CHƯƠNG 1 : NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG
2.1 Quyền im lặng trong pháp luật tố tụng hình sự Đức
2.1.1 Khái quát về quyền im lặng trong tố tụng hình sự Đức
Quyền im lặng được xem là một trong những quyền cơ bản của con người đi cùng với các quyền như quyền có luật sư, quyền tranh tụng bình đẳng, quyền được xét xử độc lập v.v… Đó là những quyền đặc trưng và không thể tách rời đối với mỗi cá nhân người
41Nguyễn Quyết Thắng, “Quyền bào chữa trong tố tụng hình sự Cộng hồ liên bang Đức”,
[http://nguoibaovequyenloi.com/User/ThongTin_ChiTiet.aspx?MaTT=172201554132203627&MaMT=26&MaNT= 3] (truy cập ngày 18/3/2015).
41
phạm tội. Do đó, hầu hết các nước trên thế giới đều hiến định hoặc mặc định những quyền này trong hệ thống pháp luật của họ. Quyền im lặng trong pháp luật Đức cũng thuộc nhóm quyền cơ bản của con người và được gián tiếp ghi nhận trong Hiến pháp của quốc gia này.
Có bốn quyền cơ bản được hiến định trong pháp luật Đức trong có có quyền im lặng, thể hiện thông qua quy định tại khoản 1 Điều 103, trong đó có quy định như sau: “Bất cứ ai bị xét xử đều phải lắng nghe ý kiến họ".42 Tuy quy định trong Hiến pháp khơng nói rõ quyền im lặng được áp dụng như thế nào nhưng cũng ngầm định rằng người bị buộc tội trả lời, phát biểu hay không là quyền của họ, khơng ai có quyền can thiệp vào. Chỉ đến khi được thể chế hoá trong Bộ luật TTHS (hay còn được gọi là Strafprozessordnung, viết tắt là StPO) thì quyền im lặng mới được thể hiện rõ nét. Đây là nguồn chính của các quy định TTHS Đức có liên quan tới quyền bào chữa. Bộ luật này có hiệu lực từ năm 1877 và được sửa đổi gần nhất bởi đạo luật ban hành ngày 20/6/2013 (Federal Law Gazette Part I p. 1602)
Đức là nước Cộng hoà Liên bang bao gồm 16 bang. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tư pháp hình sự thì chỉ áp dụng duy nhất một đạo luật cho tồn cả liên bang mà khơng hề có một sự khác biệt cơ bản nào.43 Do đó, nguồn luật TTHS chính của Đức là Bộ luật TTHS Đức (hay còn được gọi là Strafprozessordnung, viết tắt là StPO) được ban hành vào năm 1877 cùng các văn bản dưới luật khác có liên quan đến Bộ luật này.
Pháp luật TTHS Đức chịu sự ảnh hưởng của TTHS quốc tế44, đặc biệt là Công ước Châu Âu về quyền con người (ECHR) và những quy định của Toà án nhân quyền châu Âu (ECtHR). Đức là một nước thành viên của Công ước bởi vậy pháp luật Đức phải tuân thủ những quy định và không được trái với những nguyên tắc cơ bản mà Cơng ước đã quy định nói chung và quyền con người nói riêng.45 Vậy nên các quyền tố tụng cơ bản của người bị buộc tội được cam kết đảm bảo và được quy định cụ thể trong Bộ luật TTHS Đức. Là một nước theo mơ hình tố tụng thẩm vấn, do đó vai trị của cơ quan nhà nước trong việc tham gia tố tụng là chủ yếu. Chính vì quyền hành rộng lớn này của Nhà nước mà người bị buộc tội bị yếu thế hơn, và sự xuất hiện của quyền im lặng là một đặc
42 Chương Tư pháp, khoản 1 Điều 103 Hiến pháp Cộng Hòa Liên Bang Đức.
43 Lương Thị Mỹ Quỳnh, trích dẫn số 23, trang 116.
44 Lương Thị Mỹ Quỳnh, trích dẫn số 23, trang 117.
42
quyền mà mỗi người buộc tội cần phải có. Việc quy định quyền được im lặng như vậy khơng những thể hiện tính dân chủ, cơng bằng của pháp luật mà cịn là quyền có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với cơng dân nói chung và người bị buộc tội nói riêng.