CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HOÁN ĐỔI CỔ PHIẾU
2.3. Quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư tham gia hoán đổi cổ
cổ phiếu
Nhà đầu tư trong giao dịch CBCPĐHĐ được hiểu là chủ nợ của TCPH, cổ đơng của TCPH và cổ đơng, thành viên góp vốn của bên được hốn đổi. Trong giao dịch CBCPĐHĐ, tính phức tạp trong trình tự, thủ tục và kết quả thực hiện giao dịch là những biến động đáng kể trong tổ chức, hoạt động của TCPH và bên được hoán đổi là một trong những yếu tố tác động đến quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Vì vậy, vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư trong hoạt động HĐCP có thể được xem như một vấn đề có ý nghĩa tiên quyết trong việc hoàn thiện và áp dụng các quy định của pháp luật, đồng thời để đảm bảo nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trong pháp luật chứng khoán. Khi CTCP thực hiện HĐCP, quyền lợi của nhà đầu tư nói chung có thể bị tác động bởi các vấn đề sau:
Thứ nhất, về tỷ lệ hoán đổi
Đây là vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm nhất trong giao dịch CBCPĐHĐ. Pháp luật chứng khoán quy định tỷ lệ hoán đổi được xác định bởi một tổ chức kiểm toán độc lập hoặc tổ chức thẩm định giá độc lập đối với giao dịch CBCPĐHĐ nợ, bởi tổ chức thẩm định giá độc lập đối với các giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi lấy cổ phiếu, phần vốn góp. Tỷ lệ hốn đổi thường được tổ chức có thẩm quyền giá xác định trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành117. Theo đó, các tổ chức kiểm toán, tổ chức thẩm định giá độc lập sử dụng các phương pháp với các cách tiếp cận khác nhau để xác định tỷ lệ hoán đổi, bao gồm: tiếp cận từ thị trường, tiếp cận từ chi phí và tiếp cận từ thu nhập. Một điểm đáng lưu ý là pháp luật cho phép các bên tham gia giao dịch dự kiến tỷ lệ hốn đổi, sau đó có ý kiến của tổ chức kiểm toán hoặc tổ chức thẩm định giá. Trường hợp có sự khác nhau, HĐQT của TCPH có nghĩa vụ giải trình để ĐHĐCĐ quyết định. Bất cập nằm ở chỗ tỷ lệ hoán
115 Thực hiện theo quy định các Điều 196 LDN 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Kề từ ngày 01/01/2021, thực hiện theo quy định tại Điều 202 LDN 2020.
116 Xem thêm: Trương Hữu Ngữ (2018), “Pháp lý M&A căn bản”, Nhà xuất bản Công thương, tr. 29 – 30.
117 Hiện nay là Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 ban hành theo Thông tư số 122/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính ngày 15/11/2017 Ban hành tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12.
đổi bắt buộc phải nêu trong trong phương án phát hành và được ĐHĐCĐ thông qua. Theo quy định hiện hành, ngoại trừ trường hợp có hai mức tỷ lệ hoán đổi trong trường hợp HĐQT và tổ chức kiểm toán hoặc tổ chức thẩm định giá độc lập khơng thống nhất, thì hầu hết chỉ có một mức tỷ lệ hốn đổi trình ĐHĐCĐ thơng qua. Trường hợp cổ đơng có ý kiến thắc mắc hoặc không đồng ý thông qua tỷ lệ hốn đổi này thì xem như giao dịch khơng có cơ sở pháp lý để thực hiện.
Thứ hai, về tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông hiện hữu trong TCPH trước và sau khi thực hiện giao dịch
Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của cổ đông hiện hữu trong TCPH trước và sau khi thực hiện giao dịch bị giảm do TCPH phát hành thêm cổ phiếu để hoán đổi. Điều này tác động mạnh mẽ nhất đến các cổ đông sở hữu cổ phần ở các ngưỡng đủ để thực hiện các quyền nhất định và sau khi TCPH phát hành thêm cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của họ giảm xuống mức khơng cịn đủ để thực hiện các quyền mà trước khi giao dịch hoàn thành họ được hưởng118. Ví dụ: cổ đơng sở hữu 5% cổ phiếu của phần có quyền biểu quyết đang lưu hành là cổ đông lớn của TCPH theo quy định của pháp luật chứng khoán119, sở hữu từ 10% trở lên cổ phiếu của cổ phần có quyền biểu quyết được hưởng một số quyền nhất định theo quy định của pháp luật doanh nghiệp120.
Thứ ba, về thời gian chờ niêm yết cổ phiếu sau khi giao dịch CBCPĐHĐ được thực hiện hoàn tất
Trong giao dịch CBCPĐHĐ bằng hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, trường hợp bên được hoán đổi là cơng ty niêm yết thì ở giai đoạn trước khi TCPH tiến hành niêm yết bổ sung, bên được hoán đổi phải hủy niêm yết tồn bộ cổ phiếu hốn đổi trên sàn chứng khốn. Điều này có nghĩa, khi bên được hoán đổi đã làm thủ tục hủy niêm yết và TCPH chưa hoàn tất việc đăng ký niêm yết bổ sung, đăng ký lưu ký đối với tồn bộ cổ phiếu để hốn đổi thì tồn bộ cổ đơng hiện hữu của bên được hốn đổi cùng cổ phiếu họ đang nắm giữa tại thời điểm ngày đăng ký cuối cùng sẽ không được thực hiện giao dịch. Điều này có nghĩa, vốn của các nhà đầu tư trong cơng ty được hốn đổi bị “đóng băng” trên thị trường một khoảng thời gian.
Ví dụ: Bản cáo bạch Phát hành cổ phiếu để hoán đổi theo Giấy chứng nhận đăng ký chào bán số 129/GCN-UBCK ngày 09/12/2019 của UBCKNN cấp cho
118 Phân tích này để cập chung đến cá nhân/tổ chức là cổ đông sở hữu 10% cổ phiếu của CTCP, khơng bao gồm các nhóm cổ đơng theo quy định của LDN 2014.
119 Khoản 9 Điều 6 LCK 2006.
Vingroup để thực hiện giao dịch CBCPĐHĐ bằng hợp đồng sáp nhập với Sài Đồng ghi nhận: ngày Vingroup được UBCKNN cấp Giấy Chứng nhận đăng ký CBCPĐHĐ là ngày T. Ngày hoàn tất thực hiện hủy niêm yết cổ phiếu Sài Đồng và chốt danh sách cổ đông Sài Đồng hưởng quyền HĐCP Vingroup là ngày T + 24. Ngày Vingroup thực hiện hoàn tất việc đăng ký niêm yết bổ sung, đăng ký lưu ký bổ sung cổ phiếu phát hành thêm là ngày T + 86121. Theo lộ trình trên, cổ đơng của Sài Đồng sẽ không được thực hiện bất kỳ giao dịch chứng khoán nào liên quan đến cổ phiếu Sài Đồng kể từ ngày T + 24 đến hết ngày T + 86. Sau ngày T + 86, theo chấp thuận niêm yết bổ sung của SGDCK nơi niêm yết cổ phiếu Vingroup và TTLKCK Việt Nam, cổ đông Sài Đồng sẽ trở thành cổ đông của Vingroup và bắt đầu giao dịch cổ phiếu Vingroup.
Tóm lại, vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cổ đơng trong giao dịch CBCPĐHĐ chưa được pháp luật quy định một cách rõ ràng và chưa phát huy hiệu quả trong việc thiết lập một hệ thống ngăn ngừa các rủi ro pháp lý khi các bên liên quan tiến hành giao dịch, cũng như chưa tạo được sự yên tâm cho các nhà đầu tư khi quyết định việc triển khai thực hiện giao dịch. Đối với các cổ đông thiểu số, vấn đề này tỏ ra càng nghiêm trọng hơn khi mức độ tác động của họ đến việc ra quyết định của công ty rất nhỏ, thậm chí khơng đáng kể.
121 “Bản cáo bạch phát hành cổ phiếu để hoán đổi của Tập đồn Vingroup - CTCP” cơng bố trên website https://ircdn.vingroup.net/storage/Uploads/0_Quan%20he%20co%20dong/0_Vingroup_2019/Dec/VGR_Ban %20cao%20bach%20%20phat%20hanh%20co%20phieu%20hoan%20doi.pdf, truy cập ngày 10/7/2020.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Pháp luật chứng khoán đang trong q trình chi tiết hóa cùng với q trình hồn thiện các quy định pháp luật về chào bán cổ phiếu để hốn đổi. Với các hình thức chào bán cổ phiếu được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật chứng khốn hiện nay, các chủ thể có thể căn cứ vào đó để lựa chọn và triển khai thực hiện hốn đổi cổ phiếu thơng qua giao dịch chào bán cổ phiếu để hoán đổi. Tuy nhiên, các quy định pháp luật về hoán đổi cổ phiếu đang tồn tại những vấn đề sau:
Thứ nhất, pháp luật chứng khốn quy định các hình thức chào bán cổ phiếu để
hoán đổi kèm theo các điều kiện để các chủ thể tiến hành giao dịch. Trong đó, tổ chức phát hành thực hiện chào bán, phát hành cổ phiếu có thể dùng chính cổ phiếu đó để hốn đổi lấy cổ phiếu hoặc phần vốn góp tại doanh nghiệp khác hoặc hoán đổi lấy khoản nợ của tổ chức phát hành đối với chủ nợ. Xét về nội dung, các điều kiện để chào bán cổ phiếu để hoán đổi đã bao quát và thiết lập một rào chắn tương đối hiệu quả để loại trừ cá yếu tố rủi ro đối với hoạt động chứng khốn nói chung các các chủ thể có liên quan trên thị trường chứng khốn nói riêng. Dù vậy, các quy định về điều kiện chào bán cổ phiếu để hốn đổi vẫn cịn nhiều bất cập, bao gồm sự phân tán, tính thiếu thống nhất trong các quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục chào bán cổ phiếu để hoán đổi.
Thứ hai, trình tự, thủ tục chào bán cổ phiếu để hoán đổi mặc dù được quy định
phân tán ở nhiều điều khoản khác nhau nhưng nhìn chung đã vẽ ra một bức tranh khái quát cho các chủ thể tham giao giao dịch hình dung về một lộ trình dài hơi và thủ tục cần thực hiện. Sự chưa thống nhất trong cách thức quy định các thủ tục pháp lý, một số quy định còn chưa phù hợp với bản chất, nội dung của từng hình thức chào bán cổ phiếu để hoán đổi là hai vấn đề trọng tâm cần được sửa đổi, hoàn thiện.
Thứ ba, việc thiết lập các cơ chế để bảo vệ cổ đông được quy định rải rác trong
các quy định về chào bán cổ phiếu để hốn đổi nhưng chưa có sự rõ ràng và tiềm ẩn những vấn đề mang tính rủi ro cho các cổ đơng của các bên tham gia giao dịch.
Các vấn đề còn tồn tại nêu trên là nền tảng để tác giả diễn giải việc áp dụng quy định pháp luật về hoán đổi cổ phiếu trên thực tiễn và đề xuất các hướng hoàn thiện quy định pháp luật trong Chương 3.
CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HOÁN ĐỔI CỔ PHIẾU VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Cùng với các phân tích ở Chương 2 về quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động HĐCP, việc triển khai thực hiện các yêu cầu, nội dung của pháp luật khi các chủ thể thực hiện CBCPĐHĐ trên thực tế còn một số vấn đề bất cập. Trong Chương này, những tồn tại trong việc áp dụng quy định pháp luật điều chỉnh giao dịch CBCPĐHĐ bằng hợp đồng sáp nhập và nội dung, hình thức của giao dịch CBCPĐHĐ nợ là những nổi bật được xem xét, lý giải từ các giao dịch thực tiễn. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các kiến nghị để hoàn thiện pháp luật Việt Nam về HĐCP.