Cơ chế đảm bảo thi hành quyền im lặng trong quá trình TTHS Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 65 - 71)

CHƯƠNG 1 : NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG

2.3 Quyền im lặng trong pháp luật tố tụng hình sự Hoa Kỳ

2.3.2 Cơ chế đảm bảo thi hành quyền im lặng trong quá trình TTHS Hoa Kỳ

Để tìm hiểu rõ hơn về quyền im lặng trong TTHS Hoa Kỳ, cũng như những đảm bảo thực thi quyền này, nhóm tác giả sẽ nghiên cứu chủ yếu các vấn đề chính sau: (1)

Khái niệm về quyền im lặng và chủ thể hưởng quyền im lặng;(2) Giai đoạn tố tụng được đảm bảo quyền im lặng;(3) Trách nhiệm đảm bảo thực thi quyền im lặng của người bị buộc tội.

60

(1) Khái niệm về quyền im lặng và chủ thể hưởng quyền im lặng

Quyền im lặng đã tồn tại khá lâu trong luật pháp Hoa Kỳ, là một trong những quyền được ghi nhận trong Bản tuyên ngôn nhân quyền của Mỹ và được nêu trong Tu chính án thứ năm về quyền khơng tự thú hay đưa ra lời khai khi bị bắt giữ, tuy nhiên, chỉ đến khi nguyên tắc Miranda xuất hiện thì khái niệm về quyền im lặng mới được phổ biến một cách rộng rãi trên đất nước này.

Quyền im lặng được pháp luật Hoa Kỳ định nghĩa là một quyền mà người bị buộc tội có quyền giữ im lặng, họ khơng cần thiết phải nói bất cứ điều gì cho cơ quan điều tra hay xét xử vào bất cứ thời điểm nào hoặc trả lời bất cứ câu hỏi nào (Trang 4475 cảnh báo Miranda).81 Theo đó, im lặng trong khái niệm quyền im lặng của TTHS Hoa Kỳ có nghĩa là khơng khai báo bất cứ điều gì có liên quan đến vụ việc trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình tố tụng. Kể cả trong trường hợp có luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội thì quyền im lặng vẫn được đảm bảo. Vì vậy, người bị buộc tội vẫn sẽ được đảm bảo quyền này trong suốt quá trình tố tụng từ khi bị tạm giam, tạm giữ cho tới lúc ra trước Tồ nếu quyền này vẫn cịn hiệu lực.

Qua khái niệm quyền im lặng, thấy rằng chủ thể nói chung được hưởng quyền im lặng chính là người bị buộc tội, và người bị buộc tội sẽ được hưởng quyền này trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình tố tụng.

(2) Giai đoạn tố tụng được đảm bảo quyền im lặng

Là một trong những nước đầu tiên mà trong Hiến pháp cũng như trong pháp luật TTHS có quy định cho người bị buộc tội được hưởng quyền im lặng, nên quyền im lặng dường như là một quyền không thể thiếu được trong q trình TTHS ở quốc gia này. Nó được xem là một quyền cơ bản thiết yếu của cơng dân nói chung và người bị buộc tội nói riêng.

Quyền im lặng của người bị buộc tội trong pháp luật hình sự Hoa Kỳ đã nêu rằng:

"Bạn khơng cần thiết phải nói bất cứ điều gì cho chúng tơi vào bất cứ thời điểm nào hoặc

81Ấn phẩm của Chương trình Thơng tin Quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (2004), Khái quát hệ thống pháp luật Hoa

Kỳ-chương 5: Thủ tục tố tụng hình sự, [http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/doc_uslegalsystem_v.html] (truy cập ngày 18/3/2015).

61

trả lời bất cứ câu hỏi nào”. Chính quy định này đã nhằm ghi nhận quyền giữ im lặng của

người bị buộc tội sẽ được đảm bảo trong tất cả các giai đoạn.

Thứ nhất, đảm bảo trong giai đoạn tạm giữ, điều tra

Ở Hoa Kỳ, quyền im lặng hay còn gọi là Lời cảnh báo Miranda (Miranda Warnings) được cảnh sát thông báo cho người bị buộc tội ngay lúc bị bắt giữ, hay khi đang ở trong tình trạng bị tạm giữ, tạm giam, trước khi bị thẩm vấn hoặc hỏi cung liên quan đến hành vi phạm tội, hay trong một tình trạng quyền tự do đi lại của nghi phạm bị cản trở dù người đó khơng bị bắt giữ. Biên bản lời khai nhận tội hay bản kết luận điều tra buộc tội bị can sẽ khơng được Tịa án thừa nhận là chứng cứ trừ phi bị can đó đã được cảnh sát thơng báo cho biết "quyền im lặng" của mình và đã được bị can hiểu, nắm rõ và tự nguyện từ bỏ các quyền này. Tuy nhiên, cảnh sát có thể u cầu cung cấp các thơng tin về thân thế như: tên gọi, ngày sinh và địa chỉ và không cần đọc các cảnh báo Miranda này cho nghi phạm. Chính những quy định như vậy đã thể hiện được vị trí của quyền im lặng được pháp luật Hoa Kỳ vơ cùng chú trọng và đó là quyền cơ bản không thể thiếu của người bị buộc tội.

Đây chính là “lời cảnh báo Miranda” mà tất cả người thực thi pháp luật tại Mỹ buộc phải đọc cho nghi can trước khi tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự. Nghi can phải được thơng báo anh ta có quyền tư vấn và có luật sư ở bên cạnh trong khi thẩm vấn.

Pháp luật hình sự Mỹ có quy định cụ thể về quyền im lặng của người bị buộc tội như sau: “Bạn đã bị bắt. Trước khi chúng tôi hỏi bạn bất cứ câu hỏi nào, bạn cần phải

hiểu những quyền của bạn là gì. Bạn có quyền giữ im lặng. Bạn khơng cần thiết phải nói bất cứ điều gì cho chúng tơi vào bất cứ thời điểm nào hoặc trả lời bất cứ câu hỏi nào. Bất cứ điều gì bạn nói có thể được dùng để chống lại bạn trước tịa. Bạn có quyền nói chuyện với một luật sư để lấy lời khuyên trước khi chúng tơi hỏi bạn và có quyền u cầu luật sư ở bên cạnh bạn trong lúc chúng tôi đặt câu hỏi.Nếu bạn muốn có nhưng khơng thể th luật sư, chúng tôi sẽ cung cấp luật sư cho bạn.Nếu bạn muốn trả lời các câu hỏi bây giờ mà khơng cần có luật sư thì bạn vẫn sẽ có quyền dừng việc trả lời vào bất cứ lúc

62

nào. Bạn cũng có quyền dừng trả lời vào bất cứ lúc nào cho đến khi bạn nói chuyện với luật sư”.82

Điều này được giải thích là việc người bị buộc tội lựa chọn không làm chứng cho bản thân mình ở tịa án khơng thể được thẩm phán và bồi thẩm đồn sử dụng chống lại người đó. Sự bảo đảm này củng cố cho nguyên lý rằng, trong hệ thống pháp lý của Mỹ, gánh nặng bằng chứng thuộc về bang; bị cáo được coi là vơ tội cho đến khi chính quyền chứng minh được rằng khả năng ngược lại là khơng cịn nghi ngờ hợp lý gì nữa. Và suy cho cùng người bị buộc tội có quyền khơng khai báo những gì mà có thể gây bất lợi cho chính mình.

Trong giai đoạn điều tra, bị tạm giữ tạm giam, người bị buộc tội phải được thông báo ngay lập tức, không chậm trễ về lý do bị bắt giữ và tội trạng bị cáo buộc. Họ được điều tra viên dẫn giải "không chậm trễ" tới một vị Thẩm phán để được xét xử trong một thời gian hợp lý hoặc được thả tự do. Trong quá trình bị tạm giữ, bất kỳ phát ngơn nào của bị can được đưa ra như là kết quả của sự tra tấn sẽ không được sử dụng làm bằng chứng trong bất kỳ quy trình tố tụng nào. Dó đó, pháp luật Mỹ quy định người bị buộc tội có quyền từ chối trả lời các câu hỏi của điều tra viên khi thẩm vấn.

Trong quá trình thẩm vấn này, quyền im lặng phải được đưa ra cho người bị buộc tội trước khi tiến hành xét xử tại toà. Những cảnh báo Miranda (quyền im lặng) không cần phải được đưa ra trong bất kỳ hình thức đặc biệt nào miễn là họ thơng báo một cách thích hợp, đúng đắn và đầy đủ cho người bị buộc tội quyền của mình, quyền im lặng được thể hiện rằng người bị buộc tội có quyền giữ im lặng, rằng bất cứ điều gì anh ta nói có thể được sử dụng chống lại anh ta. Nếu sau khi được thông báo về quyền im lặng, người bị buộc tội cho rằng anh ta muốn giữ im lặng, và vì thế việc thẩm vấn phải chấm dứt. Do đó, nếu trong quá trình này, nếu quên hay vì một lý do nào đó cảnh sát khơng thơng báo thì cơ quan điều tra khơng được sử dụng thông tin và lời khai của nghi phạm đó.83

Hơn nữa, trong Michigan v. Mosley, tòa án cho rằng, nếu người bị buộc tội khẳng định quyền được giữ im lặng của mình tại một nơi nhất định bởi một người cảnh sát thì

82Ấn phẩm của Chương trình Thơng tin Quốc tế, đã trích dẫn số 81.

63

cuộc thẩm vấn khác sau đó sẽ được thẩm vấn bởi một cảnh sát khác và người cảnh sát này thông báo lại về quyền giữ im lặng cho người bị buộc tội. Cùng với việc khẳng định quyền im lặng của mình, người bị buộc tội cũng có các quyền sau, cụ thể như: cơ quan nhà nước phải ngay lập tức dừng việc thẩm vấn, ngừng đặt câu hỏi hoàn toàn trong một khoảng thời gian hợp lý ,và cho các cảnh báo về quyền ở đầu cuộc thẩm vấn thứ hai.84

Ngay trước khi thẩm vấn người bị buộc tội, cảnh sát phải thơng báo cho bị can biết họ có các quyền quan trọng và đặc biệt bắt buộc phải có quyền im lặng và cho biết rõ bất kỳ điều gì bị can nói ra đều có thể được sử dụng làm bằng chứng chống lại bị can tại phiên tòa.

Đặc biệt trong một số bang ở Hoa Kỳ, người bị buộc tội phải được thông báo về những quyền khác nêu trong Hiến chương nhân quyền của bang, như quyền được xét xử nhanh và quyền đối chất với những nhân chứng đối nghịch cùng với quyền có luật sư bào chữa và quyền im lặng. Tại phiên trình diện đầu tiên, người bị buộc tội được dẫn giải ra trước Thẩm phán; được thông báo về tội danh bị cáo buộc; được thông báo quyền được chỉ định luật sư công. Không giống như pháp luật một số quốc gia khác, sau khi được thông báo về tội trạng, người bị buộc tội chỉ có thể nhận tội hoặc khơng nhận tội và ngay lúc này quyền im lặng của họ bắt đầu được áp dụng.85

Thứ hai, đảm bảo trong giai đoạn xét xử

Trong giai đoạn xét xử, ở lần xuất hiện này, người bị buộc tội sẽ được thông báo về những cáo buộc chống lại anh ta và các quyền hiến định của mình như quyền im lặng và từ chối trả lời các câu hỏi ngay cả tại phiên tịa.86 Kết luận này có thể được rút ra từ nguyên tắc logic là: một khi các quyền gốc (quyền giả định vô tội và quyền không phải buộc tội chính mình) được áp dụng cả trong phiên tòa, quyền im lặng với tư cách là quyền phái sinh cũng có hiệu lực tương tự. Tất nhiên, quyền im lặng không phải là quyền tuyệt đối và có thể khơng được áp dụng trong một số trường hợp nhất định.

Đối với việc từ bỏ quyền im lặng, cũng như pháp luật các quốc gia khác, nếu như sau khi người bị buộc tội được thông báo về quyền im lặng của mình mà từ bỏ quyền này

84 Craig M. Bradley, đã trích dẫn số 56, trang 535,536.

85 “Những mơ hình tố tụng trên thế giới”, đã trích dẫn số 62, trang 25.

64

thì anh ta khơng nhất thiết phải ký vào một văn bản cụ thể nào rằng anh ta muốn từ bỏ và chỉ cần trả lời các câu hỏi của cảnh sát là đủ. Và dĩ nhiên, một khi đã quyết định từ bỏ quyền im lặng của mình, người bị buộc tội sẽ phải khai báo và do đó, khơng thể hồn tồn đảm bảo được quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng.87

2.3.3 Trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng

Cũng như trong TTHS Đức, quyền im lặng được đảm bảo trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình TTHS và ở mỗi giai đoạn thì trách nhiệm để quyền này được thực thi một cách hợp pháp thì có sự khác nhau. Như nhóm tác giả đã đề cập, ngay trước khi bắt đầu thẩm vấn người bị buộc tội, cảnh sát phải thông báo cho người bị buộc tội về các quyền quan trọng của họ, cùng với đó là quyền được giữ im lặng, khơng khai báo bất cứ thơng tin gì.

Trong giai đoạn điều tra, điều tra viên là người trực tiếp thẩm vấn và cũng chính là người có trách nhiệm đảm bảo quyền nầy cho người bị buộc tội. Chủ toạ phiên toà là người tuyên tố về quyền im lặng cho người bị buộc tội sau khi công tố viên đọc xong bản cáo trạng tại phiên xét xử.

Để đảm bảo quyền im lặng của người bị buộc tội, pháp luật Hoa Kỳ quy định về việc nếu như một cá nhân chống lại việc bị ép nhận tội thì bất cứ tuyên bố nào của người bị buộc tội đó đưa ra sau một vi phạm về quy tắc Miranda của các quan chức thực thi pháp luật trong quá trình lấy lời khai thì những tun bố đó bị huỷ bỏ, có nghĩa là, những lời khai đó khơng được Tồ án coi là bằng chứng xét xử vụ án chính và bị loại trừ và sẽ không được đưa ra phiên xét xử nào sau đó đối với người này nữa. Nếu cơ quan có trách nhiệm trong q trình này vi phạm thì có thể bị xử phạt hành chính hoặc sa thải vì đã vi phạm quyền cá nhân. Pháp luật Hoa Kỳ cũng cho phép cá nhân có quyền kiện dân sự điều tra viên và cơ quan này đòi bồi thường bằng tiền nếu việc vi phạm liên quan đến quyền hiến định.88 Quy định như vậy đã thể hiện sự tôn trọng quyền im lặng của người bị buộc tội một cách tuyệt đối.

KẾT LUẬN MỤC 2.3

Qua nghiên cứu pháp luật Hoa Kỳ nói chung và pháp luật TTHS Hoa Kỳ nói riêng, nhóm tác giả thấy rằng, Hoa kỳ là một nước theo mơ hình tố tụng tranh tụng, xem

87 Craig M. Bradley, đã trích dẫn số 56, trang 535.

65

trọng chứng cứ, dựa trên chứng cứ để luận tội hơn sự thật khách quan; đồng thời là một trong những nước tiên phong trong việc quy định quyền im lặng của người bị buộc tội trong pháp luật TTHS. Như pháp luật TTHS Đức, quyền im lặng của người bị buộc tội cũng được Hoa kỳ đảm bảo trong bất kỳ giai đoạn tố tụng nào và trách nhiệm đảm bảo thực thi quyền này cũng là những người tiến hành tố tụng trong từng giai đoạn tố tụng nhất định. Quy định quyền này không những nhằm nâng cao khả năng điều tra tội phạm, tìm hiểu chứng cứ hợp pháp của vụ án để đi tới giải quyết vụ án một cách công bằng nhất mà quyền con người nói chung của người bị buộc tội, cũng như lợi ích của họ được đảm bảo hơn và tránh được những oan sai khơng đáng có trong q trình TTHS. Nếu như pháp luật TTHS nước ta ghi nhận quyền im lặng này thì khơng những tỉ lệ án oan, án sai có thể giảm đi mà cịn là điều kiện để các cán bộ công an, cơ quan điều tra phát huy hết tinh thần và sức lực vào công cuộc điều tra, rèn luyện khả năng nghiệp vụ tốt hơn và quyền con người cũng được đảm bảo hơn.

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)