CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOÁN ĐỔI CỔ PHIẾU
2.2.2. Ký kết thỏa thuận, hợp đồng để thực hiện hoán đổi cổ phiếu
Các giao dịch CBCPĐHĐ đều được thực hiện trên cơ sở các thỏa thuận nền tảng giữa các bên tham gia. Điều này cho thấy rằng xuất phát từ những mục tiêu nhất định trong quá trình tổ chức hoạt động đầu tư kinh doanh. Các bên sau khi xác
định nhu cầu thực hiện CBCPĐHĐ sẽ có bước trao đổi, thống nhất về hình thức, phương thức và lộ trình thực hiện trên cơ sở các quy định của pháp luật. Tiếp đến, sau khi có (các) chấp thuận cần thiết của cơ quan quản lý nội bộ, các bên sẽ tiến hành ký kết các hợp đồng, thỏa thuận về việc HĐCP.
Có 05 (năm) dạng hợp đồng thường được các bên tham gia ký kết trong giao dịch CBCPĐHĐ là (i) hợp đồng HĐCP lấy cổ phiếu, (ii) hợp đồng HĐCP lấy phần vốn góp, (iii) hợp đồng HĐCP lấy khoản nợ, (iv) hợp đồng hợp nhất, (v) hợp đồng sáp nhập. Trong đó, hợp đồng HĐCP lấy cổ phiếu, hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập có bản chất tương tự nhau khi đối tượng của hợp hợp đồng là hoạt động HĐCP của TCPH với cổ phiếu của bên được hoán đổi.
Về nội dung, pháp luật chứng khốn khơng quy định hợp đồng trong giao dịch CBCPĐHĐ phải có những nội dung bắt buộc nào mà phụ thuộc vào sự điều chỉnh của pháp luật dân sự và pháp luật doanh nghiệp. Tuy nhiên, sự thỏa thuận của các bên tham gia giao dịch về các điều khoản và điều kiện của hợp đồng vẫn là chủ yếu, phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự 2015 ngày về quyền của các bên trong việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự85. Riêng đối với giao dịch CBCPĐHĐ toàn bộ cổ phần đang lưu hành trong CTĐC khác theo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập giữa TCPH và CTĐC thì nội dung hợp đồng hợp nhất, sáp nhập thực hiện theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và pháp luật có liên quan86.
Về hình thức, hợp đồng trong giao dịch CBCPĐHĐ được lập thành văn bản theo thỏa thuận của các bên tham gia hoán đổi trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan. Đối với hợp đồng hợp nhất, sáp nhập trong giao dịch CBCPRCC để hốn đổi tồn bộ cổ phần đang lưu hành trong CTĐC khác theo hợp đồng hợp nhất, hợp đồng sáp nhập giữa TCPH và CTĐC, nội dung hợp đồng thuộc thẩm quyền quyết định của ĐHĐCĐ. Thông thường, ĐHĐCĐ chỉ thông qua dự thảo Hợp đồng hợp nhất, sáp nhập. Các điều khoản và điều kiện chi tiết của hợp đồng thường ủy quyền cho HĐQT đàm phán, quyết định. Các hợp đồng còn lại trong giao dịch CBCPĐHĐ bao gồm hợp đồng HĐCP lấy cổ phiếu, hợp đồng HĐCP lấy phần vốn góp, hợp đồng HĐCP lấy nợ được cơ quan quản lý nội bộ quyết định theo quy định tại điều lệ, quy định nội bộ của các bên tham gia.
85 Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định.
86 Xem thêm: Phạm Trí Hùng (2010), “Một số vấn đề của hợp đồng sáp nhập, mua lại doanh nghiệp”, Tạp
Hoạt động HĐCP có bản chất khác với hoạt động hợp nhất, sáp nhập hoặc các giao dịch dân sự, thương mại thơng thường. Do đó, pháp luật chứng khốn cần thiết xác định nội dung của hợp đồng HĐCP để các chủ thể tham gia hốn đổi có cơ sở xác lập các điều khoản và điều kiện hợp đồng một cách đầy đủ, đúng đắn và hiệu quả nhất.
2.2.3. Thủ tục tuân thủ các quy định của pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế trong hoạt động hoán đổi cổ phiếu
Hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp là hai hình thức tập trung kinh tế theo quy định của Luật Cạnh tranh (Luật số 23/2018/QH14) ngày 12/6/2018 (Luật Cạnh tranh 2018). Do vậy, thủ tục cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật cạnh tranh về tập trung kinh tế chỉ áp dụng đối với giao dịch (i) CBCPĐHĐ theo hình thức chào bán cổ phiếu ra công chứng để hốn đổi tồn bộ cổ phần đang lưu hành trong CTĐC khác theo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập giữa TCPH và CTĐC và (ii) giao dịch CBCPRL để hoán đổi của CTĐC trong trường hợp hoán đổi để hợp nhất, sáp nhập87.
Đối với giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi theo hợp đồng hợp nhất, sáp nhập, các bên tham gia phải cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về tập trung kinh tế theo hai hướng: hoặc là xin ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý cạnh tranh về tập trung kinh tế hoặc HĐQT của TCPH gửi văn bản đến Cơ quan quản lý cạnh tranh cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật về tập trung kinh tế88. Ủy ban Cạnh tranh quốc gia là cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh sẽ quyết định khả năng các bên được thực hiện giao dịch CBCPĐHĐ. Theo đó, nếu giao dịch CBCPĐHĐ bằng hợp đồng hợp nhất, sáp nhập nằm trong ngưỡng thơng báo tập trung kinh tế thì các bên tham gia giao dịch phải thực hiện thủ tục thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh quốc gia89.
Mặc dù cách thức quy định của pháp luật có thể làm cho các bên tham gia giao dịch CBCPĐHĐ hiểu là họ được quyền lựa chọn giữa việc gửi thông báo tập trung
87 Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018.
88 Điểm g Khoản 2 Điều 28 Thông tư số 162/2015/TT-BTC quy định một trong các hồ sơ để thực hiện thủ tục CBCPĐHĐ bằng hợp đồng hợp nhất, sáp nhập là: “Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý cạnh tranh
về việc hợp nhất, sáp nhập hoặc cam kết tuân thủ các quy định của Luật cạnh tranh của Hội đồng quản trị các bên tham gia hợp nhất, sáp nhập”.
89 Khoản 1 Điều 33 Luật Cạnh tranh 2018 quy định: “các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế phải nộp
hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia theo quy định tại Điều 34 của Luật này trước khi tiến hành tập trung kinh tế nếu thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế”. Ngưỡng thơng báo tập
kinh tế để có được chấp thuận của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia và việc HĐQT công ty cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật cạnh tranh. Tuy nhiên, quy định của Luật Cạnh tranh 2018 về thủ tục thông báo cạnh tranh cho thấy chỉ trong trường hợp các bên thực hiện giao dịch CBCPĐHĐ không thuộc ngưỡng thông báo tập trung kinh tế thì mới thực hiện thủ tục cam kết của HĐQT. Thực tế cho thấy, việc cam kết của HĐQT các bên tham gia giao dịch về việc tuân thủ các quy định của pháp luật cạnh tranh dễ dàng thực hiện hơn nhiều và phần nhiều mang tính tượng trưng, hình thức. Bởi lẽ, một trong những trách nhiệm của HĐQT CTĐC được pháp luật ghi nhận là phải đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ quy định của pháp luật, điều lệ và quy định nội bộ90.
Ví dụ: Để sáp nhập CTCP Thực phẩm đông lạnh Kido (Thực phẩm Kido) vào CTCP Tập đoàn Kido (Tập đoàn Kido), sau khi ĐHĐCĐ hai bên chấp thuận thực hiện giao dịch CBCPĐHĐ, ngày 16/6/2020, HĐQT Thực phẩm Kido ban hành Nghị quyết số 06/NQ-HĐQT.20 để thông qua một số nội dung về giao dịch thuộc thẩm quyền của HĐQT. Theo đó, Thực phẩm Kido ghi nhận cam kết “tuân thủ đầy
đủ các quy định của Luật Cạnh tranh, cũng như đáp ứng đầy đủ các điều kiện để thực hiện việc sáp nhập CTCP Thực phẩm đông lạnh Kido (Thực phẩm Kido) vào CTCP Tập đoàn Kido (Tập đoàn Kido)”91.
Trên cơ sở cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật cạnh tranh, TCPH sẽ tổ chức thực hiện giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi trên cơ sở đảm bảo các khía cạnh sau:
Thứ nhất, TCPH phải đảm bảo các nội dung trong phương án chào bán, phát hành cổ phiếu để hoán đổi bằng hợp đồng hợp nhất, sáp nhập đã được ĐHĐCĐ thông qua được thực hiện một cách đầy đủ, trung thực, phản ánh đúng bản chất của giao dịch, đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của cổ đơng TCPH và các chủ thể khác tham gia giao dịch.
Thứ hai, TCPH đảm bảo rằng việc CBCPĐHĐ thông qua hợp đồng hợp nhất,
sáp nhập không gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam. Điều này có nghĩa, TCPH và các chủ thể tham gia cần tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật cạnh tranh, pháp luật điều
90 Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 71/2017/NĐ-CP.
91 “Nghị quyết số 06/NQ-HĐQT.20 ngày 16/6/2020 của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Thực phẩm đông lạnh Kido” công bố trên website:
https://owa.hnx.vn/ftp///cims/2020/6_W4/000000009521847_15819bn_20200619_1pages34.pdf, truy cập ngày 26/7/2020.
chỉnh hoạt động HĐCP để thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình, khơng được có bất kỳ động thái, hành vi tiêu cực nào làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đối thủ cạnh tranh và các chủ thể khác trên thị trường92.