạt động kinh doanh cùng lĩnh vực với bên được hoán đổi. Một biểu hiện rõ ràng hơn là ở giao dịch CBCPĐHĐ lấy khoản nợ của TCPH đối với chủ nợ, TCPH và bên được hốn đổi có mối quan hệ bên vay - bên cho vay hoặc chủ nợ - bên có nghĩa vụ thanh tốn nợ27. Ví dụ: năm 2017, Mía đường Thành Thành Cơng CBCPĐHĐ với Đường Biên Hòa. Tại thời điểm hoán

26 Khoản 3 Điều 1 LCK sửa đổi 2010. Khoản 21 Điều 4 LCK 2019 quy định chi tiết hơn khi ghi nhận tổ chức phát hành không chỉ là tổ chức thực hiện chào bán, mà còn là tổ chức thực hiện “phát hành” chứng khoán.

đổi, cả hai cơng ty này đều có ngành, nghề kinh doanh chính là sản xuất đường (mã ngành: 1072)28. Năm 2019, Tập đoàn Vingroup - CTCP (Vingroup) CBCPĐHĐ với CTCP Đầu tư và Phát triển Đơ thị Sài Đồng (Sài Đồng). Theo đó, tại thời điểm thực hiện giao dịch, cả Vingroup và Sài Đồng đều có cùng ngành nghề kinh doanh bất động sản (mã ngành: 6810 – chi tiết: Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê)29.

Thứ hai, bên được hốn đổi có thể bao gồm cả các nhà đầu tư không xác định

Bản chất của giao dịch chào bán chứng khốn ra cơng chúng là phương thức thực hiện, số lượng tham gia của các nhà đầu tư ở phạm vi lớn hơn chào bán chứng khoán riêng lẻ, trong đó việc chào bán chứng khốn cho một số cổ đông không xác định được xem là chào bán chứng khốn ra cơng chúng. Do vậy, đối với việc CBCPRCC để hoán đổi một phần hoặc tồn bộ cổ phiếu cho số cổ đơng khơng xác định, khó có thể được xác định trước tổ chức nào, cá nhân nào là bên được hốn đổi để sau khi hồn tất giao dịch, họ sẽ trở thành cổ đông của TCPH mà phụ thuộc phần lớn vào các giao dịch mua, bán diễn ra theo quy luật cung – cầu trên TTCK.

1.2.3. Cơ quan thực hiện quản lý chuyên ngành về chứng khoán và thị trường chứng khoán trường chứng khoán

Theo quy định của LCK 2006, Chính phủ là cơ quan thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK. Bộ Tài chính là cơ quan chuyên ngành chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc thực hiện các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước về chứng khốn và TTCK. Cùng với Bộ Tài chính, các cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cũng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK30.

Trực thuộc Bộ Tài chính, UBCKNN được xem là cơ quan chuyên môn tiếp nhận, quản lý và xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động chứng khốn và TTCK. Theo đó, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình đối với các giao dịch CBCPĐHĐ, UBCKNN sẽ thực hiện 04 (bốn) nhiệm vụ chính bao

28 “Bản cáo bạch phát hành cổ phiếu để hoán đổi của Cơng ty cổ phẩn Mía đường Thành Thành Cơng Tây Ninh” ngày 07/07/2017 công bố trên website:

https://www.ttcsugar.com.vn/uploads/files/Ban%20cao%20bach%20phat%20hanh%20SBT.pdf, truy cập ngày 15/3/2020.

29 “Bản cáo bạch phát hành cổ phiếu để hoán đổi của Tập đồn Vingroup – Cơng ty cổ phần” ngày 06/12/2019 công bố trên website:

https://ircdn.vingroup.net/storage/Uploads/0_Quan%20he%20co%20dong/0_Vingroup_2019/Dec/VGR_Ban %20cao%20bach%20%20phat%20hanh%20co%20phieu%20hoan%20doi.pdf, truy cập ngày 15/3/2020.

30 Điều 7 LCK 2006 được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 1 Điều 25 LCK sửa đổi 2010. Quy định này được giữ nguyên tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 8 LCK 2019.

gồm: (i) xem xét việc cấp giấy phép CBCPĐHĐ cho TCPH, (ii) tiếp nhận các báo cáo thực hiện giao dịch CBCPĐHĐ, (iii) quản lý, giám sát tiến trình thực hiện giao dịch CBCPĐHĐ và (iv) hướng dẫn các bên tham gia giao dịch CBCPĐHĐ các trình tự, thủ tục có liên quan31.

Nhìn chung, các quy định pháp luật về việc xác định địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia giao dịch CBCPĐHĐ tương đối rõ ràng và minh bạch. Các quy định này đã chỉ rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong quá trình tham gia giao dịch. Thông qua UBCKNN, các chủ thể tham gia giao dịch CBCPĐHĐ có được nền tảng vững chắc trong việc định hình các thao tác, lộ trình thực hiện giao dịch để đáp ứng các mong muốn, mục đích thực hiện giao dịch của mình.

1.2.4. Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán

SGDCK là pháp nhân được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính với mục đích đảm bảo cho các hoạt động chứng khoán diễn ra trên thị trường một cách nhanh chóng, thuận lợi, phù hợp với các quy định của pháp luật32. Nói cách khác, SGDCK là chủ thể đứng ra tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán33. Tại Việt Nam, khi nói đến SGDCK là nói đến SGDCK Hà Nội và SGDCK thành phố Hồ Chí Minh. Xu hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới hiện nay là chỉ tổ chức duy nhất một SGDCK để đảm bảo môi trường hoạt động chứng khốn cơng bằng, lành mạnh cho tất cả các tổ chức niêm yết, nhà đầu tư trên thị trường. Khơng nằm ngồi xu thế này, Đề án thành lập SGDCK Việt Nam đã được phê duyệt theo Quyết định số 32/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 07/01/2019.

Tham gia vào hoạt động HĐCP, SGDCK thực hiện các chứng năng chính, bao gồm: (i) là nơi diễn ra hoạt động đăng ký niêm yết bổ sung đối với TCPH, thay đổi số lượng cổ phiếu niêm yết hoặc hủy niêm yết đối với bên được hốn đổi là CTĐC có cổ phiếu niêm yết tại SGDCK và (ii) tổ chức hoạt động giao dịch, quản lý và điều phối các vấn đề liên quan đến cổ phiếu thuộc phạm vi giao dịch CBCPĐHĐ.

Cùng với SGDCK, Trung tâm Lưu ký chứng khoán (TTLKCK), thành viên lưu ký và quỹ hỗ trợ thanh toán được xem là các tổ chức hỗ trợ cho các giao dịch

31 Khoản 1 Điều 8 LCK 2006.

32 Khoản 2 Điều 34 LCK 2006.

33 Trường Đại học Luật Hà Nội (2015), Giáo trình Luật chứng khốn, Nhà xuất bản Cơng an nhân dân, tr. 115.

chứng khốn nói chung là giao dịch CBCPĐHĐ nói riêng. Trong đó, TTLKCK là tổ chức cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và các dịch vụ khác liên quan đến lưu ký chứng khoán theo yêu cầu của khách hàng34. Cổ phiếu của CTĐC thuộc đối tượng của giao dịch CBCPĐHĐ sẽ được lưu ký tập trung tại TTLKCK trước khi thực hiện giao dịch.

Bên cạnh TTLKCK, thành viên lưu ký bao gồm các ngân hàng thương mại và cơng ty chứng khốn được TTLKCK chấp thuận cũng đóng vai trị nhất định trong giao dịch CBCPĐHĐ. Đây là các chủ thể được trao quyền cung cấp dịch vụ lưu ký cho chứng khoán thuộc đối tượng của giao dịch CBCPĐHĐ35.

1.2.5. Các chủ thể khác

Ngoài các chủ thể nêu trên, giao dịch CBCPĐHĐ cịn có sự tham gia của các chủ thể khác tham gia với các vai trò khác nhau như:

(i) Cơng ty chứng khốn đóng vai trị là tổ chức tư vấn thực hiện giao dịch. Trong giao dịch CBCPĐHĐ bằng hợp đồng hợp nhất, sáp nhập, sự xuất hiện của công ty chứng khoán là bắt buộc khi pháp luật quy định một trong các hồ sơ để đăng ký CBCPĐHĐ là hợp đồng tư vấn hồ sơ chào bán và đại lý hốn đổi cổ phiếu với cơng ty chứng khoán, trừ trường hợp TCPH là công ty chứng khoán36.

(ii) Tổ chức kiểm tốn với vai trị đảm bảo tính chính xác, trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính được kiếm tốn trong điều kiện của từng hình thức HĐCP. (iii) Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và kinh doanh, đóng vai trị quan trọng

trong việc xem xét, chấp thuận các thay đổi về đăng ký doanh nghiệp khi các bên thực hiện hoàn tất giao dịch CBCPĐHĐ.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoán đổi cổ phiếu (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)