Thủ tục xin ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nội bộ về việc thực hiện

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoán đổi cổ phiếu (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOÁN ĐỔI CỔ PHIẾU

2.1. Quy định pháp luật về hình thức và điều kiện hốn đổi cổ phiếu

2.2.1. Thủ tục xin ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý nội bộ về việc thực hiện

hiện hoán đổi cổ phiếu

2.2.1.1. Đối với tổ chức phát hành

Theo quy định của LDN 2014, ĐHĐCĐ là cơ quan quyết định loại cổ phần và quyết định tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại80. Mặt khác, trong các quy định về điều kiện CBCPĐHĐ, chấp thuận của ĐHĐCĐ là một trong những điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất để các chủ thể có đủ cơ sở pháp lý ban đầu thực hiện các giao dịch CBCPĐHĐ.

Để ĐHĐCĐ có cơ sở biểu quyết thơng qua việc thực hiện CBCPĐHĐ, việc triệu tập, chuẩn bị nội dung, tài liệu họp; công bố thông tin (nếu có), thao tác tổ chức ĐHĐCĐ phải đúng các trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan. Về hình thức, pháp luật doanh nghiệp quy định việc phát hành thêm cổ phiếu thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ nói chung, khơng phân biệt hình thức lấy ý kiến ĐHĐCĐ. Do đó, việc chấp thuận thơng qua giao dịch CBCPĐHĐ có thể thực hiện bằng một trong 03 (ba) hình thức sau: (i) xin ý kiến ĐHĐCĐ thường niên, (ii) xin ý kiến ĐHĐCĐ bất thường, (iii) xin ý kiến cổ đơng bằng hình thức lấy ý kiến bằng văn bản trong trường hợp Điều lệ TCPH hoặc bên được hoán đổi là CTCP cho phép81.

Về nội dung quyết định, ở hầu hết các quy định pháp luật, phương án phát hành là nội dung chính yếu trình ĐHĐCĐ và tùy hình thức CBCPĐHĐ mà pháp luật xác định phạm vi nội dung quyết định của ĐHĐCĐ đối với phương án phát hành từ chi tiết đến đơn giản. Sự bất nhất trong các quy định của pháp luật làm TCPH băn khoăn trong việc giới hạn phạm vi nội dung phương án phát hành như

80 Điểm b Khoản 2 Điều 135 LDN 2014. Quy định này của LDN 2014 tương tự quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 138 LDN 2020.

thế nào là đủ và đúng quy định pháp luật. Theo đó, đa phần TCPH chọn phương án làm thừa còn hơn thiếu. Thực tế rà soát các quy định của pháp luật chỉ có giao dịch CBCPRL của CTĐC để hoán đổi được quy định chi tiết nội dung của phương án phát hành. Còn lại, giao dịch CBCPRCC để hoán đổi quy định rất chung chung về phương án phát hành. Cụ thể:

- Đối với giao dịch CBCPRL để hoán đổi các khoản nợ của CTĐC, phương án phát hành phải nêu rõ các nội dung sau: (i) mục đích chào bán, (ii) số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán, (iii) danh sách chủ nợ, (iv) phương pháp xác định và (v) tỷ lệ hoán đổi.

- Đối với giao dịch CBCPRL của CTĐC để hốn đổi, ngồi (i) mục đích chào bán, (ii) số lượng cổ phiếu dự kiến chào bán, (iii) phương pháp xác định và (iv) tỷ lệ hoán đổi, phương án chào bán phải nêu rõ thêm 03 (ba) nội dung sau: (iii) danh sách nhà đầu tư, (iv) số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành hoán đổi, (iii) số lượng cổ phiếu, phần vốn góp nhận hốn đổi của từng nhà đầu tư. - Đối với giao dịch CBCPRCC để hoán đổi, phương án phát hành chỉ được đề

cập chung chung, không giới hạn phạm vi nội dung. Bên cạnh đó, pháp luật đề cập thêm đến phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán đối với giao dịch CBCPRCC để hốn đổi một phần hoặc tồn bộ cổ phiếu cho số cổ đông không xác định và phương án hợp nhất, sáp nhập, phương án hoạt động kinh doanh sau hợp nhất, sáp nhập đối với giao dịch CBCPRCC để hốn đổi tồn bộ cổ phần đang lưu hành trong CTĐC khác theo hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập giữa TCPH và CTĐC.

Về tỷ lệ được thông qua, nếu điều lệ TCPH không quy định tỷ lệ cao hơn, giao dịch CBCPĐHĐ sẽ được ĐHĐCĐ thông qua nếu được số cổ đơng đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp tán thành trong trường hợp biểu quyết trực tiếp82 và được số cổ đơng đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết tán thành trong trường hợp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản83.

82 Điểm a Khoản 1 Điều 144 LDN 2014. Tỷ lệ này được giữ nguyên theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 148 LDN 2020.

83 Nội dung này được quy định tại Khoản 4 Điều 144 LDN 2014. Tuy nhiên, khi LDN 2020 có hiệu lực, tỷ lệ này có thay đổi. Cụ thể, tỷ lệ tối thiểu để Nghị quyết ĐHĐCĐ được thông qua trong trường hợp lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản là phải được “trên 50% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đơng có quyền biểu quyết

2.2.1.2. Đối với bên được hốn đổi

Pháp luật quy định CTĐC – với tư cách là bên được hốn đổi phải có chấp thuận của ĐHĐCĐ về việc tham gia giao dịch trong trường hợp bên được hoán đổi (i) là CTĐC trong giao dịch CBCPRCC để hốn đổi tồn bộ cổ phần đang lưu hành trong CTĐC khác theo hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập giữa TCPH và CTĐC hoặc (ii) CTĐC trong giao dịch CBCPRL cho một số cổ đông xác định để HĐCP của CTĐC khác trong trường hợp tỷ lệ sở hữu của TCPH tại CTĐC có cổ phiếu được hốn đổi vượt mức chào mua cơng khai theo quy định của pháp luật. Về hình thức, bên được hốn đổi có thể đưa nội dung này vào xin ý kiến ĐHĐCĐ thường niên, ĐHĐCĐ bất thường hoặc lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua Nghị quyết ĐHĐCĐ.

Trường hợp bên được hoán đổi là CTCP chưa đại chúng, công ty TNHH một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu, cơng ty TNHH hai thành viên trở lên thì tùy theo quy định tại Điều lệ, cần phải có chấp thuận của cơ quan quản lý nội bộ của các công ty này đối với việc thay đổi chủ thể, phương thức đầu tư, sở hữu cổ phiếu. Trong trường hợp công ty TNHH một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, cần có quyết định của cơ quan quản lý của chủ sở hữu khi tham gia giao dịch CBCPĐHĐ vì đây được xem là hình thức “góp vốn vào cơng ty khác”84.

Trong trường hợp bên được hoán đổi là các tổ chức kinh tế hoặc tổ chức khác được quyền đầu tư, góp vốn, mua cổ phần mà sở hữu cổ phiếu, phần vốn góp, khoản nợ thuộc đối tượng của giao dịch CBCPĐHĐ thì cần có chấp thuận của cơ quan quản lý nội bộ. Nội dung, hình thức chấp thuận phụ thuộc vào quy chế tổ chức hoạt động, điều lệ hoặc quy định nội bộ của tổ chức đó.

Nếu bên được hoán đổi là cá nhân sở hữu cổ phiếu (không bao gồm cá nhân sở hữu cổ phiếu của bên được hốn đổi là CTĐC thuộc trường hợp phải có ý kiến chấp thuận của ĐHĐCĐ trước khi tham gia giao dịch CBCPĐHĐ), phần vốn góp, chủ nợ có khoản nợ được hốn đổi thì việc quyết định tham gia hay không tham gia giao dịch phụ thuộc vào ý chí của các chủ sở hữu tài sản và quyền tài sản này.

Một phần của tài liệu Pháp luật việt nam về hoán đổi cổ phiếu (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)