Hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và vai trò của

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoán đổi cổ phiếu (Trang 79 - 156)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOÁN ĐỔI CỔ PHIẾU

3.2. Kiến nghị hồn thiện pháp luật Việt Nam về hốn đổi cổ phiếu

3.2.3. Hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và vai trò của

của cơ quan nhà nước về quản lý chứng khoán và thị trường chứng khoán trong hoạt động hoán đổi cổ phiếu

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư tham gia HĐCP

Trong giao dịch CBCPĐHĐ, các nhà đầu tư là bộ phận chịu nhiều ảnh hưởng từ chính việc TCPH chào bán, phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu, phần vốn góp, nợ từ bên được hốn đổi. Tác động này có thể mang đến nhiều tín hiệu tích cực, song cũng hàm chứa những vấn đề mang tính hệ quả như đã trình bày ở mục 2.3 Chương 2 Luận văn này. Việc xác định tỷ lệ HĐCP, thực trạng việc pha loãng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông trong TCPH và thời gian chờ niêm yết bổ sung cổ phiếu để được giao dịch trong CBCPĐHĐ bằng hợp đồng hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp là ba vấn để lớn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong giao dịch CBCPĐHĐ. Một nguyên tắc hợp lý trong việc sở hữu cổ phần, phần vốn góp là cá nhân, tổ chức sẽ có quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ vốn mà họ sở hữu. Đồng thời, nguyên tắc đa số và nguyên tắc đặt trong mối quan hệ tương quan lợi ích của cơng ty phải được lưu tâm khi định hình, thiết lập một hệ thống các quy định pháp luật để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trong giao dịch CBCPĐHĐ136.

Trên cơ sở các phân tích ở Chương 2, tác giả cho rằng cần thiết hoàn thiện các quy định của pháp luật, thiết lập các nguyên tắc để bảo vệ nhà đầu tư trong giao dịch CBCPĐHĐ, cụ thể như sau:

(i) Hoàn thiện quy định về tỷ lệ hốn đổi như đã trình bày ở mục 3.2.1 Chương này, đảm bảo rằng cổ đơng có thể tin tưởng phương thức xác định tỷ lệ hoán đổi và có quyền biểu quyết, lựa chọn để thơng qua tỷ lệ hốn đổi phù hợp với ý chí, mong muốn của họ và giá trị cổ phiếu mà họ đang nắm giữ.

(ii) Rút ngắn thời gian thực hiện các thủ tục trong giao dịch CBCPĐHĐ xuống mức tối đa thông qua việc rút ngắn thời gian xin ý kiến chấp thuận của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK để cổ phiếu được phát hành thêm sớm được niêm yết bổ sung và có thể giao dịch trên thị trường.

136 Danh Phạm Mỹ Duyên (2018), Pháp luật về bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty niêm yết, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, tr. 25 – 26.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định về nghĩa vụ của cơ quan nhà nước về quản lý chứng khoán và thị trường chứng khoán trong hoạt động hoán đổi cổ phiếu

Một trong các nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về chứng khoán và TTCK là kiểm soát việc tuân thủ pháp luật trong hoạt động HĐCP. Việc này được thực hiện thông qua các phương thức khác nhau, từ việc hướng dẫn các chủ thể áp dụng pháp luật, xây dựng cơ chế cơng bố thơng tin trên TTCK, hình thành các công cụ hỗ trợ để thu thập các thông tin hợp pháp từ thị trường, các tổ chức niêm yết, nhà đầu tư, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến HĐCP. Mặt khác, việc thanh tra, kiểm tra, giám sát các đối tượng thuộc phạm vi quản lý từ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là một hoạt động quan trọng và được triển khai định kỳ hoặc đột xuất tùy tình hình thị trường, hoạt động của các chủ thể có liên quan để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật137.

Xuất phát từ thực tiễn các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động HĐCP còn nhiều bất cập và việc áp dụng các quy định vào thực tế giao dịch CBCPĐHĐ của các chủ thể chưa đảm bảo tính tuân thủ, tác giả cho rằng các cơ quan cần thiết hoàn thiện các quy định về vai trò quản lý của cơ quan nhà nước về quản lý chứng khoán và TTCK khoán trong hoạt động HĐCP theo các hướng sau:

Thứ nhất, về kỹ thuật lập pháp. Trong các quy định về hướng dẫn về điều kiện, trình tự, thủ tục CBCPĐHĐ cần quy định trực tiếp hạn chế dẫn chiếu các quy định pháp luật để tránh rườm rà trong việc xem xét, trích lục và áp dụng các quy định pháp luật.

Thứ hai, về việc hướng dẫn, chỉ dẫn các chủ thể áp dụng pháp luật về CBCPĐHĐ. Với vai trị là đơn vị hướng dẫn quy trình nghiệp vụ về chứng khốn và thị trường chứng khoán138, UBCKNN nên mở rộng phạm vi, cường độ kiểm tra, giám sát để rà soát các chủ thể thực hiện giao dịch CBCPĐHĐ. Việc này cần được thực hiện thông qua nghĩa vụ công bố thông tin, các nghĩa vụ luật định khi các chủ thể thực hiện giao dịch CBCPĐHĐ. Thơng qua đó, kịp thời phát hiện các trường hợp không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định pháp luật về hình thức, điều kiện, trình tự, thủ tục CBCPĐHĐ để hướng dẫn phương án thay đổi

137 Xem thêm: Lê Vũ Nam (2010), “Quản lý nhà nước về chào bán chứng khốn ra cơng chúng - nhìn từ góc

độ bảo vệ nhà đầu tư”, Kỷ yếu Hội thảo Pháp luật bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán - thực tiễn và các giải

pháp hoàn thiện, Kỷ yếu hội thảo, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, trang 22 - 23.

hoặc xử lý theo quy định của pháp luật139. Hoạt động này ý nghĩa đảm bảo tính khả thi của các quy định pháp luật còn là một biện pháp để đảm bảo cho các nhà đầu tư nói chung, cổ đơng, thành viên góp vốn, chủ nợ nói riêng có điều kiện tiếp cận đầy đủ các thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật trước, trong và sau khi thực hiện giao dịch CBCPĐHĐ.

139 Nghị định số 108/2013/NĐ-CP ngày 23/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khốn và TTCK, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2013 là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng để xác định các hành vi vi phạm, biện pháp xử lý, đồng thời là một trong những công cụ pháp lý hữu hiệu để đảm bảo thị trường giao dịch chứng khốn nói chung và giao dịch CBCPĐHĐ nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Phát hiện và sớm hồn thiện các quy định pháp luật ln là luôn là nhiệm vụ được các nhà lập pháp quan tâm. Thực tế áp dụng các quy định pháp luật về hoán đổi cổ phiếu đặt ra nhiều vấn đề để các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý nhà nước, vừa phản ánh đúng bản chất của giao dịch, vừa đảm bảo tính minh bạch, tính thống nhất, tính khả thi và tính hợp lý.

Trong Chương này, các ví dụ điển hình từ việc thực hiện giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi của các chủ thể trên thị trường chứng khoán cho thấy “con đường” đi từ văn bản quy phạm pháp luật đến thực tiễn áp dụng pháp luật có nhiều vướng mắc mà ở đó, chưa có sự thống nhất trong việc áp dụng các pháp luật về hình thức, nội dung giao dịch. Mặt khác, bản chất của giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi bằng hợp đồng sáp nhập cũng có sự “biến tấu” khác biệt so với quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật cạnh tranh hiện hành.

Từ những tồn tại của các quy phạm pháp luật tại Chương 2 cho đến thực tiễn được nêu ở phần đầu Chương này, tác giả đưa ra ba nhóm kiến nghị, đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu để hoán đổi. Các kiến nghị này xoay quanh 03 (ba) khía cạnh:

Thứ nhất, về hình thức và điều kiện hốn đổi cổ phiếu: pháp luật chứng khoán

cần tách biệt, làm rõ điều kiện chào bán chứng khốn ra cơng chúng, chào bán chứng khoán riêng lẻ với điều kiện chào bán cổ phiếu ra công chúng để hoán đổi; làm rõ nội dung “phương pháp xác định và tỷ lệ hoán đổi” trong các điều kiện chào bán cổ phiếu để hoán đổi và xác định rõ loại báo cáo tài chính được đưa ra xem xét khi các chủ thể tiến hành hoạt động hoán đổi cổ phiếu.

Thứ hai, về trình tự, thủ tục hốn đổi cổ phiếu, pháp luật chứng khoán cần loại

bỏ các quy định không phù hợp với bản chất của hoạt động HĐCP, bổ sung quy định xác định thời điểm hoán đổi và hợp đồng hoán đổi cổ phiếu.

Thứ ba, pháp luật chứng khốn cần hồn thiện các quy định về bảo vệ quyền

lợi của nhà đầu tư tham gia hoán đổi cổ phiếu, đồng thời xác định lại để khẳng định nghĩa vụ của cơ quan nhà nước về quản lý chứng khoán và thị trường chứng khoán trong quản lý có hiệu quả hoạt động hốn đổi cổ phiếu trên thị trường.

KẾT LUẬN

Thị trường chứng khoán Việt Nam những năm gần đây chứng kiến nhiều hoạt động hốn đổi cổ phiếu thơng qua giao dịch chào bán cổ phiếu để hốn đổi. Khơng ít trong số đó là các thương vụ đình đám của các thương hiệu lớn ở các ngành, nghề kinh doanh khác nhau. Điều này minh chứng cho sức hấp dẫn, sự phù hợp của giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi trong thị trường chứng khoán hiện đại. Hoán đổi cổ phiếu ngày này khơng cịn là một cụm từ xa lạ. Đặc biệt hơn, hoán đổi cổ phiếu trở thành một trong những công cụ để các bên tiến hành hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp một cách thuận lợi, nhất là trong giai đoạn mà các doanh nghiệp trong nước đang phải đối diện với những khó khăn chủ quan lẫn khách quan, cộng thêm các yếu tố bất khả kháng từ môi trường kinh doanh.

Hốn đổi cổ phiếu khơng phải là cụm từ quá mới mẻ ở Việt Nam nhưng là vấn đề nghiên cứu tương đối mới trong số các đề tài nghiên cứu về pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Trong bối cảnh hoạt động chứng khốn sơi động và khơng ngừng đổi mới để tiệm cận các chuẩn mực của thế giới thì việc nghiên cứu để tìm hiểu bản chất, nội dung và đề xuất các nội dung, hàm ý để hoàn thiện quy định pháp luật là điều cần thiết và có ý nghĩa nhất định.

Theo đó, trong Luận văn này, tác giả đã diễn giải và làm rõ các vấn đề sau:

Thứ nhất, đi từ khái niệm cổ phiếu theo quy định của pháp luật, tác giả đã phân

tích các vấn đề lý luận để chỉ ra cơ sở hình thành, đặc điểm pháp lý của hoạt động hoán đổi cổ phiếu và sự cần thiết của việc hình thành các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ phiếu. Ở phần này, tác giả cũng xác định phạm vi khái niệm “hoán đổi cổ phiếu”, phân biệt “hoán đổi cổ phiếu” và “chào bán cổ phiếu để hoán đổi” theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, từ cơ sở lý luận, tác giả tiếp cận các quy định pháp luật về chào bán

cổ phiếu để hoán đổi – phương thức để thực hiện hoạt động hoán đổ cổ phiếu. Theo đó, các khía cạnh pháp lý của hoạt động hốn đổi cổ phiếu bao gồm: hình thức, điều kiện, trình tự, thủ tục cho đến các quy định về bảo vệ quyền lợi của cổ đông đã được tác giả phân tích và làm rõ. Các quy định pháp luật cho thấy tính hiệu quả trong việc khoanh vùng và thiết lập các cơ sở pháp lý cho hoạt động hốn đổi cổ phiếu. Song song đó, các quy định đúng nhưng chưa đủ, tồn tại nhưng không phù hợp, cùng quy định một nội dung nhưng khơng đảm bảo tính thống nhất đã được tác giả phân tích và làm rõ.

Thứ ba, trên cơ sở các phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật, tác giả dẫn chứng và bình luận các vụ việc thực tế, đồng thời đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện các quy định của pháp luật. Các kiến nghị này tập trung giải quyết các vấn đề tồn tại trong các quy định pháp luật hiện hành về hoán đổi cổ phiếu, bao gồm việc hồn thiện các quy quy định về hình thức, điều kiện, trình tự, thủ tục hốn đổi cổ phiếu; hoàn thiện các quy định về bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư tham gia hoán đổi cổ phiếu và vai trị của cơ quan nhà nước về chứng khốn và thị trường chứng khốn trong việc quản lý có hiệu quả hoạt động hốn đổi cổ phiếu. Từ đó, tác giả kỳ vọng hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ phiếu vừa hoàn thiện, vừa đảm đảm bảo tính minh bạch, tính thống nhất, tính khả thi và tính hợp lý.

Dưới bất kỳ góc độ nào, từ tổ chức phát hành, bên được hoán đổi, cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhà đầu tư trên thị trường hay các tổ chức có liên quan đến giao dịch chào bán cổ phiếu để hốn đổi, việc định hình, áp dụng một nền tảng các văn bản quy phạm pháp luật về chào bán cổ phiếu để hốn đổi chuẩn mực, hồn thiện đều có ý nghĩa quan trọng. Hốn đổi cổ phiếu không đơn thuần là một hoạt động pháp lý mà cịn là cơng cụ tài chính hữu hiệu của các chủ thể trên thị trường chứng khốn. Nếu cơng cụ này được vận dụng một cách hiệu quả sẽ tạo nên động lực đủ lớn để kích thích, tạo niềm tin cho các chủ thể tiến hành giao dịch với mục đích lợi nhuận, tạo sức bật cho thị trường chứng khốn nói chung, các nhà đầu tư và các chủ thể tham gia giao dịch nói riêng./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1. Bộ luật Dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015; 2. Luật Chứng khoán (Luật số 70/2006/QH11) ngày 29/6/2006;

3. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (Luật số 62/2010/QH12) ngày 24/11/2010;

4. Luật Doanh nghiệp (Luật số 68/2014/QH13) ngày 26/11/2014; 5. Luật Cạnh tranh (Luật số 23/2018/QH14) ngày 12/6/2018; 6. Luật Chứng khoán (Luật số 54/2019/QH14) ngày 26/11/2019; 7. Luật Doanh nghiệp (Luật số 59/2020/QH14) ngày 17/6/2020;

8. Nghị định số 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 7 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khốn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2012;

9. Nghị định số 108/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2013;

10. Nghị định số 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khốn, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2015;

11. Nghị định số 69/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 01 tháng 7 năm 2016 về điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ;

12. Nghị định số 71/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng 6 năm 2017 Hướng dẫn về quản trị công ty áp dụng đối với cơng ty đại chúng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 8 năm 2017;

13. Nghị định số 93/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 8 năm 2017 về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi và giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại tổ chức tín dụng do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và tổ chức tín dụng có vốn nhà nước;

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoán đổi cổ phiếu (Trang 79 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)