Ghi nhận quyền im lặng thể hiện tính dân chủ và nhân đạo sâu sắc

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 44)

CHƯƠNG 1 : NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG

1.4 .Ý nghĩa việc ghi nhận quyền im lặng trong TTHS

1.4.5 Ghi nhận quyền im lặng thể hiện tính dân chủ và nhân đạo sâu sắc

Quyền im lặng đảm bảo cho mọi người mà trước hết là cơ quan THTT phải đối xử với người bị tạm giữ, bị can, bị cáo như là người chưa có tội và được đảm bảo các quyền con người, quyền cơng dân như những chủ thể bình thường khác (trừ quyền tự do đi lại và một số quyền khác). Khi trong quá trình tố tụng, người bị buộc tội đó vẫn có quyền im lặng. Điều này khơng phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan THTT, người THTT.

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, nếu các cơ quan có thẩm quyền khơng thu thập hoặc thu thập không đầy đủ các bằng chứng buộc tội thì phải giải thích theo hướng có lợi cho họ. Tránh khơng được bức cung, nhục hình hoặc các hành động khác làm cho người bị buộc tội phải nhận tội hoặc trả lời các câu hỏi không khách quan. Đây chính là biểu hiện nhân đạo của pháp luật đối với chủ thể bị buộc tội trong pháp luật hình sự. Nhân đạo là phạm trù đạo đức xã hội nhưng nó cũng gắn liền với pháp luật. Việc ghi nhận và thực hiện quyền im lặng chính là biểu hiện cụ thể trong nguyên tắc nhân đạo được đề cập trong các văn bản pháp luật hình sự. Đồng thời thể hiện sự đối xử nhân đạo của Nhà nước dành cho những người bị buộc tội, thể hiện thái độ tơn trọng đối với quyền con người nói chung. Việc hiểu rõ bản chất và tôn trọng quyền im lặng của người bị buộc tội trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự sẽ giúp cho các cơ quan tố tụng, người THTT tránh được những vi phạm đến quyền con người của người bị buộc tội. Nó thể hiện giá trị và địa vi pháp lí của con người trong pháp luật và xã hội.

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)