Quyền im lặng là quyền con người cơ bản của người bị buộc tội trong lĩnh vực

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 30 - 32)

CHƯƠNG 1 : NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG

1.3 Bản chất quyền im lặng

1.3.1 Quyền im lặng là quyền con người cơ bản của người bị buộc tội trong lĩnh vực

tố tụng hình sự

Quyền im lặng thể hiện sự tơn trọng và đảm bảo thực hiện có hiệu quả các quyền con người trong lĩnh vực TPHS. Đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực này rất được Nhà nước và xã hội quan tâm. Việc đảm bảo quyền con người trong lĩnh vực TPHS được xem xét ở hai khía cạnh, đó là quyền của con người sống trong xã hội cần được bảo vệ

27 Xem chú thích số 19, trang 10.

25

trước hành vi phạm tội và quyền con người của những người thực hiện hành vi phạm tội xâm hại đến quyền của người khác, gây hại cho các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.

Quyền con người của người bị buộc tội trong lĩnh vực TPHS bao gồm nhiều quyền khác nhau như: quyền được tôn trọng và bảo vệ quyền công dân; quyền bất khả xâm phẩm về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm và quyền tự do cá nhân khác; quyền được bào chữa; quyền được kháng cáo bản án, quyết định của TA; quyền im lặng…29 Quyền của người bị buộc tội rất dễ bị xâm phạm từ các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền do tính chất trong mối quan hệ này là bất bình đẳng. Do đó, bảo đảm quyền im lặng trong TPHS là vấn đề nhạy cảm và cần đặc biệt xem trọng. Cho nên, việc ghi nhận quyền im lặng trong các văn bản pháp luật là điều cần thiết hơn bao giờ hết.

Con người sinh ra có quyền được nói, đó là quyền tự nhiên mặc nhiên họ có được do tạo hóa ban cho. Quyền này tồn tại tự nhiên và khơng ai có quyền bắt một người phải nói hay khơng nói. Con người thực hiện quyền đó như thế nào phụ thuộc hồn tồn vào ý muốn chủ quan của họ với điều kiện lời nói đó khơng xâm hại đến lợi ích chung hay lợi ích của một chủ thể khác thuộc khách thể cần bảo vệ của luật pháp.

Do đó, người bị buộc tội cũng cũng cần có quyền im lặng. Tuy nhiên, riêng đối với người bị buộc tội theo trình tự TTHS, họ đang là chủ thể đặt trong mối quan hệ bất bình đẳng, một bên là chủ thể mang tích quyền lực Nhà nước và một bên là cá nhân phải chịu sự chi phối của quyền lực đó. Bất kể là cơ quan THTT hay người THTT khi tham gia vào quá trình tố tụng đều đại diện cho quyền lực Nhà nước trong quan hệ ứng xử với họ. Đó là ngun tắc nhưng trên thực tế, khơng ít những vụ án phát sinh từ xúc cảm cá nhân và tâm lí lạm dụng quyền lực, sự nhận thức sai lệch về trách nhiệm của cá nhân.

29 Võ Thị Kim Oanh (2012), “Quyền được suy đốn vơ tội và vấn đề sửa đổi Hiến pháp năm 1992”, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, trang 10.

26

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)