Ghi nhận quyền im lặng góp phần hạn chế tiêu cực trong việc áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 42 - 43)

CHƯƠNG 1 : NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG

1.4 .Ý nghĩa việc ghi nhận quyền im lặng trong TTHS

1.4.3 Ghi nhận quyền im lặng góp phần hạn chế tiêu cực trong việc áp dụng pháp luật

lặng, nhưng trong quá trình cải cách tư pháp, việc ghi nhận quyền im lặng là vấn đề thật sự cần thiết. Đặc biệt, với việc đã ghi nhận quyền suy đốn vơ tội và quyền có NBC trong các văn bản pháp pháp luật, thì việc ghi nhận quyền im lặng chỉ là vấn đề thời gian. Nó đảm bảo cho việc thống nhất pháp luật bởi lẽ các quyền trên liên hệ mật thiết với nhau. Nếu chỉ ghi nhận quyền suy đốn vơ tội và quyền có NBC mà khơng ghi nhận đến quyền im lặng thì pháp luật sẽ rời rạc, khơng thống nhất. Hơn nữa, quyền im lặng cịn chính là quyền con người. Pháp luật cũng đã ghi nhận quyền con người trong Hiến pháp.39 Để đảm bảo cho tính thống nhất của pháp luật TTHS, chúng ta cần nên ghi nhận quyền im lặng.

1.4.3 Ghi nhận quyền im lặng góp phần hạn chế tiêu cực trong việc áp dụng pháp luật luật

Việc ghi nhận quyền im lặng khơng chỉ nhằm mục đích bảo về quyền của người bị buộc tội mà nó cịn góp phần hạn chết tiêu cực trong việc áp dụng pháp luật. Xuất phát từ hoạt động lấy lời khai, các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đã vi phạm pháp luật qua việc lấy lời khai từ “bức cung, nhục hình.” Việt Nam là thành viên của Cơng ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục (1984), do đó việc thể chế hóa các quy định của Điều ước là nhiệm vụ pháp luật Viêt Nam khi tham gia vào công ước. Tại Điều 2 của Công ước cũng quy định rõ:

“Điều 2.

1 Mỗi Quốc gia thành viên phải thực hiện các biện pháp lập pháp, hành pháp, tư pháp, hoặc các biện pháp hiệu quả khác để ngăn chặn các hành vi tra tấn trên bất cứ khu vực lãnh thổ nào thuộc quyền tài phán của mình.

38 Vấn đề nay đã được đề cập, phân tích ở phần “Bản chất quyền im lặng”.

37

2. Khơng có bất kỳ hồn cảnh ngoại lệ nào, cho dù là trong tình trạng chiến tranh, hoặc đang bị đe doạ bởi chiến tranh, mất ổn định chính trị trong nước hoặc bất kỳ tình trạng khẩn cấp nào có thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn.

3. Mệnh lệnh của quan chức hay của cơ quan có thẩm quyền cấp trên khơng thể được viện dẫn để biện minh cho việc tra tấn.”

Đảm bảo quyền im lặng cũng chính là biện pháp ngăn chặn hành vi tra tấn. Bởi lẽ, nếu người bị buộc tội được giữ im lặng, cơ quan THTT và người THTT sẽ khơng có cơ hội sử dụng các biện pháp bức cung hay nhục hình. Các biện pháp trên mục đích cuối cùng cũng chỉ là lấy lời khai, cung cấp chứng cứ cho vụ án. Vậy nên, nếu quyền im lặng được thực thi thì các biện pháp trên cũng khơng được áp dụng, nếu có áp dụng đi chăng nữa thì lời khai của người bị bộc tội cũng khơng có giá trị pháp lý do vi phạm nghiêm trọng trình tự, thủ tục trong quá trình tố tụng. Cũng cần lưu ý rằng, lời khai của người bị buộc tội không phải là chứng cứ duy nhất để buộc tội họ. Trách nhiệm xác định sự thật của vụ án thuộc về cơ quan THTT.40 Do đó, trong hoạt động chứng minh tội phạm, cơ quan THTT cần phải thu thập nhiều nguồn chứng cứ chứ không chỉ dựa vào lời khai của người bị buộc tội là chứng cứ để sau đó quy kết cho họ là có hay khơng có phạm tội.

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)