Sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ phiếu

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoán đổi cổ phiếu (Trang 29)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOÁN ĐỔI CỔ PHIẾU

1.3. Sự cần thiết phải điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ phiếu

1.3.1. Đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động hoán đổi cổ phiếu phát sinh thường xuyên trên thị trường chứng khốn thường xuyên trên thị trường chứng khốn

HĐCP nói riêng hay chào bán, phát hành chứng khốn nói chung được xem là hoạt động có thể tác động đáng kể đến đời sống kinh tế, xã hội và chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia. Cùng với đó, hoạt động này cũng ẩn chứa những rủi ro nhất định cho nhà đầu tư. Vì vậy, với mức độ và quy mô giao dịch xuất hiện thường

34 Khoản 3 Điều 42 LCK 2006.

35 Xem thêm: Lê Thị Thu Thủy (2017), Giáo trình Pháp luật về thị trường chứng khoán, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tr. 71 – 74.

xuyên, việc điều chỉnh hoạt động này bằng pháp luật và đặt dưới sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK là biện pháp pháp lý cần thiết37. Cụ thể, các quy định pháp luật có ý nghĩa ở các khía cạnh sau:

Thứ nhất, các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động HĐCP tạo hành lang

pháp lý thông qua việc giới hạn mục tiêu, phương thức thực hiện giao dịch để các bên tham gia đối chiếu nhu cầu, mục tiêu của mình lựa chọn hình thức thực hiện phù hợp.

Thứ hai, các quy định liên quan đến điều kiện, trình tự, thủ tục giúp cơ quan

quản lý nhà nước về chứng khốn và TTCK kiểm sốt được q trình thực hiện giao dịch, đồng thời, giúp các cổ đơng, thành viên góp vốn, chủ nợ, nhà đầu tư yên tâm về tính hợp pháp và tính tuân thủ trong giao dịch mà họ tham gia.

1.3.2. Đảm bảo tính thực thi các nguyên tắc trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán và thị trường chứng khoán

Vai trò của pháp luật trong việc đảm bảo thực thi các nguyên tắc hoạt động chứng khoán và TTCK được biểu hiện trong hoạt động HĐCP như sau38:

(i) Nguyên tắc tôn trọng các quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hạt động về chứng khoán và các quyền tự do trong hoạt động chứng khoán

HĐCP là hoạt động có sự tham gia của chủ nợ, tổ chức, cá nhân sở hữu cổ phiếu, phần vốn góp. Việc thực hiện hay khơng thực hiện hoạt động HĐCP đều do chính các chủ thể này quyết định mà khơng có bất kỳ bên nào có quyền ép buộc hay áp đặt ý chí của họ. Nếu có bất kỳ sự đe dọa, lừa dối hay cưỡng ép trong việc quyết định thực hiện hoạt động HĐCP thì hậu quả pháp lý là giao dịch đó vơ hiệu39.

(ii) Ngun tắc cơng bằng, cơng khai, minh bạch

Tính cơng bằng trong hoạt động HĐCP thể hiện thông qua việc các chủ thể tham gia hoạt động HĐCP được đối xử bình đẳng với nhau và bình đẳng với các chủ thể khác tham gia các hoạt động HĐCP. Tính cơng khai, minh bạch thể hiện thông qua việc các chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ công bố thơng tin. Để có cơ sở thực hiện hoạt động HĐCP, các chủ thể cần có thêm thơng tin chi tiết về tình hình

37 Lê Vũ Nam (2011), “Hoàn thiện các quy định pháp luật về điều kiện chào bán chứng khốn tại Việt Nam”,

Tạp chí Khoa học pháp lý, Số 06 (67), tr. 23 - 25;

38 Các nguyên tắc hoạt động chứng khoán và TTCK được quy định tại Điều 4 LCK 2006. Điều 5 LCK 2019 kế thừa và quy định các nguyên tắc hoạt động chứng khoán và TTCK tương tự LCK 2006. Riêng đối với nguyên tắc tôn trọng quyền tự do trong hoạt động chứng khoán, LCK 2019 quy định chi tiết hơn bằng việc phát triển thêm các nội dung về tôn trọng quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trong hoạt động về chứng khoán và TTCK.

tài chính, kết quả kinh doanh (nếu có) của bên cịn lại để thơng qua đó, các bên có đánh giá một cách chi tiết để xây dựng phương án thực hiện hoán đổi hoặc từ chối việc thực hiện hoán đổi. Các thơng tin này tùy trường hợp có thể được CTĐC cơng bố theo quy định của pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khốn40. Thơng tin càng cơng khai, minh bạch thì tính khả thi của hoạt động HĐCP càng cao và càng thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

(iii) Nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư là nguyên tắc quan trọng nhất trong các nguyên tắc hoạt động chứng khoán và TTCK. Nguyên tắc này được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất. Hoạt động HĐCP là một trong những giao dịch ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích của các nhà đầu tư, bởi lẽ, hoạt động này có thể làm thay đổi công ty sở hữu vốn (từ cổ đông của cơng ty có cổ phiếu được hốn đổi trở thành cổ đông của TCPH) hoặc làm giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần trên vốn điều lệ của cổ đông hoặc mang đến những rủi ro về nguy cơ sụt giảm giá trị cổ phiếu trên thị trường,.... Do vậy, các hàng rào pháp lý về điều kiện, trình tự, thủ tục pháp lý để các chủ thể tham gia hoạt động HĐCP đối chiếu thực hiện là một biện pháp an toàn, giảm thiểu các rủi ro cho nhà đầu tư.

(iv) Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm về rủi ro

Đặc trưng của TTCK là có tính rủi ro cao. Trong hoạt động HĐCP, rủi ro không nằm ở bản chất của giao dịch mà nằm ở quy luật vận động của thị trường. Giá cổ phiếu phụ thuộc vào quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh trên TTCK. Ngồi ra, các cổ đơng, chủ thể tham gia hoạt động HĐCP cịn có thể đối diện với các rủi ro về sự thay đổi trong chính sách, “thơng tin bất cân xứng”, lừa đảo trên TTCK,…41. Nguyên tắc tự chịu trách nhiệm về rủi ro đặt ra yêu cầu đối với các chủ thể tham gia hoạt động HĐCP phải dự phóng, lường trước được những “kịch bản” có thể xảy ra để có những quyết định thật sự phù hợp.

(v) Nguyên tắc tuân thủ quy định của pháp luật

Các rào cản pháp lý được đặt ra đòi hỏi các chủ thể tham gia giao dịch phải tuân thủ một cách tuyệt đối quy định pháp luật về hình thức, điều kiện, trình tự, thủ

40 Hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khốn được quy định tại Thơng tư số 155/2015/TT- BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 06/10/2015 hướng dẫn cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn.

41 Trịnh Thị Phan Lan (2012), “Rủi ro trên thị trường chứng khốn Việt Nam: Góc nhìn từ nhà đầu tư cá nhân”, Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 28 (2012), tr. 211 – 212.

tục thực hiện hoạt động HĐCP. Các hành vi vi phạm đều có thể bị phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật.

Các nguyên tắc hoạt động chứng khoán và TTCK là các nguyên tắc xuyên suốt, mang tính chỉ dẫn và đặt ra yêu cầu cao về tính tuân thủ nhằm đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của các chụ thể trên TTCK. Trong đó, ngun tắc cơng bằng, công khai, minh bạch và nguyên nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư chứng khoán là hai nguyên tắc đặc thù trong hoạt động chứng khốn và TTCK. Đó cũng là hai nguyên tắc để phân biệt TTCK với các loại thị trường hàng hóa khác trong nền kinh tế42.

Trước ngày 01/9/2015 (thời điểm Nghị định số 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực), hoạt động HĐCP được quy định chi tiết trong Nghị định số 58/2012/NĐ-CP. Tuy nhiên, thời điểm này khung quy định pháp luật về HĐCP tại Nghị định số 58/2012/NĐ-CP chưa thật sự rõ ràng, chỉ xác định điều kiện cơ bản để thực hiện giao dịch “phát hành thêm cổ phiếu để hốn đổi” mà chưa có quy định chi tiết hướng dẫn trình tự, thủ tục thực hiện các thao tác liên quan đến HĐCP43. Do đó, các chủ thể trên TTCK cũng chưa mạnh dạn triển khai hoạt động HĐCP mặc dù nhu cầu về vốn, tài chính, tái cấu trúc doanh nghiệp vẫn đang phát sinh. Bằng chứng là theo thống kê của UBCKNN, đến hết năm 2014, giá trị cổ phiếu phát hành để hoán đổi, sáp nhập chỉ đạt khoảng 1.160 tỷ đồng (chiếm 2% trong tổng khối lượng cổ phiếu đăng ký phát hành).

Đến khi Nghị định số 60/2015/NĐ-CP có hiệu lực, khung quy định pháp lý về hình thức, điều kiện, trình tự, thủ tục HĐCP cụ thể hơn, bước đầu tạo nền tảng pháp lý ổn định cho các chủ thể tiến hành giao dịch. Tính đến hết năm 2015, giá trị cổ phiếu phát hành để hoán đổi, sáp nhập đã tăng lên đến 14.000 tỷ đồng (chiếm khoảng 20% tổng giá trị cổ phiếu đăng ký phát hành trong năm). Điều này cho thấy sự tồn tại các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động HĐCP có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập cơ sở pháp lý để chỉ dẫn các chủ thể trên TTCK thực hiện HĐCP.

Hoạt động HĐCP với bản chất, đặc điểm và hình thức thực hiện đặt ra những yêu cầu cụ thể về việc cần có các quy định pháp luật chi tiết để điều chỉnh từ giai đoạn bắt đầu cho đến khi kết thúc. Nếu bất kỳ một giai đoạn nào của hoạt động

42 Lê Thị Thu Thủy, tlđd (39), tr. 77 – 80.

HĐCP khơng được điều chỉnh cụ thể, chính xác bằng các quy phạm pháp luật hoặc có bất kỳ quy định nào điều chỉnh không hợp lý, thiếu tính khả thi đối với hoạt động HĐCP thì lúc đó, u cầu về việc hồn thiện quy định pháp luật chứng khốn điều chỉnh hoạt động HĐCP là yêu cầu tiên quyết và bức thiết.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Các nội dung được trình bày trong Chương 1 này nhằm khái quát các vấn đề lý luận chung nhất về hoán đổi cổ phiếu. Đi từ khái quát đến cụ thể, tác giả đã phân tích, làm rõ các khía cạnh sau:

Thứ nhất, hốn đổi cổ phiếu là một hoạt động đặc thù diễn ra trên thị trường

chứng khoán. Pháp luật chứng khốn Việt Nam khơng có định nghĩa về hốn đổi cổ phiếu mà chỉ có định nghĩa chào bán cổ phiếu để hốn đổi. Trong đó, hốn đổi cổ phiếu được xem là một hoạt động được thực hiện bằng giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi, được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán.

Thứ hai, hoán đổi cổ phiếu được các chủ thể thực hiện nhằm giải quyết các

nhu cầu về vốn, quyền sở hữu tài sản và thực hiện các mục đích khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh nói chung, tái cấu trúc doanh nghiệp nói riêng. Trong hoạt động hốn đổi cổ phiếu, một bên tham gia ln là cơng ty cổ phần với vai trị là tổ chức phát hành, quyết định việc phát sinh giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi. Hoạt đơng hốn đổi cổ phiếu sẽ tạo ra những biến động nhất định về vốn, tài sản, cơ cấu tổ chức quản lý của các doanh nghiệp và các chủ thể tham gia hoán đổi cổ phiếu.

Thứ ba, hoán đổi cổ phiếu là giao dịch phức tạp, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều chủ thể với địa vị pháp lý khác nhau. Theo đó, hốn đổi cổ phiếu có sự tham gia của 05 (năm) chủ thể bao gồm: tổ chức phát hành, bên được hoán đổi, cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng khoán và thị trường chứng khoán; Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán và các chủ thể khác có liên quan.

Thứ tư, pháp luật đóng vai trị quan trọng trong việc xác định các hình thức, điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện hoán đổi cổ phiếu. Sự tồn tại và liên tục hoàn thiện của các quy định pháp luật là nền tảng đảm bảo cơ sở pháp lý cho hoạt động hoán đổi cổ phiếu và việc thực thi có hiệu quả các nguyên tắc hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán.

Kết quả của Chương 1 là cơ sở lý luận quan trọng để tác giả tiếp tục đi sâu vào phân tích, làm rõ các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động hoán đổi cổ phiếu ở Chương 2.

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG HOÁN ĐỔI CỔ PHIẾU

Pháp luật Việt Nam hiện nay đã có những quy định khá chi tiết để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến HĐCP. Hoạt động chứng khoán với đặc thù là có những thay đổi khó lường và tính rủi ro cao, sự biến đổi không ngừng của thị trường dưới tác động của các quy luật kinh tế cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến tính phù hợp của các quy định pháp luật điều chỉnh HĐCP. Trên nền tảng nội dung đã trình bày ở Chương 1, để thực hiện HĐCP, TCPH sẽ thực hiện giao dịch CBCPĐHĐ theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi Chương này, tác giả sẽ tiến hành giải mã các khía cạnh của quy định pháp luật về HĐCP thơng qua giao dịch CBCPĐHĐ.

2.1. Quy định pháp luật về hình thức và điều kiện hốn đổi cổ phiếu

Pháp luật chứng khốn hiện nay quy định hai hình thức chào bán cổ phiếu bao gồm CBCPRL và CBCPRCC44. Theo đó, giao dịch CBCPĐHĐ cũng có hai hình thức đó là: CBCPRL để hốn đổi và CBCPRCC để hoán đổi. Giao dịch CBCPRL để hoán đổi bao gồm: (i) CBCPRL để hoán đổi các khoản nợ của CTĐC, (ii) CBCPRL để hoán đổi lấy cổ phiếu của CTCP chưa đại chúng, (iii) CBCPRL cho một số cổ đông xác định để HĐCP của CTĐC khác và (iv) CBCPRL để hốn đổi lấy phần vốn góp tại cơng ty TNHH. Giao dịch CBCPRCC để hốn đổi bao gồm (i) CBCPRCC để hốn đổi một phần hoặc tồn bộ cổ phiếu cho số cổ đông không xác định và (ii) CBCPRCC để hốn đổi tồn bộ cổ phần đang lưu hành trong CTĐC theo hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập giữa TCPH và CTĐC. Trong mục này, đi từ hình thức CBCPRL để hoán đổi đến CBCPRCC để hoán đổi, tác giả sẽ phân tích, diễn giải các quy định pháp luật về điều kiện của từng hình thức CBCPĐHĐ tương ứng. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra các bình luận, đánh giá về các quy định pháp luật điều chỉnh hình thức và điều kiện HĐCP.

2.1.1. Quy định pháp luật về hình thức và điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi lẻ để hoán đổi

2.1.1.1. Dấu hiệu nhận biết chào bán cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi

CBCPRL là một phần của khái niệm “chào bán chứng khoán riêng lẻ” – khái niệm lần đầu tiên được quy định trong LCK sửa đổi 2010. Theo đó, chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc tổ chức chào bán chứng khốn cho dưới một trăm nhà đầu tư,

khơng kể nhà đầu tư chứng khốn chun nghiệp và khơng sử dụng phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet45. Hoạt động HĐCP thông qua giao dịch CBCPĐHĐ chỉ được xem là chào bán chứng khoán riêng lẻ khi và chỉ khi đáp ứng được đồng thời 03 (ba) điều kiện sau: (i) Cổ phiếu được bào bán cho tối đa 99 (chín mươi chín) nhà đầu tư, khơng tính các ngân hàng thương mại, cơng ty tài chính, cơng ty cho thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khốn46; (ii) khơng sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng hoặc internet trong hoạt động chào bán cổ phiếu; và (iii) cổ phiếu được chào bán được sử dụng cho mục đích đổi lấy cổ phiếu hoặc phần vốn góp tại doanh nghiệp khác hoặc khoản nợ của TCPH đối với chủ nợ47.

Như vậy, dấu hiệu để nhận biết một giao dịch CBCPRL để hốn đổi được thể hiện ở mục đích và hành vi của các chủ thể tham gia giao dịch48. CBCPRL được các chủ thể thực hiện với nhiều mục đích khác nhau nhưng chỉ được xem là CBCPRL để hoán đổi khi và chỉ khi toàn bộ cổ phiếu được phát hành cho một trong ba mục đích sau đây: (i) đổi lấy cổ phiếu tại doanh nghiệp khác hoặc (ii) đổi lấy phần vốn

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoán đổi cổ phiếu (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)