Đặc điểm cơ bản trong tố tụng hình sự Trung Quốc

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 72 - 111)

CHƯƠNG 1 : NHẬN THỨC CHUNG VỀ QUYỀN IM LẶNG

2.4 Tìm hiểu pháp luật tố tụng hình sự Trung Quốc

2.4.2 Đặc điểm cơ bản trong tố tụng hình sự Trung Quốc

Pháp luật TTHS Trung Quốc có những điểm tương đồng như pháp luật TTHS Việt Nam ở các nguyên tắc TTHS như ngun tắc suy đốn vơ tội, cả hai hệ thống pháp luật tố tụng đều chưa có sự ghi nhận quyền im lặng của người bị buộc tội mà chỉ tồn tại những quy định gián tiếp công nhận quyền này.

(1) Ngun tắc suy đốn vơ tội

Luật TTHS Trung Quốc có cấu trúc tương tự như luật TTHS Việt Nam khi có một chương riêng quy định về các nguyên tắc, trong đó có các ngun tắc như suy đốn vơ tội, đối xử với nghi phạm hoặc bị cáo như người vô tội cho đến khi chứng minh được là họ có tội,… Tuy chưa có sự ghi nhận về quyền im lặng của người bị buộc tội nhưng pháp luật TTHS Trung Quốc cũng đã có sự quy định gián tiếp về quyền này như các quy tắc đã được đề cập ở trên, cụ thể là tại Điều 12 BLTTHS sửa đổi 2013 của Trung Quốc: "Không

67

Quy định này xuất phát từ ngun tắc suy đốn vơ tội, nội dung của quy tắc này cũng được thể hiện rõ trong khoản Điều 31 Hiến pháp sửa đổi 2013 của nước ta:"1. Người bị

buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật."

Nếu như trước đây, Trung Quốc không những không ghi nhận quyền im lặng mà cịn khơng quy định ngun tắc suy đốn vơ tội trong TTHS, thì bây giờ nguyên tắc này đã được công nhận trong BLTTHS nước này. Đây là điểm đột phá cực kỳ quan trọng trong TTHS Trung Quốc khi đưa điều khoản này vào trong luật TTHS. Sở dĩ nhóm tác giả cho rằng đây là điểm đột phá vì trước đây trong lịch sự đã có khá nhiều học giả luật đề xuất áp dụng nguyên tắc suy đốn vơ tội nhưng sau đó bị chỉ trích cơng khai và bị đưa về vùng nông thôn làm ruộng để cải tạo lại.90

Việc quy định ngun tắc suy đốn vơ tội bắt nguồn từ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về quan tồ, Kiểm sát viên và cơng an, những chủ thể này phải thu thập nhiều loại chứng cứ để chứng minh nghi phạm hoặc bị cáo có tội hay vơ tội.91 Trong TTHS Việt Nam, trách nhiệm này cũng thuộc vê cơ quan nhà nước: "Điều 9 BLTTHS năm 2003 đã quy định “khơng ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tịa án có hiệu lực pháp luật”.

Vì vậy, giá trị cốt lõi của ngun tắc suy đốn vơ tội nói chung là việc đối xử như thế nào với người bị buộc tội trước khi có phán quyết cuối cùng, họ cần được đối xử như những người vơ tội, từ đó có thể suy luận rằng trách nhiệm chứng minh tội phạm nên thuộc về cơ quan điều tra, cơ quan cơng tố có thẩm quyền. Qua quy định về ngun tắc suy đốn vơ tội, có thể hình dung được phần nào quy định ngầm thể hiện quyền im lặng của người bị buộc tội trong pháp luật TTHS Trung Quốc. Và thấy được sự tương đồng của pháp luật TTHS hai nước khi đều có sự quy dịnh gián tiếp quyền im lặng trong pháp luật của nước mình.

(2) Các quy định khác

Bộ luật TTHS Trung Quốc đã được sửa đổi và chính thức có hiệu lực vào ngày 1/1/2013. Mặc dù bộ luật sửa đổi này đã thể hiện được sự coi trọng ngày càng cao quyền

90 Những mơ hình tố tụng trên thế giới, đã trích dẫn số 62, tr. 89.

68

con người cũng như việc đảm bảo những quyền này trong quá trình tố tụng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân ở mức tối đa nhưng quy định về quyền im lặng thì vẫn chưa được ghi nhận.

Cũng như nước ta, tình trạng bức cung, nhục hình vẫn cịn tồn tại ở khá nhiều nơi; những vụ án oan, án sai cũng xuất hiện ngày một nhiều trong những năm gần đây. Sở dĩ để xảy ra hậu quả nghiêm trọng như vậy, cũng xuất phát một phần từ và những thiếu sót trong TTHS. Giáo sư Vương Mẫn Viễn, Phó Chủ tịch Hội Nghiên cứu Luật Tố tụng hình sự thuộc Hội Luật học Trung Quốc cho rằng, việc xảy ra những án oan, án giả và án sai là do tồn tại một số hiểu lầm trong thực tiễn tư pháp: "Rất nhiều người tồn tại nhận thức lệch lạc đối với nhiệm vụ của Luật Tố tụng hình sự, cho rằng tố tụng hình sự tức là cơ quan chức năng phát hiện, phơi bày, chứng thực và trừng phạt tội phạm. Để thực hiện mục đích này, có người cho rằng cần phải không tiếc mọi biện pháp, không cần lo nghĩ quá nhiều về thủ đoạn và trình tự. Theo nhận xét của cá nhân tơi, việc truy tố tội phạm bằng phương thức xâm phạm nhân quyền, đó khơng những là thủ đoạn dã man, mà mục tiêu của tố tụng hình sự cũng sẽ bị bóp méo. Bức cung hình sự thường dẫn đến án oan và án sai".92

Luật Tố tụng hình sự sửa đổi này của Trung Quốc có những nét khác biệt khi hạn chế quyền của cơ quan Nhà nước cũng như tôn trọng quyền con người hơn để tránh gây nên án oan, án giả và án sai. Ví dụ như trong Điều lệ chung, bộ luật mới này đã tăng thêm quy định "không được cưỡng bức bất cứ ai tự chứng thực có tội". Một quy định khác nhằm quy định gián tiếp quyền im lặng của người bị buộc tội chính là những lời khai có được từ việc tra tấn, đe doạ, bạo lực đều khơng có giá trị và bị loại trừ.93

Trong pháp luật TTHS Trung Quốc quy định năm biện pháp bắt buộc trong giai đoạn điều tra, trong đó có biện pháp triệu tập để tra hỏi hoặc còn gọi là trình diện bắt buộc (ju chuan). Trong giai đoạn này, các quy tắc về thẩm vấn nghi phạm được quy định chặt chẽ, đặc biệt quy định về phương pháp thẩm vấn "nghi phạm phải trả lời trung thực

92Việc Trung Quốc thực thi Luật Tố tụng hình sự mới 2013 sẽ là thách thức lớn đối với cơ quan công quyền, [http://vietnamese.cri.cn/481/2013/01/07/1s181772.htm] (truy cập ngày 21/4/2015).

93 Điều 54 BLTTHS quy định rằng nếu nghi phạm bị sử dụng tra tấn và phương pháp bất hợp pháp khác để thu thập, những lời thú nhận của các phương pháp bất hợp pháp bị cáo và nhân chứng chứng sử dụng bạo lực, đe dọa thu thập lời khai của nạn nhân, cần được loại trừ. Thu thập chứng cứ, tài liệu chứng cứ không đáp ứng các thủ tục pháp lý mà có thể ảnh hưởng nghiêm trọng cơng lý và cần được sửa chữa hoặc thực hiện một lời giải thích hợp lý, khơng sửa chữa hoặc làm cho một lời giải thích hợp lý, các bằng chứng cần được loại trừ

69

những câu hỏi của điều tra viên, nhưng nghi phạm có quyền tư chối tả lời những câu hỏi không liên quan."94

Một câu hỏi đặt ra trong quy định này là mặc dù luật yêu cầu người bị buộc tội phải trả lời trun thực câu hỏi nhưng lại không hề quy định chế tài áp dụng khi người bị buộc tội khơng khai báo đúng tình tiết sự việc. Hơn nữa, pháp luật TTHS Trung Quốc cho phép người bị buộc tội có quyền từ chối trả lời những câu hỏi không liên quan đến vụ án, thiết nghĩ quy định như vậy thật sự không thiết thực. Trên thực tế các cơ quan điều tra, thẩm vấn luôn là người xác định câu hỏi cho người bị buộc tội, việc xem xét câu hỏi đó có liên quan tới vụ án khơng cũng do họ, bởi vậy, vơ hình chung quyền từ chối trả lời câu hỏi không liên quan trở thành vô nghĩa đối với nghi phạm.95

KẾT LUẬN MỤC 2.4

Tóm lại, cả Việt Nam và Trung Quốc đều có những quy định gián tiếp ghi nhận quyền im lặng như nguyên tắc suy đốn vơ tội - một ngun tắc vơ cùng quan trong đi cùng với quyền im lặng, quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, và giá trị pháp lý của những chứng cứ bất hợp pháp có được khi lấy lời khai của người bị buộc tội. Qua nghiên cứu pháp luật TTHS Trung Quốc - một quốc gia chưa có sự ghi nhận quyền im lặng của người bị buộc tội, nhóm tác giả muốn hiểu rõ về những nét tương đồng giữa pháp luật TTHS Trung Quốc và Việt Nam, nhất là khi Bộ luật TTHS Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi và từ đó rút ra những ưu và nhược điểm khi quy định quyền này trong TTHS nước ta.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua quá trình nghiên cứu quy định về quyền được im lặng trong pháp luật TTHS của bốn nước Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhóm tác giả thấy rõ được những ưu điểm của quyền này trong việc đảm bảo quyền con người của người bị buộc tội. Đức và Hoa Kỳ đều đảm bảo thực thi quyền này cho người bị buộc tội trong mọi giai đoạn TTHS, Nhật Bản tuy mới chỉ đảm bảo trong giai đoạn xét xử nhưng cũng đã có sự ghi nhận quyền này như một quyền con người của người bị buộc tội nhằm bảo vệ quyền lợi của họ. Việc quy định quyền này không những bảo vệ sự công bằng của luật pháp, tránh áp đặt hay bức cung đối với một cuộc điều tra khi khơng có sự hiện diện của luật sư đại

94 Điều 118 Can phạm để điều tra đặt câu hỏi nên trả lời trung thực. Nhưng câu hỏi khơng liên quan đến vụ án, có quyền từ chối trả lời

70

diện cho người bị buộc tội mà cịn là cơng cụ bảo vệ quyền con người giúp người bị buộc tội bảo vệ được quyền, lợi ích của họ. Vì vậy, theo nhóm tác giả, việc ghi nhận quyền im lặng vào pháp luật TTHS Việt Nam bây giờ là rất cần thiết khi mà BLTTHS nước ta đang được tiến hành sửa đổi.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH QUYỀN IM LẶNG VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THỰC THI QUYỀN IM LẶNG TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM

Qua nội dung của Chương I và Chương II, quyền im lặng đã được chứng minh là một quyền quan trọng trong những quyền con người của người bị buộc tội. Việt Nam đã có một cơ sở pháp lý vững chắc để ghi nhận quyền im lặng vào hệ thống pháp luật. Tuy nhiên, nhóm tác giả nhận ra cịn nhiều ý kiến trái chiều về việc có nên ghi nhận quyền im lặng cũng như những hệ quả khi quy định quyền này vào hệ thống pháp luật TTHS Việt Nam.

Do đó, trong phạm vi Chương III nhóm tác giả sẽ tìm hiểu, đánh giá những quy định của pháp luật TTHS Việt Nam về quyền im lặng cũng như những ưu điểm và hạn chế khi quy định quyền im lặng vào hệ thống pháp luật TTHS. Từ đó, nhóm tác giả sẽ đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật TTHS về quyền im lặng cũng như các giải pháp nhằm góp phần nâng cao khả năng thực thi có hiệu quả quyền im lặng tại Việt Nam.

3.1: Đánh giá về việc áp dụng quyền im lặng trong tố tụng hình sự Việt Nam 3.1.1 Cơ sở pháp lý cho việc ghi nhận quyền im lặng

Những Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và những quy định trong hệ

thống pháp luật quốc gia đã tạo ra một cơ sở pháp lý vững chắc cho việc ghi nhận quyền im lặng. Những cơ sở này vừa là sự thể hiện nền tư pháp hình sự tơn trọng quyền con người của Việt Nam vừa là yêu cầu, đòi hỏi Việt Nam phải cải cách, hoàn thiện nền tư pháp nước nhà. Trong đó:

71

Với tư cách là thành viên của Cơng ước về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR 1966) kể từ năm 1982, Việt Nam có nghĩa vụ đảm bảo các quyền con người trong ICCPR. Trong đó, theo Điểm g Khoản 3 Điều 14 ICCPR thì: “Khơng ai buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận là mình có tội”. Hội đồng quyền con người của Liên hợp quốc (HRC) cũng thơng qua Bình luận chung số 13 (General Comment No.13) năm 1984, sau đó, được thay thế bằng Bình luận chung số 32 (General Comment No.32) để giải thích về quy định này. Trong đó, tại đoạn 41 của Bình luận chung số 32, HRC giải thích rằng: Điều 14 khoản 3 (g) đảm bảo quyền khơng phải làm chứng chống lại chính mình hoặc phải tự thú nhận tội. Đảm bảo này cần được hiểu theo nghĩa khơng có sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc áp lực tâm lý từ các cơ quan điều tra đối với bị can nhằm ép cung. Không chấp nhận đối xử với bị can theo cách trái với Điều 7 của Công ước để buộc bị can phải thú tội. Pháp luật quốc gia phải đảm bảo rằng các lời nói hoặc lời nhận tội thu được trái với nguyên tắc của Điều 7 Công ước không được coi là chứng cứ, trừ khi chúng được sử dụng làm bằng chứng của việc tra tấn hoặc những đối xử khác trái với quy định này; do đó, trách nhiệm của nhà nước là phải đảm bảo rằng những lời khai của bị cáo là do họ tự nguyện96. Như vậy, Việt Nam có nghĩa vụ phải đảm bảo cho người bị buộc tội quyền được tự nguyện khai báo mà không chịu bất kỳ đối xử trái pháp luật nào cũng như cơ chế đảm bảo khi quyền này của họ bị xâm hại. Tức là, không chỉ ghi nhận quyền im lặng vào pháp luật mà còn cần phải thực thi quyền này trên thực tế.

Công ước quốc tế về các quyền trẻ em cũng có ghi nhận tại điểm b(iv) khoản 2 Điều 40 rằng: “Không bị ép buộc phải đưa ra lời khai hoặc nhận tội; được thẩm vấn hoặc yêu cầu thẩm vấn những người làm chứng chống lại mình.” Quy định trên đã cho thấy pháp luật quốc tế có một sự bảo đảm tuyệt đối về quyền im lặng cho trẻ em trong TTHS. Với tư cách là thành viên của hai công ước trên, việc Việt Nam chưa ghi nhận quyền này vào hệ thống pháp luật là chưa đảm bảo đầy đủ các cam kết quốc tế và chưa thực hiện một chính sách pháp luật tơn trọng quyền con người một cách triệt để.

Bên cạnh đó, việc phê chuẩn Cơng ước chống tra tấn và các hình thức trừng phạt hay đối xử tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục (CAT năm 1984) đã tạo thêm một ràng buộc

96UN Human Rights Committee (HRC), General comment no. 32, Article 14, Right to equality before courts and

72

quốc tế yêu cầu Việt Nam phải xây dựng một nền pháp luật tôn trọng quyền con người và đặc biệt là trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Theo nội dung Cơng ước CAT 1984, thuật ngữ “tra tấn” có nghĩa là bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc khổ đau nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thơng tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe doạ hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và khổ đau đó do một cơng chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một cơng chức. Đồng thời, Cơng ước CAT cịn u cầu “mỗi Quốc gia thành viên phải bảo đảm rằng bất kỳ phát ngôn nào được đưa ra do kết quả của sự tra tấn sẽ không được sử dụng làm bằng chứng trong bất kỳ giai đoạn tố tụng nào, trừ khi để làm

Một phần của tài liệu Quyền im lặng trong tố tụng hình sự lý luận và thực tiễn (luận văn thạc sỹ luật học) (Trang 72 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)