CHƯƠNG 1 : NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG
2.3 Quyền im lặng trong pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ
2.3.1 Khái quát về quyền im lặng trong tố tụng hình sự Hoa Kỳ
Quyền im lặng của người bị buộc tội là một quyền đã được công nhận từ rất lâu ở Hoa Kỳ, ngay từ thời mới lập quốc, tức là cuối thế kỉ XVIII với mục đích lập ra xuất phát từ tình hình chính trị của Hoa Kỳ lúc bấy giờ. Quyền im lặng, hay được gọi là lời cảnh báo Miranda (Miranda Warnings) dần trở thành một điểm đặc trưng trong "văn hoá pháp luật" của nước Hoa Kỳ lúc bấy giờ và được nhân rộng ra nhiều nước trên thế giới.
Theo luật Hoa Kỳ thì quyền giữ im lặng được coi là quyền cơ bản trong luật pháp Hoa Kỳ và đó là quyền cá nhân được Hiến pháp bảo vệ. Quyền này được hiến định trực tiếp tại điều khoản của Tu chính án thứ năm, trong đó quy định rằng: “trong tố tụng hình
sự, không được phép buộc bất cứ ai phải khai báo tự chống lại mình”, hay “khơng một ai có thể bị ép buộc làm nhân chúng chống lại chính mình trong bất cứ vụ án hình sự nào” .
Hay nói cách khác, Hiến pháp Hoa Kỳ lúc này đã có sự nhìn nhận cụ thể về quyền được tự bảo vệ mình của cơng dân.79
Với hai mơ hình kiểm sốt tội phạm và mơ hình thủ tục cơng bằng, tuy hai mô hình này riêng rẽ với nhau song đều thể hiện cùng bản chất là kiểm sốt hiệu quả tội phạm thơng qua một quy trình thủ tục được quản lý thiết kế để đảm bảo kết án đúng người đúng tội mà vẫn bảo vệ được quyền con người của tất cả các công dân, ngay cả khi họ không bị buộc tội.80 Cũng bắt nguồn từ mơ hình này mà pháp luật Hoa Kỳ rất chú trọng trong việc đảm bảo quyền con người của công dân, trong đó có quyền im lặng được thể hiện trong tuyên bố Miranda trước khi đặt câu hỏi cho người bị buộc tội.
Quyền im lặng cũng gián tiếp có nguồn gốc ở Tu chính án thứ sáu về quyền có luật sư của của người bị buộc tội, trong đó quy định mọi cơng dân có quyền được luật sư giúp đỡ khi làm việc với chính quyền. Quyền im lặng cũng là một quyền quan trọng đi cùng với quyền có luật sư để bảo vệ tốt nhất những quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.
79 Tu chính án thứ năm của Hoa Kỳ : “ Ngồi các nội dung khác, khơng một người nào "bị ép buộc phải làm chứng
chống lại chính mình trong một vụ án hình sự…" tu chính án V hiến pháp HK. TA quyết định rằng "người đó phải được thơng báo về quyền giữ im lặng của mình, rằng bất cứ những gì anh ta nói có thể sẽ dược dùng để chống lại anh ta, và rằng anh ta có quyền có luật sư dù là luật sư riêng hay luật sư bổ nhiệm." Vụ miranda kiện arizona, 384
U.S 436,444 (1996)
59
Qua quy định tại hai điều khoản của Tu chính án thứ năm và sáu này, thì mọi lời khai của nghi phạm khi khơng có ý thức về quyền của mình, hay nói một cách khác là khơng được thơng báo đều không được chấp nhận.
Về sau, quyền im lặng được cụ thể hố trong một vụ án hình sự của Hoa Kỳ có tên là Miranda, mà trong vụ án đó có một người ở Bang Arizona bị bắt và bị hỏi cung mà khơng hề được phía cơ quan điều tra thơng báo về quyền cơ bản là mọi công dân đều có quyền im lặng. Cũng xuất phát từ vụ án này mà sau đó ở Hoa Kỳ, người ta vẫn thường gọi quyền im lặng là quyền Miranda (lời cảnh bảo Miranda). Lời cảnh báo này như một phương tiện hữu hiệu và quan trọng để bảo vệ các quyền của người bị buộc tội theo Tu chính án thứ năm và tránh việc người bị buộc tội có thể tự buộc tội cho chính họ do cưỡng bức.
Hơn nữa, trong quy định của toà án pháp lý quốc tế ICJ, một cẩm nang về giám sát việc xét xử trong tố tụng hình sự, định nghĩa về quyền được biết quyền của mình như sau:
“Ai bị bắt giữ cũng đều có quyền được thơng tin, bằng thứ ngôn ngữ họ hiểu được, về quyền của họ (a) được có đại diện pháp lý; (b) được bác sĩ khám và trị bệnh; (c) thông báo cho người thân hoặc bạn bè về việc mình bị bắt; (d) liên lạc hoặc thông báo cho cơ quan lãnh sự (trong trường hợp họ là cơng dân nước ngồi) hoặc một tổ chức quốc tế có thẩm quyền (trong trường hợp họ là người tị nạn, người vô tổ quốc hoặc đang được sự bảo vệ của một tổ chức liên chính phủ nào đó); và (e) được hướng dẫn thơng tin về cách làm thế nào để tận dụng những quyền đó”.
Trong TTHS Mỹ, quyền im lặng thể hiện khá rõ nét và được đảm bảo thực thi trong tồn bộ q trình tố tụng từ giai đoạn điều tra cho tới giai đoạn xét xử. Người bị buộc tội trước khi thẩm vấn, cho tới khi xét xử đều phải được cho biết rõ ràng rằng về quyền im lặng và từ chối khai báo.